Phán quyết của Tòa án quốc tế và khuyến nghị của Ủy ban hòa giả

Một phần của tài liệu Vấn đề khai thác chung giữa Việt Nam và các nước trong khu vực biển Đông (Trang 50 - 53)

Với tính chất là một loại nguồn bổ trợ của Luật quốc tế hiện đại theo khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế, phán quyết của Tòa án quốc tế và các khuyến nghị của Ủy ban hòa giải về các vụ việc không phải là nghĩa vụ đối với các quốc gia, nếu như không được các quốc gia chấp nhận trong một vụ việc cụ thể. Tuy nhiên, các phán quyết của Tòa án quốc tế hoặc khuyến nghị Ủy ban hòa giải rất có quyền lực và đầy tính thuyết phục này có thể trở thành cơ sở pháp lý để các quốc gia tiến đến một thỏa thuận KTC. Điển hình nhất là Phán quyết của Tòa án quốc tế trong vụ TLĐ biển Bắc năm 1969 và khuyến nghị của Ủy ban hòa giải trong vụ phân định TLĐ Nauy và Aixơlen.

Trong vụ TLĐ biển Bắc năm 1969 về tranh chấp phân định TLĐ giữa Cộng hòa liên bang Đức, Hà Lan và Đan Mạch. Tòa án công lý quốc tế (ICJ) trong phán quyết của mình đã phân tích về các nguyên tắc áp dụng để phân định TLĐ trong hoàn cảnh thực tế của vụ việc, và đề cập đến khả năng các quốc gia có thể quyết định “…một cơ chế tài phán, sử dụng hoặc KTC cho các vùng chồng lấn hoặc bất kỳ một phần nào của các vùng chồng lấn đó”.

Đối với phân định TLĐ, Tòa án cho rằng có thể giải quyết hoặc phân chia các vùng chồng lấn bằng con đường thỏa thuận, hoặc bằng cách phân chia thành các phần đều nhau nếu thỏa thuận không đạt được, hoặc bằng thỏa thuận KTC - giải pháp cuối cùng đặc biệt có vẻ thích hợp cho việc duy trì hợp nhất mỏ [29, tr 87]. Phán quyết của Tòa án công lý quốc tế trong vụ việc này là cơ sở pháp lý quan trọng cho các quan hệ KTC.

Năm 1980, một Ủy ban hòa giải quốc tế được thành lập theo đề nghị của Nauy và Aixơlen để giải quyết việc phân định TLĐ giữa hai nước mà

trước đó hai bên đã có một quá trình đàm phán căng thẳng nhưng không có kết quả. Sau một thời gian nghiên cứu, Ủy ban hòa giải đã khuyến nghị hai nước rằng “nguồn dầu khí trong khu vực chồng lấn giữa hai quốc gia nên được khai thác chung”. Cuối cùng, hai quốc gia chấp thuận phương án KTC của Ủy ban hòa giải, ngày 22-10-1981 hai bên đã tiến hành ký thỏa thuận về TLĐ, trong đó có xác định khu vực hai bên tiến hành KTC có diện tích khoảng 45.470 km2 vắt ngang lên đường ranh giới phân định TLĐ.

Bên cạnh các loại nguồn chủ yếu trên, hoạt động KTC còn chịu sự điều chỉnh của nhiều điều ước quốc tế chuyên ngành khác như Công ước về các đàn cá xuyên biên giới và các đàn cá di cư xa năm 1995; Bộ quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm của FAO năm 1995; Công ước về đa dạng sinh học năm 1992; các văn kiện về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường biển, các thỏa thuận về tuần tra chung hoặc tìm kiếm cứu nạn trong khu vực…

Kết luận chƣơng 1

Khai thác chung là thỏa thuận quốc tế được xác lập bởi sự thỏa thuận giữa các quốc gia (hoặc giữa các công ty được các quốc gia ủy quyền) để thiết lập cơ chế hợp tác cùng thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên biển tại một vùng biển nhất định (vùng biển chưa được phân định hoặc đã được phân định), quản lý các hoạt động liên quan đến việc thăm dò, khai thác phù hợp với luật pháp quốc tế, để cùng chia xẻ lợi nhuận thu được trên cơ sở chủ quyền của các quốc gia đối với vùng biển đó theo luật biển quốc tế. Thực tiễn, các thỏa thuận KTC được xác lập khá đa dạng về mô hình và mức độ hợp tác; ở cả vùng biển chưa được phân định cũng như đã được phân định; có thể là hợp tác khai thác tài nguyên sinh vật, tài nguyên phi sinh vật;… Dưới góc độ pháp lý, việc xác lập các thỏa thuận KTC không phải là nghĩa vụ pháp lý bắt buộc đối với các quốc gia, song có vai trò rất quan trọng trong đời sống pháp lý quốc tế. Nổi bật nhất, KTC là giải pháp tạm thời có tính chất thực tiễn cho

phép các quốc gia ven biển tránh được những mâu thuẫn, bất đồng để khai thác tài nguyên biển phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, trong điều kiện tranh chấp về phân định biển chưa được giải quyết dứt khoát. Ở những vùng biển đã được phân định, KTC được xác lập để khai thác tài nguyên biển ở khu vực ranh giới, bảo đảm lợi ích công bằng giữa các quốc gia đối với việc khai thác tài nguyên sinh vật trong môi trường đồng nhất là biển hoặc khai thác dầu khí trong trường hợp cấu tạo mỏ dầu và khí được xác định là nằm vắt ngang đường phân định. Hợp tác KTC còn là cơ sở để các quốc gia ven biển thực hiện các nghĩa vụ pháp lý quốc tế do Công ước 1982 nói riêng và pháp luật quốc tế nói chung quy định, góp phần giải tỏa căng thẳng, tăng cường sự hợp tác và hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia trong quá trình đàm phán phân định biển, giữ ổn định tình hình ở khu vực biển có tranh chấp.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Vấn đề khai thác chung giữa Việt Nam và các nước trong khu vực biển Đông (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)