Những khó khăn của StressTesting

Một phần của tài liệu VALUE AT RISK VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THỊ TRƯỜNG (Trang 156 - 159)

- Ước lượng VaR

6. STRESS–TESTING

6.3.2. Những khó khăn của StressTesting

Stress testing, nói chung là không dễ hiểu như chúng ta nghĩ. Các stress test dựa trên số lượng lớn các quyết định về sự lựa chọn của các kịch bản và / hoặc các nhân tố rủi ro quan trọng, những nhân tố rủi ro nên được kết hợp như thế nào, phạm vi của các giá trị được xem xét, sự lựa chọn của khoảng thời gian, và v.v...

Stress testing cũng hoàn toàn phụ thuộc vào các kịch bản được lựa chọn, và do đó, trên các bản báo cáo và kinh nghiệm của những người thực hiện các stress test. Đây là một hạn chế nghiêm trọng bởi vì, như chúng ta đều biết, các sự kiện tiêu cực mà chúng ta muốn bảo vệ chống lại thường có thể khó để dự đoán. Chọn kịch bản “đúng” do đó là một nhiệm vụ quan trọng nhưng đôi khi rất khó khăn. Đã có nhiều trường hợp trong những năm cuối của các công ty lớn thì trở nên rối ren hay bị phá sản bởi các sự kiện mà việc quản lý của họ đã không thấy được (và, trong một số trường hợp, bởi sự kiện rằng họ rõ ràng đã nhìn thấy). Khi danh mục đầu tư phức tạp, nó cũng có thể rất khó khăn để xác định các nhân tố rủi ro để xem xét. Tính hữu ích của stress testing do đó nên tóm gọn các kỹ năng, có ý thức tốt và trực giác của những người thực hiện các stress test, và, trong

phân tích cuối cùng, đây là lý do tại sao quản lý rủi ro tốt thì chí ít cũng nhiều thủ thuật như khoa học.

Một vấn đề khác với stress testing là những khó khăn tuyệt đối của việc thông qua kịch bản một cách hợp lý, phù hợp, mà không bị choáng ngợp bởi một khối lượng của khả năng khác nhau. Có ba vấn đề chính ở đây:

+ Chúng ta cần phải theo dõi thông qua các kịch bản, và hậu quả của một số kịch bản có thể rất phức tạp: một sự kiện kích hoạt xảy ra, và ảnh hưởng đến một số biến, các biến này bị ảnh hưởng sau đó tác động lên một số khác; ảnh hưởng đến các biến số khác, và vân vân.. Một sự kiện gây ra có thể nhanh chóng dẫn đến rất nhiều khả năng, và nếu chúng ta không cẩn thận, số lượng các khả năng có thể trở thành không thể quản lý được và việc thực hiện trở nên vô nghĩa.

+Khi làm việc thông qua kịch bản, chúng ta sẽ thường xuyên (mặc dù không nhất thiết phải luôn luôn) muốn đánh giá các tương tác lẫn nhau của các rủi ro khác nhau. Trong khi nó đôi khi hữu ích để thực hiện phân tích kịch bản trong đó tất cả các mối tương quan được cho là di chuyển trong những cách gây tổn hại nhất, thì thực tế là chúng ta sẽ không phải lúc nào cũng muốn làm các giả định đó, và ngược lại, thường sẽ muốn đánh giá mối tương quan giữa các biến khác nhau.Stresstesting có thể chỉ ra rằng sự mất mát tối đa có thể xảy ra khi giá tăng và những cái khác giảm , và giá của hai tài sản có thể liên quan chặt chẽ. Stresstesting sau đó bỏ qua khả năng hai giá sẽ di chuyển lên hoặc xuống cùng với nhau, và có thể đưa ra một ước tính tổn thất cao hơn nhiều so với bất kỳ tổn thất nào có thể xảy ra một cách hợp lý. Trong việc sử dụng stresstesting, chúng ta do đó phải quyết định khi nào và nếu như vậy, làm thế nào để cho phép các mối tương quan.

+Trong việc thiết kế kịch bản, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng có những tình huống mà giá cả không thể di chuyển độc lập với nhau bởi . Để thực hiện stresstesting một cách hợp lý, chúng ta cần phải loại bỏ tất cả các chuyển động cùng chiều .

Stresstesting cũng có thể rơi vào các vấn đề tính toán khác nhau. (1) đầu tiên trong số này là cần phải đánh giá sự nhạy cảm khác nhau trong giá của các công cụ đến các nhân tố rủi ro cơ sở. Vấn đề ở đây là việc đẩy tất cả các giá với bội số chung giống nhau của độ lệch chuẩn đã bỏ qua sự nhạy cảm của từng vị thế đến các nhân tố rủi ro cơ sở : ví dụ, một quyền chọn đang trong tình trạng OTM (out-of the money) sâu sắc thì không nhạy cảm với sự thay đổi trong giá của tài sản cơ sở, nhưng một option đang trong tình trạng ITM( in of the money) thì có thể rất nhạy cảm với nó. Xác suất của một sự thay đổi giá quyền chọn là α lần mức độ biến động của quyền chọn thì do đó cao hơn nhiều cho quyền chon ITM hơn là quyền chọn OTM. Do đó, nó không có ý nghĩa nhiều để đẩy tất cả giá cùng một số giống nhau lần độ lệch chuẩn, khi xác suất của sự thay đổi này thay đổi đáng kể từ một vị thế này sang vị thế khác. Giải pháp là không đẩy các giá riêng lẻ bởi bất kỳ bội số cụ thể nào, nhưng để đẩy các nhân tố rủi ro cơ sở thay thế. (2) stresstesting có thể mất chi phí tính toán , và việc cân nhắc tính toán áp đặt một giới hạn về mức độ thường xuyên có thể được thực hiện. Điều này thường là trường hợp mà các vị thế quyền chọn được định giá lại một cách đầy đủ trong suốt thời gian stresstesting bằng cách sử dụng các phương thức chuyện sâu như các phương pháp mô phỏng. Nhiều công ty cũng phải đối mặt với vấn đề tính toán vì không tương thích hệ thống của một loại hay cái khác. (3) Có những khó khăn nghiêm trọng trong việc kết hợp các nhân tố rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng trong phân tích stress, và một cuộc khảo sát gần đây của BIS về stresstesting trong các tổ chức tài chính báo cáo rằng không ai trong số các công ty được khảo sát có hệ thống tích hợp đầy đủ rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng trong stress testing( Bank for International Settlements (2000, p. 15 ). Phần lớn thời gian, việc kết hợp dường như đã đi xa hơn so với sử dụng đánh giá các tác động của thay đổi liên quan đến tín dụng trong giá của các công cụ giao dịch.

Ngoài ra còn có vấn đề về xác suất: từ các stress test như vậy không đưa ra bất cứ dấu hiệu cho thấy khả năng, chúng ta luôn luôn phải đối mặt với vấn đề đánh giá tầm quan trọng của kết quả stress test. Giả sử một kiểm tra stress cho thấy một sự kiện đặc biệt sẽ đưa công ty của chúng ta vào tình trạng mất khả

năng thanh toán. Điều này quan trọng không? Câu trả lời là chúng ta không thể nói mà không có thêm thông tin. Nếu các sự kiện liên quan có thể xảy ra với một xác suất đáng kể, thì rõ ràng kết quả stress test là rất quan trọng và cần được thực hiện nghiêm túc. Nhưng nếu xác suất xảy ra là không đáng kể, thì thực sự phải chú ý nhiều đến nó: Người sang suốt không lãng phí thời gian và nguồn lực đối phó với các nguy hiểm cái mà không chắc sẽ xảy ra để có thể lo lắng. Như Berkowitz (2000a, p.12) đã diễn đạt, sự vắng mặt xác suất này đã bỏ rơi stresstesting trong nơi “luyện ngục” của thống kê. Để sử dụng stresstesting có ý nghĩa, chúng ta cần hình thành một số ý tưởng, thậm chí là mơ hồ và không chính thức, về khả năng xảy ra các sự kiện liên quan.

Một phần của tài liệu VALUE AT RISK VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THỊ TRƯỜNG (Trang 156 - 159)