KẾT QUẢ DẠY THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu hướng dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao ở nhà trường thpt theo đặc trưng loại thể (Trang 156 - 164)

Bảng số 1

Líp Số học sinh Học sinh đạt yêu cầu Học sinh không đạt yêu cầu

Số học sinh Tỷ lệ % Số học sinh Tỷ lệ % 11A5

Tân Yên I 50 43 86% 07 14%

Bảng sè 2

Líp Số học sinh Học sinh đạt yêu cầu Học sinh không đạt yêu cầu

Số học sinh Tỷ lệ % Số học sinh Tỷ lệ % 11A4

Hiệp Hòa II 52 48 92,3% 04 7,7% Bảng sè 3

Líp Số học sinh Học sinh đạt yêu cầu Học sinh không đạt yêu cầu

Số học sinh Tỷ lệ % Số học sinh Tỷ lệ % 11A6

Hiệp Hòa II 49 43 87,5% 06 12,5%

Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm:

Líp Số học sinh Học sinh đạt yêu cầu Học sinh không đạt yêu cầu

Số học sinh Tỷ lệ % Số học sinh Tỷ lệ %

11 151 134 88,74 17 12,26

Bài dạy học “Chí Phèo” của Nam Cao được phân phối trong chương trình Văn lớp 11, với hai tiết dạy học. Khi thiết kế bài soạn, chúng tôi đã bám sát vào phương hướng dạy học theo hướng mà chúng tôi đã đề ra: Về nội dung phải bám sát vào đặc điểm thi pháp truyện Nam Cao, chất kịch tính của truyện ngắn này – một truyện ngắn nhiều kịch tính, đa giọng điệu. Về phương pháp và biện pháp là phải biết kết hợp và sử dụng thật linh hoạt nhiều phương pháp có tính chất đặc thù trong dạy học tác phẩm văn học như: đọc diễn cảm, đặt hệ thống những câu hỏi gợi mở, sử dụng những biện pháp giảng – bình, biện pháp so sánh, sử dụng ba con đường phân tích tác phẩm văn học.

Sau khi thiết kế xong hoàn thiện phần giáo án, chúng tôi đã tham khảo nhiều ý kiến của đồng nghiệp và tiến hành dạy thực nghiệm. Từ những ý kiến của đồng nghiệp và kết quả dạy thực nghiệm, có thể rót ra một vài nhận xét.

Về mặt nội dung kiến thức

Bài thiết kế và dạy thể nghiệm đã đi theo hướng từ những kiến thức khái quát đến cụ thể hóa: từ cuộc đời, con người Nam Cao đến những đặc sắc riêng về mặt nội dung và nghệ thuật của tác phẩm... Những chi tiết về cuộc đời, con người Nam Cao giúp học sinh lý giải được những đặc điểm riêng biệt trong truyện ngắn của Nam Cao – trong đời tư diễn biến theo dòng tâm trạng.

Từ việc thiết kế giáo án như trên, hiệu quả giờ dạy – học tác phẩm được nêu lên. Cả hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh đều được chủ dộng, sáng tạo, nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đều được học sinh tiếp nhận một cách khá đầy đủ và sâu sắc. Cách thiết kế giáo án như vậy đã góp phần kéo gần lại những khoảng cách thẩm mỹ giữa các tác phẩm với học sinh, khắc phục được tâm lý học đối phó, thụ động, thiết sáng tạo ở các em, giúp nâng cao năng lực văn học, những kỹ năng làm văn

cho học sinh qua việc cảm nhận, phân tích kịch tính, chiều sâu, nội tâm nhân vật chính. Từ đó học sinh sẽ có thêm những kinh nghiệm trong việc chiếm lĩnh, tiếp nhận những truyện ngắn khác có cùng đề tài một số cách chủ động, sáng tạo, khoa học.

Hướng dẫn học sinh phân tích tác phẩm, bài dạy học thực nghiệm cũng chú ý tới đặc điểm của thể truyện (hình tượng nhân vật) và đặc trưng của thể chuyện (diễn biến trong nội tâm của nhân vật). Bài soạn giảng đã đi theo đúng trình tự bi kịch về số phận nhân vật Chí Phèo từ một con người lương thiện trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại với bao nhiêu mối giằng co, sóng gió trong sự chìm nổi của kiếp người.

Mở đầu truyện ngắn hình ảnh một nhân vật Hắn với những tính cách, hành động đầy kịch tính trong một giọng văn của người kể chuyện xen lẫn với giọng của nhân vật. Bước sang đoạn thứ hai là không khí yên ả đưa ta về quá khứ xa vời của Chí. Tiếp theo là đoạn ba với giọng văn giữa những suy nghiệm tính toán của Chí có nên hay không vào nhà Bá Kiến. Song những suy nghiệm của Chí tạo cho nét kịch tính chùng xuống, “những cái hắn sợ là hão cả”. Màn kịch tiếp diễn bình thường khi tác giả danh cả một trang để nói về những suy nghiệm của Bá Kiến, những suy nghiệm của một tổng lý già đời. Đoạn hai không dài lắm, nhằm đặc tả một đoạn đời của Chí. Từ lúc mở đầu tác oai tác quái cho tới khi gặp Bá Kiến nút kịch đã tháo gỡ, Chí Phèo “nhận đi ngay“, “Hắn tức khắc đến nhà Đội Tảo và cất tiếng chửi ngay đầu ngõ”. Đoạn năm là một đoạn dài nhằm diễn tấn kịch đau đớn lúc cao lúc thấp với một giọng văn sắc sảo, ngôn ngữ kịch tính thật hấp dẫn trong khi miêu tả những lời lẽ, cử chỉ, hành động của một nhân vật diễn ra dồn dập. Đoạn kết thúc như một khúc vĩ thanh báo hiệu nhân vật đã chết. Từ đầu cho tới cuối tác phẩm là những hành động, lời lẽ của Chí Phèo luôn thay đổi theo dòng chảy tăng cấp. Đến lúc gặp Bá Kiến lần thứ ba màn kịch bước vào cao trào đỉnh điểm. Hành động của Chí Phèo diễn ra trong

nháy mắt, một lúc kết liễu cuộc đời hai nhân vật. Cái sâu sắc, cái độc đáo ở kịch tính trong truyện ngắn này lúc căng, lúc chùng, lúc cao, lúc thấp chính là nhờ cái tài trong việc sử dụng ngôn ngữ của nhà văn và đặc biệt là việc diễn tả tâm lý nội tâm nhân vật. Chí Phèo thực sự là một vở kịch và là một tấn bi kịch đau đớn của người nông dân hiền lành, vô tội, bị đẩy đến mất hết cả nhân hình lẫn nhân tính, chỉ bằng cách đứng lên trả thù, đòi quyền sống, quyền được làm người lương thiện.

Về phương pháp và biện pháp dạy học:

Bài soạn giảng trên đây đã chú ý phối hợp các phương pháp và biện pháp một cách linh hoạt. Các phương pháp và biện pháp sử dụng trong bài soạn giảng đều được lựa chọn, thanh lọc có chú ý tới việc khai thác chiều sâu kịch tính của tác phẩm. Đặc điểm trong giờ học giáo viên luôn chú ý tới những thời điểm tranh luận tạo bầu không khí văn chương bằng hệ thống những câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi mang nhiều Èn ý, ngoài ra còn thiếu câu hỏi mang tính chất gợi mở, câu hỏi phát hiện.

Cùng với những phương pháp, biện pháp là một hệ thống câu hỏi, những lời dẫn dắt, định hướng, những lời giảng – bình sinh động...Bài thiết kế đã rất chú ý tới việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học. Giờ học xây dựng sự tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, định hướng của giáo viên nhằm giúp cho học sinh từng bước khám phá tác phẩm một cách đầy đủ, trọn vẹn cả về mặt nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuật.

Qua bài thiết kế giáo án và dạy thể nghiệm đã cho thấy tính khả thi của giáo án. Tỷ lệ phần trăm số học sinh hiểu và nắm được bài học là rất khá, học sinh đã có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc tiếp cận, chiếm lĩnh những loại thể truyện ngắn ở nhà trường phổ thông.

KẾT LUẬN

Trước hết phải khẳng định rằng: Vấn đề loại thể văn học trong thực tế giảng dạy ở trường phổ thông đặt ra không những như một vấn đề tri thức mà chủ yếu còn là một vấn đề phương pháp. Giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể chính là một phương diện lớn của việc giảng dạy tác phẩm văn học trong sự thống nhất giữa hình thức với nội dung, một sự giảng dạy đi đúng với quy luật và bản chất văn học, đồng thời đảm bảo hiệu quả giáo dục cao nhất. Truyện ngắn là một trong những “thể loại cái” trong đời sống sáng tác và phê bình văn học, và còn chiếm một vị trí quan trọng trong văn học nhà trường. Do đó con đường tiếp cận đúng hướng và dạy học thể loại này đạt hiệu quả cao nhất là xuất phát từ chính những đặc trưng của thi pháp thể loại.

Lý thuyết về phương pháp giảng dạy tác phẩm văn chương theo loại thể đã khẳng định: Mỗi tác phẩm văn học đều tồn tại dưới hình thức một loại thể nhất định, đòi hỏi một phương pháp, một cách thức phân tích giảng dạy phù hợp với nó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực trạng các giờ dạy học văn hiện nay còn đơn điệu, tẻ nhạt khiến học sinh không hứng thú học văn dẫn đến chất lượng môn văn ngày càng giảm sút. Các tác phẩm văn học thực sự có giá trị chưa có được chỗ đứng xứng đáng trong lòng người yêu nghệ thuật. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới thực trạng trên là khi phân tích tác phẩm văn học chúng ta không xác định đúng “chất của loại” trong “thể”. Xa rời bản chất loại thể của tác phẩm, thực chất là xa rời tác phẩm cả vê linh hồn lẫn thể xác. Vì vậy, khi khai thác tác phẩm văn học không những không làm cho tác phẩm trở lên sống động, giàu sức hấp dẫn mà ngược lại làm cho tác phẩm khô khan, chết cứng. Đúng như Tiến sĩ Nguyễn Viết Chữ đã nhấn mạnh: “Bệnh

công thức cứng nhắc, bệnh rập khuôn, máy móc, bệnh xã hội học dung tục... đều sinh ra từ đó”. Yêu cầu có tính cấp thiết hiện nay là phải xác định đúng “chất của loại” trong “thể” khi phân tích tác phẩm văn chương. Bởi “Giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể chính là một phương diện lớn của việc giảng dạy tác phẩm văn học trong sự thống nhất giữa hình thức với nội dung, một sự giảng dạy đi đúng hướng với quy luật và bản chất của văn học, đồng thời bảo đảm hiệu quả giáo dục cao nhất” [23/44].

Nam Cao là nhà văn được đánh giá là trong sè Ýt những gương mặt nổi bật nhất của văn xuôi hiện đại, là cây bút tiêu biểu nhất, xuất sắc nhất không chỉ của trào lưu văn học hiện đại trong giai đoạn phát triển cuối cùng (1940 - 1945) mà của cả văn học hiện thực phê phán Việt Nam (1930 - 1945).

Mặc dù thời gian sáng tác không phải là dài (chỉ 15 năm, từ 1936 - 1951) và khối lượng tác phẩm để lại không phải là lớn nhưng chúng đã thật sự trở thành “Mẫu số vĩnh hằng” trong nền văn học dân tộc. Nhiều tác phẩm của Nam Cao đã đạt tới “mẫu mực”, “cổ điển” cho thể loại truyện ngắn cũng như truyện dài. Những tác phẩm của Nam Cao Èn chứa một sức sống lâu bền của phong cách và tài năng lớn, làm rung động nhiều thế hệ bạn đọc, hấp dẫn, lôi cuốn nhiều nhà nghiên cứu. Nam Cao thực sự là một tấm gương sáng về tâm hồn trung thực và tinh thần cách mạng của một nhà văn chiến sỹ. Cho tới nay Nam Cao và các tác phẩm của ông đã có trên 200 công trình nghiên cứu lớn nhỏ về nhà văn hai cuộc hội thảo khoa học về Nam Cao (1978 - 1991) và đặc biệt việc nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh cho Nam Cao là những bằng chứng khẳng định vị trí quan trọng, vẻ vang của nhà văn trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại.

Luận văn khoa học đi vào nghiên cứu những biểu hiện kịch tính của tác phẩm “Chí Phèo” thể hiện ở nhiều phương diện: Ngôn ngữ, cốt truyện, cách xây dựng nhân vật, giọng điệu, kết cấu, đặc biệt là tài năng của tác giả

miêu tả cách nhân vật làm việc đó để qua đó làm sáng tỏ tình huống kịch, hành động kịch, tâm trạng kịch.

Nam Cao có sở trường trong miêu tả tâm trạng, quá trình diễn biến tâm lý phức tạp của nhân vật, làm nổi bật bi kịch đời thường, bi kịch nhân cách, bi kịch tinh thần của con người. Và điều quan trọng hơn là vượt lên trên cái khung đề tài là vấn đề kiếp người, thân phận con người, vấn đề con người bị tha hóa, biến chất về đạo đức và băng hoại về tinh thần.

Đi vào cuộc đời người nông dân lưu manh hóa, vừa tiêu biểu cho sù tha hóa phổ biến trong cái xã hội tàn phá tâm hồn con người – ngòi bút Nam Cao đạt tới một sức mạnh phê phán mãnh liệt, sâu sắc, Ýt có.

Trước Nam Cao , văn học đã ghi lại không Ýt tấn bi kịch của sự bần cùng. Nhưng trước Nam Cao, chưa có ai đi sâu vào mối họa có lẽ còn ghê sợ hơn bản thân sự bần cùng đó; mối nguy cơ bị hủy hoại trong con người những giá trị người.Nam Cao là người đầu tiên chăm chú theo dõi, và buộc ta cùng theo dõi, để mà đau đớn và lo âu, cái quá trình tước đoạt của con người, chính những cái xác định họ là một con người, đẩy họ từ chỗ làm người đúng nghĩa của chữ làm người xuống hàng một “con vật lạ”, với “con quỷ dữ” [ 41/383], từ người hiền lành biến thành mối đe dọa cuộc sống của dân lành.

“Chí Phèo” là một diện mạo rất mới lạ về nghệ thuật xây dựng truyện. Một sự cả tính hóa nhân vật triệt để, một kết cấu phức tạp, đi theo dòng chảy tâm lý nhiều hơn là dòng chảy thời gian, một giọng kể phong phú và biến ảo, một cách hành văn độc đáo và đấy hàm ý... Tất cả đã làm cho Chí Phèo dường như vượt trước thời gian, để mang một dáng vẻ hiện đại rất hiếm có trong văn xuôi lúc bấy giờ.

Qua thực tế khảo nghiệm về tình hình dạy học truyện ngắn “Chí Phèo” ở nhà trường Phổ thông hiện nay, chúng tôi đều nhận thấy giáo viên chưa chú ý đến đặc trưng thi pháp loại thể truyện ngắn Nam Cao, việc dạy

học Chí Phèo không được xác định theo đúng đặc trưng loại thể truyện ngắn nhiều kịch tính, bi kịch số phận đan xen chồng chất trong tác phẩm. Bên cạnh đó về phía sách giáo khoa, sách tham khảo, sách hướng dẫn học tập cũng chưa chú ý về vấn đề này. Mặt khác, chúng tôi cũng đã tiến hành nghiên cứu đặc trưng thi pháp loại thể truyện ngắn Nam Cao với những biểu hiện của chất hiện thực nhiều kịch tính, bi kịch trước những số phận khốn khổ của người nông dân lao động. Trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp khắc phục tình trạng dạy học “Chí Phèo” ở trong nhà trường hiện nay nhằm góp phần nâng cao dạy học truyện ngắn ở nhà trường nói chung và truyện ngắn Nam Cao nói riêng.

Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra một số phương pháp, biện pháp: Dạy học “Chí Phèo” phải bám sát vào thi pháp loại thể truyện ngắn của Nam Cao; đảm bảo phù hợp với trình độ tiếp nhận của học sinh; nội dung kiến thức phải đảm bảo đặc điểm thể loại truyện ngắn nhiều kịch tính. Qua đó nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình tiếp cận, chiếm lĩnh tác phẩm. Người dạy phải sử dụng linh hoạt một số phương pháp và biện pháp khi dạy học truyện ngắn này: đọc diễn cảm thể hiện những điểm giàu kịch tính; xây dựng hệ thống câu hỏi nâng cao mức độ cảm thụ của học sinh; phương pháp so sánh, giảng – bình.. Yêu cầu đổi mới dạy học nói chung, giảng dạy tác phẩm văn chương theo loại thể nói riêng là vấn đề rất cấp thiết trong tình hình hiện nay. Thông qua việc soạn giáo án và dạy thực nghiệm truyện ngắn Chí Phèo, chúng tôi khẳng định rằng những phương pháp và biện pháp hướng dẫn giảng dạy tác phẩm này có tính khả thi. Giờ học sôi nổi, giáo viên đã khai thác được vấn đề trọng tâm “chất kịch của tác phẩm”, học sinh hiểu và nắm được nội dung, Ên tượng của các em về tác phẩm rất sâu sắc, lòng saymê, hứng thú trong việc tiếp nhận và khám phá tác phẩm nhiệt tình và nghiêm túc.

“Chí Phèo” là tác phẩm xuất sắc nhất của Nam Cao. Tên tuổi Nam Cao gắn liền với truyện ngắn “Chí Phèo”. Tác phẩm đã được giới nghiên cứu, phê bình văn học và đông đảo bạn đọc mấy chục năm qua đánh giá là tác phẩm nổi bật nhất không chỉ đối với toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Nam Cao mà đối với cả trào lưu văn học hiện thực 1930 – 1945 và được

Một phần của tài liệu hướng dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao ở nhà trường thpt theo đặc trưng loại thể (Trang 156 - 164)