Nguyên tắc thứ hai: Các ngân hàng cần phải đánh giá một cách đúng đắn về

Một phần của tài liệu VALUE AT RISK VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THỊ TRƯỜNG (Trang 25 - 28)

những loại rủi ro mà họ đang phải đối mặt và đảm bảo rằng những giám sát viên sẽ có thể đánh giá được tính đầy đủ của những biện pháp đánh giá này (Cột trụ 2).

Với cột trụ này, Basel II nhấn mạnh 4 nguyên tắc của công tác rà soát giám sát:

Các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn của họ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó.

Các giám sát viên nên rà soát và đánh giá lại quy trình đánh giá về mức vốn nội bộ cũng như về các chiến lược của ngân hàng. Họ cũng phải có khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu. Theo đó, giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu họ không hài lòng với kết quả của quy trình này.

Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định.

Giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn không được duy trì trên mức tối thiểu.

Khung hiệp ước mới bao gồm cả:

- Định nghĩa hiện tại về vốn thường xuyên.

- Yêu cầu tỉ lệ vốn tối thiểu trên tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền phải từ 8% trở lên.

Tỉ lệ thỏa đáng về vốn (CAR) ≥ 8%

CAR = (Vốn cấp I + Vốn cấp II + Vốn cấp III)/RWA

Cách tiếp cận IRB – các loại mức độ nhạy cảm

Cách tiếp cận dựa trên phân cấp nội bộ (Internal Ratings Based approach) đề cập đến một hệ thống các kỹ thuật đo lường rủi ro được đưa ra bởi luật thỏa đáng vốn Basel II đối với các tổ chức ngân hàng.

- Mức độ nhạy cảm của doanh nghiệp (corporate exposure): nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp, theo đó nguồn để hoàn trả lại tiền chủ yếu là từ hoạt động hiện tại của bên vay, chứ không từ dòng tiền từ dự án hoặc từ bất động sản.

- Mức độ nhạy cảm của ngân hàng (bank exposure): bao gồm các công bố đối với ngân hàng và các công ty chứng khoán; họ có thể bao gồm các Ngân hàng Phát triển Đa phương (MDB).

- Mức độ nhạy cảm của quốc gia (sovereign exposure): bao gồm các quốc gia (và các ngân hàng Trung ương). PSE được định nghĩa như một pháp chế theo cách tiếp cận tiêu chuẩn, và các MDB thỏa mãn các tiêu chí 0% về rủi ro theo cách tiếp cận tiêu chuẩn.

Rủi ro thị trường

Hai phương pháp để đo rủi ro thị trường (bất biến): - Cách tiếp cận chuẩn hóa.

Rủi ro tín dụng

Rủi ro có nguyên nhân từ sự không chắc chắn về khả năng hoặc độ sẵn sàng của một đối tác thực thi các nghĩa vụ trong hợp đồng.

Cách tiếp cận tiêu chuẩn có điều chỉnh:

- Tăng cường độ nhạy cảm đối với rủi ro so với Hiệp ước 1988. Song giống như hiệp ước 1988, trọng số rủi ro được quyết định bởi phân loại người vay (chính phủ, ngân hàng, doanh nghiệp).

- Trọng số rủi ro dựa vào phân loại tín dụng bên ngoài (nếu có). - Gia tăng độ nhạy cảm về rủi ro.

- Hướng tới các ngân hàng mong muốn có một khung vốn đơn giản.

Yêu cầu vốn tối thiểu = Mức độ nhạy cảm x Trọng số rủi ro (%) x 8%

Trọng số rủi ro Phân loại Đánh giá AAA tới AA- A+ tới A- BBB+ tới BBB- BB+ tới B- Dưới B- Không xếp loại Quốc gia 0% 20% 50% 100% 150% 100% Ngân hàng Trường hợp 1 20% 50% 100% 100% 150% 100%

Trường hợp

2 20% 50% 50% 100% 150% 50%

Doanh nghiệp 20% 50% 100% 100% 150% 100%

IRB cơ bản (F-IRB) và IRB nâng cao (A-IRB): - Dựa vào tính toán nội bộ của một ngân hàng. - Nhạy cảm hơn nhiều đối với rủi ro.

Đi cùng với các tiêu chuẩn tối thiểu và yêu cầu công bố thông tin.

Một phần của tài liệu VALUE AT RISK VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THỊ TRƯỜNG (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(162 trang)
w