Vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông

Một phần của tài liệu Vấn đề khai thác chung giữa Việt Nam và các nước trong khu vực biển Đông (Trang 55 - 63)

Việt Nam là quốc gia ven Biển Đông có chiều dài bờ biển khoảng 3260 km, trải qua 16 vĩ độ (giữa vĩ tuyến 70 Bắc và vĩ tuyến 230 Bắc), Biển Đông

có vai trò đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng… Đồng thời, Việt Nam có vị thế đặc biệt về biển. Cụ thể:

- Việt Nam là quốc gia có bờ biển dài, trung bình 100 km2 đất liền Việt Nam có 1 km bờ biển (đứng đầu các nước trong khu vực, cao hơn tỷ lệ trung bình trên thế giới là tỷ lệ 600 km2/1 km bờ biển), với 29/64 tỉnh và thành phố ven biển. Việt Nam có hai hệ thống sông lớn là Sông Hồng và Sông Cửu Long đổ ra Biển Đông. Không kể hai quốc gia quần đảo là In-đô-nê-xia và Phi-lip-pin, Việt Nam là quốc gia có nhiều đảo nhất trong khu vực với 2773 hòn đảo ven bờ với diện tích khoảng 1630 km2

(đảo lớn nhất là đảo Phú Quốc 567km2, đảo Cái Bầu 194 km2, đảo Cát Bà 150 km2…).

- Theo Công ước 1982, Việt Nam có quyền mở rộng các vùng biển (vùng ĐQKT và TLĐ) thuộc quyền tài phán của mình phù hợp với luật pháp quốc tế. Từ đó, có điều kiện để Việt Nam nâng cao vị thế của mình trong khu vực, phát triển kinh tế biển, giao thông vận tải biển, khai thác tài nguyên thiên nhiên do biển mang lại. Hầu hết các tuyến đường hàng hải quốc tế đi qua Biển Đông đều đi qua các vùng biển thuộc quyền tài phán của Việt Nam là điều kiện để phát triển cảng biển, dịch vụ hàng hải và tìm kiếm cứu nạn. Cảng Hải Phòng và cảng Sài Gòn là các cảng quốc tế lớn và quan trọng trong khu vực. Dịch vụ quá cảnh cũng được phát triển cho các quốc gia láng giềng như Lào (quốc gia không có biển), Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc (các nước có vùng lãnh thổ nằm sâu trong đất liền).

Tuy nhiên, cũng chính từ quy định của Công ước 1982 về TLĐ và vùng ĐQKT, Việt Nam đã và đang gặp phải những thách thức lớn về tranh chấp chủ quyền đối với các vùng biển từ các quốc gia trong khu vực Biển Đông, thách thức đối với việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo các chuẩn mực pháp lý quốc tế. Việt Nam có đường biên giới biển Trung Quốc và Campuchia, có đường ranh giới vùng ĐQKT và TLĐ với hầu hết các

nước xung quanh Biển Đông. Ngoài việc đã đạt được một số thoả thuận quốc tế quan trọng liên quan đến việc phân định biển (1.Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và Chính phủ Vương Quốc Thái Lan về phân định ranh giới trên biển giữa hai nước trong Vịnh Thái Lan ký ngày 09- 8-1997; 2.Hiệp định giữa nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa về phân định lãnh hải, vùng ĐQKT và TLĐ của hai nước trong Vịnh Bắc Bộ ký ngày 25-12-2000; 3.Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà In-đô-nê-xia về phân định ranh giới TLĐ ký ngày 26-6-2003), Việt Nam còn phải giải quyết rất nhiều tranh chấp phức tạp về biển, việc giải quyết các tranh chấp là khó khăn: tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, bảo vệ chủ quyền đối với các vùng biển phía Nam của Việt Nam, phân định biển với các quốc gia có chồng lấn TLĐ và ĐQKT.

- Với Campuchia: đến nay Việt Nam và Campuchia chưa ký được thoả thuận về phân định biển, mà mới chỉ ký được Hiệp định vùng nước lịch sử chung Việt Nam – Campuchia vào năm 1982. Hiệp định này đã vận dụng Công ước 1982 và căn cứ hoàn cảnh thực tế để xác định vùng biển giữa đảo Phú Quốc - Thổ Chu - Poulo Wai và bờ biển Campuchia có đủ điều kiện là vùng nước lịch sử chung giữa hai nước. Hiệp định xác định giới hạn cụ thể “vùng nước lịch sử” thuộc chế độ nội thuỷ chung của hai nước và lấy đường Brévie được vạch năm 1939 là đường phân chia đảo trong khu vực. Đường Brévie được vạch ra theo bức thư số 867-API ngày 31-01-1939 của toàn quyền Đông Dương J.Brévie phân chia quyền quản lý hành chính và cảnh sát trên các đảo ở phía bắc đường này cho Campuchia, còn các đảo phía nam đường này thuộc quyền quản lý của chính quyền Nam Kỳ. Mặc dù vậy, hai quốc gia chưa tìm thấy bản đồ thể hiện đường Brévie đính theo bức thư, vì vậy vẫn còn cách hiểu khác nhau về đường này. Năm 1991, phía Campuchia

đơn phương công bố chia lô đấu thầu dầu khí trên vùng biển hai nước theo đường Brévie, phía Việt Nam có ý kiến phản đối. Tháng 9-1991, Việt Nam và Campuchia đã thống nhất (ở một cuộc họp cấp chuyên viên) ngoài vùng nước lịch sử chung, tạm thời hai bên có thể thăm do khai thác, nhưng không vượt quá đường trung tuyến giữa đảo Thổ Chu và đảo Poulo Wai [31, tr 338]. Trong tương lai, hai quốc gia phải đàm phán hoạch định đường ranh giới xác định lãnh hải, vùng ĐQKT và TLĐ giữa hai nước trong và ngoài vùng nước lịch sử chung, cũng như phải giải quyết tranh chấp ba bên Việt Nam - Thái Lan - Campuchia trong Vịnh Thái lan.

- Với Ma-lay-xia: Giữa Việt Nam và Ma-lay-xia tồn tại một vùng chồng lấn vùng biển và TLĐ rộng khoảng 2.800 km2. Về bản chất, tranh chấp về quyền chủ quyền giữa hai quốc gia đối với TLĐ là sự bất đồng giữa các bên về hiệu lực của các đảo ven bờ và đảo nhỏ, hai bên đều sử dụng phương pháp đường trung tuyến nhưng từ các điểm cơ sở khác nhau. Đường yêu sách của Ma-lay-xia thể hiện trên hải đồ của Ma-lay-xia năm 1979 có tính đến hiệu lực của hai đảo nhỏ (Redang và Tagon) của Ma-lay-xia, nhưng không tính đến hiệu lực của đảo Hòn Khoai của Việt Nam. Đảo Hòn Khoai cách bờ biển Việt Nam 6,5 hải lý, nằm lận cận sát cạnh đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam theo Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam ngày 12-11- 1982 (đoạn A2 - A3 nối đảo Đá Lẻ với đảo Tài Lớn). Năm 1977, Tổng cục dầu khí Việt Nam công bố đường ranh giới TLĐ Việt Nam (trùng với đường yêu sách về TLĐ do chính quyền Việt Nam Cộng hòa công bố năm 1971) vạch ra giữa đảo Hòn Khoai và bờ biển Ma-lay-xia [30, tr 112]. TLĐ ở khu vực chồng lấn 2.800 km2 này lại có tiềm năng lớn về dầu khí, ngày 5-6-1992 Việt Nam đã ký với Ma-lay-xia Bản ghi nhớ về KTC dầu khí trong vùng xác định là vùng chồng lấn này. Tranh chấp phân định biển giữa các bên chưa được giải quyết. Hy vọng, thoả thuận KTC đã ký kết và đang thực hiện góp

một phần vào việc các bên đạt được thoả thuận cuối cùng về phân định biển. Bên cạnh đó, giữa ba quốc gia Thái Lan, Việt Nam và Ma-lay-xia còn tồn tại vùng chồng lấn có diện tích khoảng 800 km2 chưa được giải quyết, khu vực chồng lấn ba bên này đang thuộc về vùng KTC giữa Thái Lan và Ma-lay-xia có diện tích 7.250 km2 theo Thỏa thuận ghi nhớ năm 1979.

- Với Trung Quốc: ngày 25-12-2000, Việt Nam và Trung Quốc đã ký

“Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng ĐQKT và TLĐ của hai nước trong Vịnh Bắc Bộ”, Hiệp định đã có hiệu lực kể từ ngày 30-6-2004. Ngoài ra, hai quốc gia còn phải đàm phán về phân định biển bên ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ để phân định TLĐ và vùng ĐQKT theo các tiêu chí của Công ước 1982.

- Quần đảo Hoàng Sa [30, tr 160] gồm trên 30 đảo, đá, cồn san hô và bãi cạn, trên vùng biển rộng khoảng 15.000 km2, nằm ở khu vực biển giữa vĩ độ 15045’Bắc - 17015’ Bắc và kinh độ 1110

Đông - 1130 Đông, cách cù lao Ré đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi - Việt Nam) khoảng 120 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 140 hải lý. Diện tích toàn bộ phần nổi của đảo khoảng 10 km2, đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm có diện tích khoảng 1,5 km2

. Quần đảo Hoàng Sa chỉ gồm một số đảo nhỏ, không có dân cư sinh sống, nhưng nằm giữa một khu vực có tiềm năng lớn về hải sản và trữ lượng dầu mỏ, có vị trí chiến lược trong Biển Đông về quân sự, giao thông trên biển và trên không. Chủ quyền đối với một phần hay toàn bộ quần đảo Hoàng Sa là vô cùng có ý nghĩa. Sau khi người Pháp rút, tháng 4 năm 1956 Việt Nam Cộng hoà thay thế Pháp giữ chủ quyền quần đảo. Riêng hai đảo lớn nhất là Phú Lâm và Linh Côn đã bị Trung Quốc bí mật chiếm trước khi quân đội Việt Nam Cộng hòa ra đóng quân. Ngày 19-01-1974 Trung Quốc chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa khi quân đội của họ tấn công quân đồn trú Việt Nam Cộng hòa và chiếm các đảo phía Tây. Ngày 20-01-1974, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam đã ra bản Tuyên bố phản đối hành động này của

phía Trung Quốc… Việc để mất quần đảo Hoàng Sa đã có tác động xấu đến nghề cá và dự báo khí tượng thủy văn của Việt Nam (khó khăn cho công tác dự báo bão xa, đặt trạm phát tín hiệu trên Biển Đông, công tác cứu hộ, cứu nạn các tàu cá khi gặp thiên tai, nhiều khó khăn trong việc bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của ngư dân Việt Nam trên Biển Đông). Phức tạp và nghiêm trọng hơn, việc mất quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa tạo cơ sở cho Trung Quốc tiếp tục yêu sách bành trướng lãnh thổ, lãnh hải về phía nam. Trung quốc, thông qua việc công bố bản đồ Nam Hải chư đảo do Trung Hoa dân quốc xuất bản năm 1947 và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa in lại năm 1950, đưa ra đường đứt khúc 9 đoạn (đường lưỡi bò) gộp 80% diện tích Biển Đông và toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa coi đó là vùng nước lịch sử đặt trong chế độ nội thuỷ, đã đưa ra yêu sách về lãnh hải và TLĐ bao gồm phần lớn Biển Đông, tới tận lãnh hải Ma-lay-xia. Ngày 15-5- 1996 Trung Quốc quy định đường cơ sở quần đảo Hoàng Sa trong Tuyên bố hệ thống đường cơ sở của Trung Quốc. Đường này gồm 28 điểm nối liền các điểm nhô ra xa nhất của các đảo, đá, bãi cạn nửa nổi nửa chìm ngoài cùng thuộc quần đảo. Diện tích biển mà hệ đường cơ sở này bao lấy là khu vực rộng 17.300 km2 được Trung Quốc đặt vào chế độ nội thuỷ. Từ đó, Trung Quốc cho rằng Hoàng Sa tiếp tục có lãnh hải, vùng ĐQKT và TLĐ chồng lấn với các vùng biển thuộc miền Trung của Việt Nam. Việc làm này của Trung Quốc vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, và vi phạm luật quốc tế về việc vạch đường cơ sở vì Hoàng Sa không phải là quốc gia quần đảo và không phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Điều 121.3 Công ước 1982 quy định “những đảo đá nào không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng ĐQKT và TLĐ”.

- Quần đảo Trường Sa [30, tr 160-161] nằm ở khoảng vĩ độ 6005’ Bắc - 12000’ Bắc và kinh độ 111030’ Đông - 117020’ Đông, cách Cam Ranh khoảng

248 hải lý. Quần đảo có diện tích khoảng 160.000 km2 - 180.000 km2, trên 100 đảo, đá, bãi cạn nửa nổi, nửa chìm, được chia thành 8 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên. Đảo lớn nhất là đảo Ba Bình với diện tích khoảng 0,5 km2. Có nhiều quốc gia tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo này và chiếm đóng quân sự: Việt Nam có mặt trên 9 đảo, 12 bãi cạn nửa nổi nửa chìm; Trung Quốc chiếm đóng trên 7 bãi cạn nửa nổi, nửa chìm; Đài Loan chiếm đóng 1 đảo và một bãi cạn nửa nổi, nửa chìm; Phi-lip-pin chiếm đóng trên 7 đảo, 1 đá và 1 bãi cạn nửa nổi, nửa chìm; Ma-lay-xia chiếm đóng trên 3 đá và 2 bãi cạn nửa nổi nửa chìm. Các quốc gia khác đều đưa ra các yêu sách về chủ quyền toàn bộ hay một phần đối với quần đảo Trường Sa bằng cách lý giải của mình, không căn cứ theo quy định của luật pháp quốc tế, hay không có giá trị pháp lý, hoặc áp dụng pháp luật quốc tế không phù hợp. Trung Quốc khẳng định rằng, vì các lý do lịch sử, 80% Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc, cụ thể hóa khẳng định đó, tháng 5-1992 Chính phủ Trung Quốc, thông qua Công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã cấp đặc nhượng cho Công ty dầu khí Mỹ Crestone quyền thăm dò trên một diện tích 9.700 hải lý vuông tại vùng biển thuộc khu vực các bãi Phúc Tần, Phúc Nguyên, Tư Chính, Huyền Trân nằm trên TLĐ của Việt Nam giữa bờ biển Việt Nam và quần đảo Trường Sa (người Trung Quốc gọi đó là vùng Vạn An Bắc). Phi-lip-pin bắt đầu chiếm đóng một số đảo trên quần đảo Trường Sa từ những năm 70 của thế kỷ 19, Tổng Thống Marcos đã công bố Sắc lệnh ký ngày 11-6-1978 coi toàn bộ quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ của Phi-lip-pin (trừ đảo Trường Sa) và đặt tên cho quần đảo là Kalayaan. Quốc gia bộc lộ ý đồ và tham gia tranh chấp chủ quyền với quần đảo Trường Sa chậm hơn cả là Ma-lay-xia. Tháng 12-1979, Chính phủ Ma-lay-xia xuất bản bản đồ gộp vào lãnh thổ Ma- lay-xia khu vực phía Nam quần đảo Trường Sa trong đó có đảo An Bang và

bãi Thuyền Chài nơi Việt Nam đang đóng quân… Những tranh chấp chủ quyền đổi với quần đảo Trường Sa không chỉ ảnh hưởng đến Việt Nam mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến lợi ích của nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc… ảnh hưởng đến hoà bình và an ninh khu vực Biển Đông, được các quốc gia và cộng đồng quốc tế quan tâm.

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam với đầy đủ các căn cứ pháp lý và ý nghĩa lịch sử lâu đời, có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng cả về chính trị, kinh tế và quốc phòng. Song, Việt Nam đang phải đối diện với những tranh chấp rất phức tạp về chủ quyền đối với các quần đảo này từ các quốc gia khác xung quanh Biển Đông. Quần đảo Hoàng Sa bị Trung quốc chiếm đóng hoàn toàn và tuyên bố chủ quyền hoàn toàn xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền của Việt Nam. Quần đảo Trường Sa bị tranh chấp chủ quyền và chiếm đóng của Đài Loan, Phi-lip-pin, Ma-lay- xia, Bruney. Riêng chỉ có Bruney đưa ra yêu sách chủ quyền đối với một số đảo nhưng không chiếm đóng. Những tranh chấp này là hết sức phức tạp được cộng đồng quốc tế quan tâm, hiện nay chế độ pháp lý của hai quần đảo chưa được xác định rõ. Bà Monique Chemiller - Gendreau, Giáo sư công pháp và khoa học chính trị người Pháp, trong lời nói đầu của tác phẩm “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” - công trình nghiên cứu khoa học một cách độc lập được công bố năm 1996 - đã bình luận rằng, ứng cử viên nghiêm chỉnh nhất giành danh nghĩa trên các đảo này về cả căn cứ lịch sử cổ xưa nhất của họ lẫn cơ chế pháp lý về kế thừa các quyền đã được thực dân Pháp khẳng định đúng là Việt Namchiếm đóng thô bạo nhất đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là sự chiếm đóng của Trung Quốc

[27]. Chính phủ Việt Nam khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền và quyền hợp pháp của mình đối với hai quần đảo. Việt Nam là nhà nước đầu tiên đã chiếm hữu thực sự và làm chủ

hai quần đảo này từ thế kỷ thứ XVII, từ đó đã liên tục thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo một cách thực sự và hòa bình. Vấn đề phân định biển với

Một phần của tài liệu Vấn đề khai thác chung giữa Việt Nam và các nước trong khu vực biển Đông (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)