KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2007-2008 VÀ NHỮNG TRANH LUẬN VỀ VAR

Một phần của tài liệu VALUE AT RISK VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THỊ TRƯỜNG (Trang 86)

- Ước lượng VaR

4. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2007-2008 VÀ NHỮNG TRANH LUẬN VỀ VAR

TRANH LUẬN VỀ VAR

Bất chấp sự phát triển mạnh mẽ của VaR trong quản trị rủi ro và thế giới tài chính, những tranh luận về VaR cũng đã xuất hiện từ rất sớm, đồng hành cùng những thăng trầm của VaR trong quản trị rủi ro. Có thể kế đến cuộc tranh luận của hai nhân vật nổi tiếng: Nassim Nicholas Taleb, tác giả của “The Black Swan: The Impact of the Highly Improbable”6, và Philippe Jorion, tác giả của “Value at Risk: The New Benchmark for Managing Financial Risk”7, trên tạp chí Derivatives Strategy ngay từ năm 19978. Đến nay, những tranh luận về VaR không những chưa hề có hồi kết mà lại nổi lên mạnh mẽ sau sự sụp đổ của hàng loạt các định chế tài chính lớn trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008, dù tất cả đều có một hệ thống VaR nội bộ cho riêng mình.

4.1. Sự lung lay của VaR trong quản trị rủi ro

Không chỉ đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây uy tín của VaR mới bị đe dọa, điều này đã xảy ra ngày từ cuối những năm 1990 của thế kỷ trước, khi Long-Term Capital Management (LTCM) “nổ tung” vào tháng chin năm 1998. LTCM là một quỹ dự phòng đầu cơ kinh doanh chênh lệch giá các loại tài sản có thu nhập cố định như trái phiếu chính phủ Mỹ, Nhật, Châu âu… do John Meriwether và Salomon Brothers thành lập. Khi mới thành lập vào ngày 24/2/1994 vốn ban đầu của LTCM chỉ có 1.01 tỷ USD nhưng sau đó giá trị vốn đã tăng lên 4.72 tỷ USD vào đầu năm 1998 với mức tăng trưởng ấn tượng 40%/năm. Chiến lược kinh doanh của LTCM được thiết lập dựa trên những

Một phần của tài liệu VALUE AT RISK VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THỊ TRƯỜNG (Trang 86)