Phân tích thời kỳ

Một phần của tài liệu VALUE AT RISK VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THỊ TRƯỜNG (Trang 35 - 36)

2. CÁC CÔNG CỤ QUẢN TRỊ RỦI RO THỊ TRƯỜNG TRƯỚC VAR 1 Phân tích kịch bản

2.4. Phân tích thời kỳ

Một phương pháp truyền thống khác thường được dùng bởi các tổ chức tài chính cho việc đánh giá rủi ro lãi suất là phương pháp thời kỳ. Khoảng thời gian D của một trái phiếu (hoặc bất kỳ một chứng khoán có thu nhập cố định nào) có thể được định nghĩa là kỳ hạn trung bình có điều chỉnh đến kỳ hạn thanh toán của dòng thu nhập từ trái phiếu, nơi tổng là hiện giá của mỗi dòng tiền có liên quan đến hiện giá của tất cả các dòng tiền.

D =

Trong đó PVCFi là hiện giá dòng tiền trong khoảng thời gian i, được chiết khấu tại một khoảng thời gian lợi tức thích hợp. Đo lường thời kỳ rất hữu ích bởi

vì nó đưa ra một chỉ dẫn xấp xỉ của sự biến động giá trái phiếu đối với sự thay đổi trong cổ tức.

% thay đổi trong giá trái phiếu ≈ −D ×∆y/(1 + y)

Trong đó y là lợi tức, ∆y là sự thay đổi trong lợi tức. Khoảng thời gian càng dài, sự thay đổi trong giá trái phiếu càng lớn để đáp lại sự thay đổi trong cổ tức. Phương pháp thời kỳ rất thuận tiện bởi vì đo lường thời kỳ dễ tính toán và thời kỳ của một danh mục trái phiếu là một trung bình có điều chỉnh của khoảng thời gian của những trái phiếu riêng lẻ trong danh mục đó. Nó cũng tốt hơn phân tích Gap bởi vì nó xem xét sự thay đổi trong giá trị tài sản (nợ), hơn là chỉ sự thay đổi trong thu nhập ròng.

Tuy nhiên, phương pháp thời kỳ cũng có vài hạn chế so với phân tích Gap: chúng bỏ qua những rủi ro khác hơn rủi ro lãi suất, thậm chí với những cải thiện để nâng cao độ chính xác, phương pháp thời kỳ vẫn không chính xác, liên hệ với những phương pháp gần đây hơn đối với phân tích thu nhập cố định. Tuy nhiên, nguyên nhân chính trong việc sử dụng phương pháp thời kỳ trong quá khứ, sự dễ dàng trong tính toán của nó, không còn chiếm vị trí quan trọng, kể từ khi càng có nhiều mô hình tinh vi được lập trình vào máy tính để đưa người dùng các kết quả chính xác hơn một cách nhanh chóng.

Một phần của tài liệu VALUE AT RISK VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THỊ TRƯỜNG (Trang 35 - 36)