Lợi ích của StressTesting

Một phần của tài liệu VALUE AT RISK VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THỊ TRƯỜNG (Trang 153 - 156)

- Ước lượng VaR

6. STRESS–TESTING

6.3.1. Lợi ích của StressTesting

Stress testing là lý tưởng cho việc hiển thị tính dễ bị tổn thương của danh mục đầu tư của chúng ta đến những rủi ro tiềm ẩn hoặc nguồn gốc của sai sót. Schachter (1998) đưa ra các cách khác nhau trong đó stress testing có thể cung cấp thông tin giá trị đến nhà quản lý rủi ro :

Kể từ khi những sự kiện đặc biệt không chắc có khả năng xảy ra, thì những cơ hội mà các dữ liệu được sử dụng để đánh giá VAR sẽ không tiết lộ nhiều về những sự kiện đặc biệt này.

Khoảng thời gian nắm giữ ngắn thường được sử dụng cho VaR sẽ thường quá ngắn để lộ ra ảnh hưởng đầy đủ của một sự kiện đặc biệt, nên việc thực hiện stress testing thì quan trọng trong những khoảng thời gian dài hơn.

Nếu các sự kiện đặc biệt là rất hiếm, chúng có thể sẽ rơi trong khu vực đuôi của VAR, và VaR sẽ không cho chúng ta biết gì về chúng.

Các giả định có thể trợ giúp cho việc ước tính giá trị của các vị thế phi tuyến tính trong thời gian bình thường có thể được rộng ra trong một tình huống đặc biệt, do đó, một kiểm tra stress test với việc đánh giá lại đầy đủ có thể tiết lộ nhiều hơn một cách đáng kể, nó như một VAR xấp xỉ bậc 2.

Một stresstest có thể tập trung vào các đặc điểm khác thường của một kịch bản (ví dụ, chẳng hạn như mối tương quan cực đoan, vv), và vì vậy giúp hé lộ những rủi ro điều mà phương pháp VAR thường bỏ qua.

Một stress test có thể xác định các kịch bản một cách rõ ràng hơn các phương pháp khác, và vì vậy cung cấp cho quản lý một ý tưởng rõ ràng hơn về các kịch bản mà họ đã phải lo lắng. Một khi các kịch bản này được xác định, nó trở nên dễ dàng hơn để phát triển việc phòng ngừa rủi ro hoặc các chiến lược quản lý rủi ro khác để bảo vệ trước những bất lợi đối với họ.

Một stress test cũng rất tốt để xác định và định lượng độ nhạy cảm thanh khoản : một stress test có thể xác định các yếu tố rủi ro thanh khoản mà có thể không được rõ ràng. Những ảnh hưởng của tính thanh khoản - chẳng hạn như kết nối giữa lãi suất và yêu cầu tài sản thế chấp hoặc thực hiện một khoản tín dụng, tác động của việc nới rộng khoảng cách giá mua-giá bán và tăng thời gian thực hiện, v.v… - có thể khó mô tả được. Hệ thống VAR có thể không thực sự làm cho chúng hợp lý, nhưng chúng hoàn toàn tuân theo các stress test được thiết kế tốt. Như với các bài kiểm tra khả năng thanh toán, các thông tin được cung cấp bởi các stress test khả năng thanh toán có thể là rất quan trọng trong việc xác định làm thế nào để đối phó với những rủi ro có liên quan.

Một stress test có thể hữu ích trong việc xác định hậu quả của những dao động lớn trên thị trường. Ví dụ, tác động của đòn bẩy liên quan đến những vị thế quyền chọn, một công ty mà phòng ngừa delta có thể được bảo vệ khỏi tác động của một động thái rất nhỏ của thị trường và bị phá hủy bởi một động thái rất lớn, và cách duy nhất để phát hiện các loại nhạy cảm này là chạy các stress test dựa trên những sự dao động được giả định là rất lớn của thị trường (ví dụ, dao

động của 5-10 độ lệch tiêu chuẩn, hoặc nhiều hơn). Chúng tôi cũng có thể sử dụng các stress test để kiểm tra một số trong những hậu quả tiềm năng khác của một động thái lớn của thị trường, bao gồm cả những hậu quả của một cạn kiệt tính thanh khoản của thị trường, hoặc các hậu quả tài trợ có thể xảy ra nếu các vị thế các sản phẩm phái sinh có giá trị xác thực trở thành những nguy cơ chính và buộc chúng ta phải đưa ra tài sản thế chấp hoặc đáp ứng các khoản ký quỹ tối thiểu.

Stress testing thì tốt để xem xét những hậu quả của các thay đổi trong mức độ biến động. Những ước tính của biến động dựa trên dữ liệu lịch sử có thể không đáng tin cậy, và sự phụ thuộc vào chúng có thể, thỉnh thoảng, dẫn đến thiệt hại lớn hơn nhiều so với những gì có thể được dự kiến. Để minh họa, nếu chúng ta mất một khoảng thời gian hợp lý trước khi đến bất kỳ cuộc khủng hoảng tỷ giá hối đoái quan trọng nào, bất kỳ ước tính dựa trên dữ liệu lịch sử của VAR của một danh mục đầu tư tiền tệ đã chỉ ra rủi ro tỷ giá hối đoái tương đối ít: tỷ giá hối đoái đã được ổn định trong một thời gian đáng kể, do đó, không có phương pháp tiếp cận lịch sử nào có bất cứ lý do gì để chỉ ra rủi ro tỷ giá hối đoái là chủ yếu. Khi đó, tỷ giá hối đoái thay đổi rất đột ngột và bất cứ ai ở phần biến động của thị trường sẽ có những tổn thất lớn, nhưng biến động này có thể dễ dàng được hồi phục bởi một stress test đơn giản. Biến động cũng có thể thay đổi đột ngột tại các thị trường khác, đặc biệt là thị trường chứng khoán và thị trường hàng hóa.

Tương tự như vậy, chúng ta cũng có thể sử dụng các stress test để làm nổi bật sự phụ thuộc vào các giả định về mối tương quan. Kể từ khi rủi ro của danh mục đầu tư phụ thuộc vào các mối tương quan dự kiến của các vị thế khác nhau bao gồm trong nó, thì một thay đổi lớn trong mối tương quan có thể để lại cho danh mục đầu tư của chúng ta nhiều nhạy cảm hơn chúng ta nghĩ rằng nó đã có được. Mối tương quan lịch sử có thể rất dễ biến đổi, và những thay đổi mạnh mẽ nhất trong các mối tương quan có xu hướng xảy ra trong các cuộc khủng hoảng như những sụp đổ thị trường. Nếu chúng ta muốn tồn tại trong các sự kiện như vậy, thì điều quan trọng là chúng ta không những kiểm tra độ nhạy cảm của

chúng ta đối với những biến động lớn của thị trường, mà còn xem xét những gì chúng ta đánh mất nếu các mối tương quan “bình thường” phá vỡ và tất cả động thái thị trường chống lại chúng ta, và cách duy nhất để đánh giá độ nhạy cảm này là thực hiện các phân tích kịch bản.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, các stress test có thể rất hữu ích để làm nổi bật những điểm yếu khác trong việc tổ chức quản lý rủi ro của chúng ta. Quá trình thực sự qua một bài stress test nên tác động đển những nhà quản lý rủi ro và quản lý cao cấp để suy nghĩ thông qua các nhánh của các kịch bản xấu, cũng như giúp họ xác định các điểm yếu mà họ có thể đã đánh giá thấp hoặc bị bỏ qua. Nếu điều đó được thực hiện tốt, nó sẽ không chỉ cung cấp cho một số dấu hiệu của nơi tổ chức là dễ bị tổn thương, mà còn cho thấy điểm yếu trong lập kế hoạch dự phòng.

Một phần của tài liệu VALUE AT RISK VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THỊ TRƯỜNG (Trang 153 - 156)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(162 trang)
w