Lợi nhuận hay sự an toàn?

Một phần của tài liệu VALUE AT RISK VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THỊ TRƯỜNG (Trang 107 - 110)

- Ước lượng VaR

9 Ám chỉ thời gian khủng hoảng tài chính thế giới 2007-2008.

4.4.2. Lợi nhuận hay sự an toàn?

Như mọi mô hình định lượng khác, VaR vẫn luôn có những sai số của nó, kết hợp cùng với một thời kỳ tương đối ổn định trong quá khử, VaR có xu hướng đánh giá thấp rủi ro trước khủng hoảng. Nhưng liệu đây có phải là tất cả? Và chính nó đã đẩy các nhà đầu tư lâm vào khủng hoảng? VaR có thực sự vô dụng hay thậm chí là gây hại như Taleb và một số nhà phê bình khác đã đánh giả? Để trả lời câu hỏi này hãy quan sát sự phát triển trong những con số VaR báo cáo của một số định chế tài chính lớn trước khủng hoảng (hình 5). Những con số này có thể bị đánh giá sai (thấp) theo một khía cạnh nào đó, tuy nhiên, trong cả ba trường hợp quan sát nó đều thể hiện một xu hướng của sự gia tăng rủi ro đáng kể. VaR tại Lehman Brothers đã tăng trung bình từ 39 triệu USD/ngày vào quý một năm 2001 đến 117 triệu USD/ngày trong quý IV năm 2007. Tương tự trong

cùng khoảng thời gian đó, VaR tại Morgan Stanley đã tăng từ 46 triệu USD/ngày đến 146 triệu USD/ngày, tại UBS đã từ 47 triệu USD đến 169 triệu USD (eFinancialCareers UK, 2009). Với những nhà quản trị rủi ro đầy khôn ngoan và kinh nghiệm, chắc chắn điều này không phải là một điều vô nghĩa. Vây thì, điều gì thực sự đã xảy ra?

Hình 4.6: VaR của mộ số ngân hàng Q1 năm 2001 và Q4 năm 2007 (triệu USD/ngày)

Nguồn: eFinancialCareers UK (2009) VaR – một công cụ chứ không phải một nhà quản trị rủi ro. Với sự phát triển mạnh mẽ của VaR, sự thừa nhận của các quy định và sự đơn giản minh bạch của nó, rất nhiều nhà quản trị rủi ro đã chuyển từ việc sử dụng VaR và các mô hình định lượng khác như một công cụ để quản trị rủi ro sang việc dựa hoàn toàn vào nó. Với một con số VaR xác định, các nhà quản trị rủi ro và các nhà đầu tư ngủ ngon trong sự yên tâm rằng họ đã hoàn toàn quản lý được rủi ro trong suốt 99% thời gian, mà quên đi 1% nguy hiểm còn lại hay nếu có thì như định nghĩa, là rất hiếm có thể xảy ra. Từ đó, khi nhìn vào một con số VaR, họ đơn thuần mặc định đó là số tiền lớn nhất họ có thể mất trong 99% thời gian, bỏ qua sự thật rằng, đó cũng là con số ít nhất họ có thể mất đi trong 1% thời gian còn lại – thứ sẽ làm họ phá sản. Christopher Donohue, giảm đốc quản lý nhóm nghiên cứu của Hiệp hội toàn cầu các chuyên gia rủi ro (Global Association of Risk Professionals), nhận xét: "sẽ thật nguy hiểm khi ta đặt một con số tuyệt đối cho VaR và đính kèm một ý nghĩa cho nó" (Nocera, 2009). Nhìn lại bảng so sánh của Senior Supervisors Group (bảng 4), có thể nhận thấy những người chiến thắng trong khủng hoảng là những người đã tỉnh táo kết hợp cả phân tích định lượng và định tính chứ không hoàn toàn tuân thủ nghiêm ngặt các kết quả định lượng tính ra từ các mô hình mà đôi khi khiếm khuyết.

Trong một thời kỳ bong bóng, với lợi nhuận dễ dàng có được và niềm tin vào một rủi ro đã được chuyển hóa dưới dạng toán học theo những con số, làm cho ý nghĩa thực sự của rủi ro đã bị lãng quên. Thay vì rà soát lại VaR để cho thấy các dấu hiệu của sự cố sắp xảy ra, các nhà đầu tư lại dễ dãi với con số đó và đầu tư nhiều hơn nhằm kỳ vọng một lợi nhuận lớn hơn. Bằng cách bỏ qua rủi ro đuôi và phấn khích với những con số lợi nhuận vượt trội so với mức độ rủi ro bị ước tính thấp, các nhà đầu tư được khuyến khích chấp nhận rủi ro nhiều hơn để chạy theo lợi nhuận, bỏ qua sự thật là VaR của họ đang tăng lên. Họ chấp nhận gia tăng đòn cân nợ và đầu tư vào những chứng khoán rủi ro hơn. Kích thích bong bóng ngày càng lớn dần lên, và một ngày nó nổ tung trước sự ngỡ ngàng của họ. Đây là một trong những nguyên nhân khiến Taleb (1997) cho rằng các mô hình rủi ro thập chí là gây hại nhiều hơn lợi ích mang lại, ông nói: “Tin tưởng vào một thông tin sai còn tệ hơn việc không có bất kỳ một thông tin nào. Nếu bạn trao cho viên phi công một máy đo độ cao, anh ta tin tưởng vào nó, nhưng thỉnh thoảng nó sai, tai nạn sẽ xảy ra. Đừng đưa anh ta gì cả và anh ta sẽ nhìn ra cửa sổ”. Về sự phớt lờ nhưng cảnh báo trong VaR, Brown (2008) bình luận: "Bạn hoàn toàn có thể nhìn thấy nó đến. Bạn có thể nhìn thấy rủi ro gia tăng. Tuy nhiên, trong hai năm trước cuộc khủng hoảng, thay vì chuẩn bị cho nó, phản ững ngược lại đã diễn ra đến một mức độ cực đoan. Các rắc rối thực sự chúng tôi đã nhận vào ngày hôm nay là bởi vì những điều đã diễn ra trong hai năm trước, khi các đo lường rủi ro nói rằng mọi thứ đang xấu đi".

Một nguyên nhân khác khiến sự tăng lên của những con số VaR này dễ dàng bị bỏ qua cũng là một vấn đề liên quan đến lợi nhuận khi mà tại hầu hết các công ty, quản lý rủi ro không được xem là "trung tâm lợi nhuận", vì vậy họ thiếu sức mạnh của người có khả năng ra quyết định. Trong trường hợp đó, đơn giản họ chỉ là những người cố vấn và báo cáo lại cho những người có thẩm quyền mà phần lớn trong số đó như Donohue mô tả “Có những nhà đầu tư nhìn thấy những con số VaR trong các báo cáo hàng năm nhưng không quan tâm đến họ dù chỉ chút ít. Các nhà quản lý người ngủ ngon trong nhận thức rằng nhờ VaR, họ đã hoàn toàn kiểm soát được rủi ro. Hội đồng nghe một số VaR một hoặc hai lần một

năm và nghĩ rằng nó có vẻ tốt”. Điều đó đặc biệt đúng ở cuối đuôi của bong bóng, khi nguy cơ đã lộ rõ, thay vì tập trung giảm thiểu rủi ro như phản ứng tất yếu của các chuyên gia rủi ro, các doanh nghiệp lại lao vào chộp lấy mỗi đồng lợi nhuận cuối cùng (Nocera, 2009).

Một phần của tài liệu VALUE AT RISK VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THỊ TRƯỜNG (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(162 trang)
w