Đối với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và các Bộ, ban ngành liên quan

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng dịch vụ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Nha Trang (Trang 125)

Trong thực tế, việc quản lý Nhà nước đối với Ngân hàng trên địa bàn tỉnh, thành phố nói chung thật khó khăn và lắm phức tạp. Do tính chất đặc th ù của hoạt động Ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh đặc biệt: Kinh doanh tiền tệ. Nhằm thực hiện vai trò quản lý Nhà nước đối với Ngân hàng có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước cần nhanh chóng thực hiện các giải pháp sau:

- Nghiên cứu định hướng phát triển kinh tế xã hội bền vững, những nội dung, chương trình, các giải pháp công tác của toàn ngành trong năm tới để tổ chức và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các hoạt động ngân hàng, nhằm góp phần đưa hoạt động của toàn ngành và các đơn vị hoạt động trên địa bàn vận động theo hướng tích cực, góp phần to lớn hơn, chủ động và hiệu quả hơn cho công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước.

- Về thể chế, cần tích cực hoàn thiện môi trường pháp lý cho sự phát triển của thị trường dịch vụ ngân hàng theo các nguyên tắc thị trường, sớm ban hành và áp dụng các quy định về hoạt động ngân h àng theo các tiêu chuẩn quốc tế đồng thời phù hợp với tập quán và thông lệ kinh doanh của Việt Nam. Đảm bảo môi trường pháp luật được minh mạch, thông thoáng, ổn định, đảm bảo b ình đẳng và an toàn cho các doanh nghiệp tham gia thị trường tài chính. Luật dân sự, văn bản hướng

dẫn Luật dân sự, Luật đất đai,... cần có những quy định cụ thể để bảo vệ quyền lợi của người cho vay.

- Nhanh chóng thiết lập một thị trường tài chính hoàn chỉnh và hiệu quả. Cần thiết phải có biện pháp bảo vệ và bảo hộ hoặc một lộ trình thực hiện cam kết hội nhập phù hợp để giúp hệ thống các định chế tài chính trong nước có thêm thời gian chuyển đổi và thích nghi trước nhu cầu hội nhập thị trường tài chính thế giới.

- Điều chỉnh mức lãi suất và phí phù hợp với thị trường dịch vụ ngân hàng Việt Nam. Về lãi suất, cần phải được điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với cung và cầu vốn cũng như phù hợp với việc phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Để hạn chế cạnh tranh không lành mạnh về lãi suất, cần tăng cường vai trò của Hiệp hội ngân hàng cũng như nâng cao vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc kiểm soát, điều tiết lãi suất thị trường thông qua lãi suất định hướng của mình.

- Thực hiện đồng nhất các văn bản h ướng dẫn của các Bộ đối với địa phương, tạo điều kiện cho cơ chế đảm bảo tiền vay được tiện lợi, giảm thiểu các giấy tờ, thủ tục không cần thiết mà vẫn đảm bảo tính pháp lý được chặt chẽ.

- Rà soát lại các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp với thực tế để hệ thống các văn bản của ngành mang tính pháp lý cao chứ không đơn thuần là hướng dẫn nghiệp vụ.

- Nền kinh tế nước ta vẫn nặng về thanh toán bằng tiền mặt, đối t ượng sử dụng thẻ ATM chủ yếu là người hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại, dịch vụ. Nhằm mục đích hạn chế d ùng tiền mặt, cần khuyến khích các cơ quan chi trả lương cho cán bộ nhân viên qua hệ thống tài khoản ngân hàng. Song song cùng với trả tiền tài khoản, phải phát triển hệ thống thu tiền bằng thẻ tại tất cả các cửa hàng, cửa hiệu có đăng ký kinh doanh. Khi khách h àng đưa thẻ thanh toán phải chấp nhận thanh toán, không được đòi tiền mặt.

- Đối với ngành Tư pháp: cần nâng cao mối quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ cho hoạt động tín dụng phát triển. Riêng hoạt động Tòa án, cần phải chú ý giải

quyết các vụ tranh chấp, tăng cường sự hỗ trợ, giúp đỡ chi nhánh thu hồi nợ tồn đọng, nâng cao năng lực tài chính, sức cạnh tranh cho chi nhánh.

- Đối với chính quyền địa phương, Ủy ban nhân dân xã (phường): nâng cao tinh thần hợp tác, phối hợp trong công tác thu hồi nợ xấu khi xử lý t ài sản thế chấp, các khoản nợ có bảo đảm.

- Đối với phòng Tài nguyên – Môi trường, phòng công chứng: cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ chi nhánh trong việc xác thực các giấy tờ thủ tục có liên quan, đảm bảo tính chính xác, giảm thiểu rủi ro tín dụng cũng như rút ngắn được thời gian lập hồ sơ vay vốn.

- Bên cạnh đó về phía thị trường cần hình thành thị trường mua bán lại. Đó có thể là thị trường thứ cấp đối với những sản phẩm cho vay tín dụng. Ví dụ thị trường bán lại xe ô tô, xe máy, căn hộ chung cư,... Để khi người vay không trả được nợ, các ngân hàng có thể thông qua thị trường này bán lại động sản và bất động sản, nhanh chóng thu hồi được nợ.

4.3.2 Đối với NHNo&PTNT Việt Nam v à NHNo&PTNT tỉnh Khánh Hòa

- Đề nghị NHNo&PTNT Việt Nam có quy chế về công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ tín dụng, đặc biệt quan tâm đào tạo sau đại học, mở rộng nhiều lớp đào tạo dài ngày, đào tạo tại chỗ bằng cách trao đổi kinh nghiệm, học tập kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về pháp luật.

- Xây dựng mức lãi suất cạnh tranh phù hợp trên địa bàn.

- Cho phép tiếp tục xử lý đối với nợ tồn đọng cho vay khắc phục c ơn bão số 5 (năm 1997) để giảm bớt khó khăn về tài chính và tránh rủi ro do tài sản không được bảo quản kịp thời, thu hồi nhanh chóng số d ư nợ còn tồn đọng.

- Quan tâm đến việc giao chỉ tiêu cụ thể cho từng chi nhánh phù hợp với điều kiện kinh doanh và khả năng thực hiện.

- Tiếp tục mở các lớp tập huấn, bồi d ưỡng nghiệp vụ ngân hàng, tin học cho cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển nguồn nhân lực.

- Nhanh chóng cho phép chi nhánh xây d ựng trang Web nhằm cung cấp thông tin và thực hiện các dịch vụ ngân hàng tiện ích như Internet banking.

- Xúc tiến quá trình liên thông thẻ trong hệ thống các ngân hàng thương mại mà trước mắt là thẻ ATM.

- Nâng cấp chi nhánh thành chi nhánh cấp 1.

- Đề nghị rà soát lại các văn bản hiện hành để có công bố chính thức những văn bản còn hiệu lực, những văn bản bị bãi bỏ, có những chỉ đạo cụ thể, nhanh nhạy hơn trong công tác nghiệp vụ.

4.4 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng dịch vụ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Nha Trang (Trang 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)