Yếu tố tâm lý, thói quen, tập quán của người dân

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng dịch vụ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Nha Trang (Trang 57)

Do tâm lý người dân chưa thật sự tin tưởng vào giá trị của đồng tiền Việt Nam nên vẫn còn để dành tiền bằng cách mua vàng hoặc ngoại tệ mạnh, nhất là khi có các cuộc khủng hoảng tiền tệ xảy ra.

Do thói quen sử dụng tiền mặt của người Việt Nam đã làm hạn chế đáng kể dịch vụ thanh toán qua thẻ ATM - một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng, hoặc do đa số người dân chưa hiểu, chưa biết về các dịch vụ thanh toán,…

Thực tế trong năm vừa qua, do giá cả tiêu dùng tăng mạnh, nền kinh tế rơi vào lạm phát cao, lãi suất ngân hàng thấp hơn mức lạm phát – tức gửi tiền ngân hàng có thể bị “lỗ”. Điều này là làm điêu đứng ngành ngân hàng do thiếu vốn cho hoạt động tín dụng do người dân ngại gửi tiền vào Ngân hàng, mặc dù các Ngân hàng thương mại đã đua nhau tăng lãi suất huy động tiền gửi lên mức kịch trần cho phép.

2.4 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CHI NHÁNH NGÂN H ÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ NHA TRANG

Sau hơn 8 năm hoạt động, trên cơ sở cho phép và ủy quyền của Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, Giám đốc Ngân h àng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa, chi nhánh đã thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ Ngân h àng Nông nghiệp

Việt Nam đang có theo quy định của pháp luật v à cơ chế của Ngân hàng Nhà Nước ban hành:

 Huy động vốn:

- Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân v à các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn v à các loại tiền gửi khác trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu v à giấy tờ có giá khác để huy động vốn theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.

 Nghiệp vụ cho vay:

- Cho vay ngắn hạn đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp ủy quyền.

- Cho vay trung hạn và dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu t ư phát triển cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đ ình thuộc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp ủy quyền.

 Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo hành,… và các hình thức bảo lãnh khác theo phân cấp ủy quyền.

 Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ như: Thực hiện thanh toán trong nước, dịch vụ thu hộ và chi hộ, dịch vụ thu phát tiền mặt, dịch vụ chuyển tiền kiều hối, thanh toán thẻ quốc tế, thu đổi séc du lịch, thu đổi ngoại tệ mặt,...

 Kinh doanh các nghiệp vụ ngoại hối như thanh toán quốc tế, chuyển tiền ngoại tệ, mua bán ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu,…

 Các nghiệp vụ ngân hàng khác như: Dịch vụ thẻ ATM, chiết khấu giấy tờ có giá, nhận ủy thác cho vay của các tổ chức t ài chính, các tổ chức tín dụng khác.

 Thực hiện hạch toán kinh doanh v à phân phối thu nhập theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.

 Thực hiện kiểm tra, kiểm soát nội bộ việc chấp h ành thể lệ, chế độ nghiệp vụ theo quy định.

 Tổ chức lấy số liệu điều tra tình hình kinh tế xã hội tại thành phố Nha Trang, thực hiện phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với định hướng phát triển của NHNo&PTNT v à kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

 Thực hiện công tác thông tin tuy ên truyền quảng cáo, tiếp thị phục vụ quảng bá thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam và hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

2.5 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI NHÁNH NGÂN H ÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ NHA TRANG

2.5.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của Chi nhánh

Chi nhánh NHNo&PTNT thành ph ố Nha Trang có cơ cấu tổ chức quản lý theo kiểu mô hình trực tuyến chức năng. Các bộ phận chức năng đ ược trao quyền lực nhất định trong phạm vi chuyên môn mà bộ phận đó đảm nhiệm để đảm bảo hoạt động kinh doanh được tiến hành thuận lợi, đạt hiệu quả cao.

Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức, quản lý của NHNo&PTNT t hành phố Nha Trang

Ban giám đốc P. Tín dụng Kế hoạch P. Kế toán P. Tổ chức hành chính

Với 8 năm hoạt động và phát triển, Chi nhánh đã trải qua không ít những biến động thăng trầm nhưng nhờ có đường lối làm ăn đúng đắn, cơ chế quản lý chặt chẽ, Chi nhánh đã vượt qua mọi thử thách và phát triển ngày càng vững mạnh. Để đạt được những thành tựu đó là nhờ vào đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm, năng động, sáng tạo, vững chuyên môn và linh hoạt trước những biến động của thị trường, với các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được thể hiện qua sơ đồ 2.1 như trên.

2.5.2 Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban

 Ban giám đốc: gồm 01 giám đốc và 01 phó giám đốc. Ban giám đốc là những người trực tiếp chỉ đạo, điều hành, quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Nha Trang. Giám đốc Chi nhánh do Giám đốc NHNo&PTNT tỉnh Khánh H òa quyết định trên cơ sở quy hoạch được Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam ph ê duyệt và chịu trách nhiệm chính và điều hành trực tiếp mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Giúp việc cho Giám đốc có Phó giám đốc – trợ giúp Giám đốc trong việc quản trị điều hành phòng kế toán và trực tiếp chịu trách nhiệm về hoạt động n ày.

 Phòng tổ chức hành chính: gồm 02 người. Thực hiện những công tác mang tính chất hành chính phục vụ cho guồng máy hoạt động kinh doanh của ngân h àng, thực hiện công tác quản trị, hậu cần, phục vụ công tác v à đời sống của cán bộ nhân viên của Ngân hàng.

 Phòng tín dụng và kế hoạch: gồm 11 người.

+ Về tín dụng: là bộ phận giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu hoạt động của ngân hàng có chức năng chuyên sâu về nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng, đầu tư, chiết khấu,... nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn vay v à các dịch vụ ngân hàng khác của các tổ chức kinh tế, dân cư. Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng, đầu mối thự c hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng, thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh v à đầu tư chứng khoán, hoạt động kinh tế đối ngoại.

+ Về kế hoạch: chuyên nghiên cứu, đề xuất chiến lược kinh doanh, chiến lược huy động vốn, cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh, xây dựng kế hoạch kinh doanh theo định hướng kinh doanh của ngân hàng.

 Phòng kế toán: gồm 23 người. Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong v à ngoài nước như thanh toán liên ngân hàng theo h ệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thanh toán bù trừ giữa ngân hàng với ngân hàng khác và các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp với nhau. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của ngân hàng.

+ Bộ phận huy động vốn (tiết kiệm): thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến huy động vốn.

+ Bộ phận ngân quỹ : thực hiện các nghiệp vụ thu chi các khoản tiền trong ngân hàng như : hoạt động giải ngân, thu hồi nợ gốc v à lãi vay.

2.5.3 Thực trạng cán bộ tại chi nhánh Ngân h àng Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn thành phố Nha Trang đến 31/07/2007 Nông thôn thành phố Nha Trang đến 31/07/2007

Tổng số lao động đến ngày 31/07/2007 là 38 người. - Về cơ cấu : + Nam : 10 người, chiếm 26,32%. + Nữ : 28 người, chiếm 73,68%. - Về trình độ :

o Đại học : 30 người, chiếm tỷ lệ 78,95%.

o Trung cấp, cao đẳng : 5 người, chiếm tỷ lệ 13,16%. o Sơ cấp và chưa qua đào tạo: 3 người, chiếm tỷ lệ 7,89% - Phân công bố trí cán bộ :

 Ban giám đốc : 2 người, chiếm tỷ lệ 5,26%.

 Phòng tín dụng và kế hoạch : 11 người, chiếm tỷ lệ 28,95%.

 Phòng hành chính : 2 người, chiếm tỷ lệ 5,26%.

2.6 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHI ỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ NHA TRANG TRONG THỜI GIAN QUA

2.6.1 Những thuận lợi và khó khăn tác động đến hoạt động kinh doanh trong 3năm 2004 - 2006 năm 2004 - 2006

2.6.1.1. Thuận lợi

- NHNo&PTNT thành phố Nha Trang nằm trên địa bàn thành phố Nha Trang có tốc độ phát triển các chỉ tiêu kinh tế xã hội cao.

- Là Ngân hàng quốc doanh thuộc sở hữu nhà nước nên tạo được tâm lý an toàn và tin tưởng cho người dân gửi tiền vào Ngân hàng.

- Tiềm năng trong sản xuất nông, lâm, ng ư nghiệp rất lớn và là thị trường để mở rộng đầu tư tín dụng.

- Là một mắt xích trong mạng lưới hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam nên NHNo&PTNT thành phố Nha Trang có thương hiệu và uy tín lớn.

- Ban Giám đốc điều hành có đủ năng lực, trình độ để lãnh đạo, dám làm,dám chịu từng bước đưa chi nhánh vượt qua những thử thách khó khăn lớn, tồn tại v à phát triển vững mạnh.

- Đảng và Nhà nước rất quan tâm và tập trung chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn, thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

2.6.1.2 Khó khăn

- Năm 2004, 2005 khí hậu thay đổi thất thường, hạn hán, bão lụt kéo dài ảnh hưởng nhiều đến thời tiết năm 2006 gây b ão lụt kéo dài. Nền kinh tế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa gặp nhiều khó khăn, nhất là ngành xây dựng và giao thông.

- Dịch cúm gia cầm bùng phát từ đầu năm 2005 kéo dài sang năm nay.

- Ngành nuôi trồng thủy sản thất bại trong những năm qua do bị ô nhiễm môi trường và thu hẹp diện tích nuôi làm giảm sản lượng lớn.

- Việc thay đổi giá cả xăng dầu liên tục làm gia tăng giá của các mặt hàng khác đặc biệt là mặt hàng tiêu dùng.

- Giá vàng tăng đột biến vào các tháng cuối năm tác động mạnh đến thị trường bất động sản bị đóng băng.

- Giá đường biến động giảm mạnh do tình hình buôn lậu các tỉnh biên giới ngày càng tăng.

- Thành phố đang mở rộng cơ sở hạ tầng, khu du lịch và khách sạn được xây dựng nhiều trên khắp bãi biển Nha Trang, các khu dân cư cao cấp được hình thành.

- Là chi nhánh cấp II – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Nha Trang cũng gặp nhiều khó khăn. Đó l à sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng trên địa bàn, đặc biệt trong 3 năm gần đây hàng loạt các ngân hàng cổ phần mở chi nhánh cấp I và phòng giao dịch. Đến nay, trên địa bàn thành phố Nha Trang có trụ sở của 18 chi nhánh Ngân hàng thương mại cấp I, 3 quỹ tín dụng nhân dân v à trên 20 phòng giao dịch của các chi nhánh đang hoạt động, nâng tổng điểm giao dịch lên 42, chưa kể đến các “quỹ tín dụng” không hợp pháp (dịch v ụ đảo nợ),… dự kiến đến cuối năm 2007 sẽ có thêm Ngân hàng An Bình, Ngân hàng Quân Đội mở chi nhánh tại Nha Trang. Đặc biệt, với khoảng đ ường kính 0,5km có 15 chi nhánh cấp I (NH Ngoại Thương, NH Đầu Tư, NH Quốc tế, NH Đông Nam Á, NH Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, NH Sài gòn thường tín, NH Công thương, NH Kỷ thương, NH Á Châu, NH Ngoài quốc doanh, NH Đông Á, NH Đầu t ư và Phát triển, NH chính sách xã hội, NH Phương Đông). Các ngân hàng trên đ ều có kinh nghiệm, tiềm lực và sản phẩm dịch vụ tương đương gây áp lực cạnh tranh rất lớn.

Nhìn chung nền kinh tế của Thành phố trong thời gian 3 năm 2004 - 2006 không được thuận lợi nhiều ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, từ đó cũng tạo ra môi trường kinh doanh không thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Trước tình hình đó, hoạt động Ngân hàng cũng phải đương đầu với những thách thức của nền kinh tế và thách thức của bản thân, bởi năng lực t ài chính của chi

nhánh chưa đủ mạnh, trình độ năng lực cán bộ và công nghệ kinh doanh còn nhiều bất cập trước nhu cầu hội nhập,… Với những thách thức đó, chi nhánh đ ã được sự quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ của Ban giám đốc và các phòng ban NHNo&PTNT t ỉnh Khánh Hòa cũng như của các ngành trong tỉnh, cộng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, chi nhánh đã đạt được kết quả kinh doanh trong 3 năm 2004 – 2006 như sau:

2.6.2 Kết quả thực hiện

2.6.2.1 Tình hình hoạt động của NHNo & PTNT thành phố Nha Trang

Trong thời gian qua, dựa vào tiềm năng sẵn có cùng tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, NHNo&PTNT thành phố Nha Trang đã không ngừng phát triển. Qua bảng 2.1, ta nhận thấy:

o Nguồn vốn huy động tính đến thời điểm ng ày 31/12/2005 của chi nhánh là 347.800 triệu đồng, tăng 52.200 triệu đồng so với c ùng kỳ năm 2004 (tương đương tăng 17,66%). Năm 2006, đạt 436.200 triệu đồng, tăng 88.400 triệu đồng (t ương đương tăng 25,42%) so với năm 2005.

o Lợi nhuận trừ lương: năm 2005, đạt 8.747 triệu đồng, tăng 2.287 triệu đồng so với năm 2004 (tương đương tăng 35,40%). Năm 2006, đ ạt 9.025 triệu đồng, tăng 278 triệu đồng, tương đương tăng 3,18% so với năm 2005.

o Thu ngoài tín dụng: năm 2005, đạt 1.001 triệu đồng, tăng 252 triệu đồng so với năm 2004. Năm 2006, đạt 1.247 triệu đồng, tăng 246 triệu đồng so với năm 2005, tương đương tăng 24,58%.

Về chỉ tiêu nợ xấu, ta không thể tiến hành so sánh được vì cách lấy số liệu khác nhau, bản chất nợ xấu ở các thời điểm l à khác nhau, theo quyết định 636/QĐ – HĐBT, việc chuyển nhóm nợ nhóm 3 do nhiều khoản nợ đ ược cơ cấu hoặc gia hạn. Bên cạnh đó, chi nhánh đã chủ động phân loại nợ trên cơ sở khả năng thu nợ của khách hàng và tình hình tài chính c ủa chi nhánh (thực tế tập trung v ào một doanh nghiệp có dư nợ trên 6 tỷ có khả năng thu 70% trong năm 2007).

56

Bảng 2.1 : Tình hình hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT thành phố Nha Trang trong 3 năm 2004 - 2006. So sánh 2005/ 2004 So sánh 2006/ 2005 CHỈ TIÊU Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 +/- % +/- % (1) (2) (3) (4)=(2)-(1) (5)=(4)/(1)*100 (6)=(3)-(2) (7)=(6)/(2)*100 Nguồn vốn huy động (TRđ) 295.600 347.800 436.200 52.200 17,66 88.400 25,42

Trong đó: tiền gửi dân cư 247.500 282.500 366.000 35.000 14,14 83.500 29,56

Dư nợ ( TRđ) 209,300 219,300 250,400 10,000 4,78 31,100 14,28

Tỷ lệ khả năng sinh lời (%) 97 97 99

Nợ xấu (TRđ) 368 2.505 10.502 2.137 580,71 7.997 319,24

Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,07 0,18 0,20

Lợi nhuận trừ lương (TRđ) 6.460 8.747 9.025 2.287 35,40 278 3,18

Với số liệu trên, nguồn vốn huy động bình quân 12,9 tỷ/ người, dư nợ bình quân 6,26 tỷ/ người, thu ngoài tín dụng bình quân 39,5 triệu/ người/ năm, các chỉ tiêu này đều cao hơn mức bình quân chung của NHNo tỉnh Khánh Hòa và đạt lợi nhuận bình quân 213,2 triệu/ người/ năm.

2.6.2.2. Công tác huy động vốn

Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn về lãi suất và phương thức huy động vốn, để có thể thu hút đ ược khách hàng và từng bước chiếm lĩnh thị trường vốn, NHNo&PTNT thành phố Nha Trang thực hiện với phương châm “đi vay để cho vay” đã phát huy tiềm năng nguồn vốn nhàn

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng dịch vụ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Nha Trang (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)