Nhân vật Bá Kiến – một tính cách kịch gian hùng

Một phần của tài liệu hướng dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao ở nhà trường thpt theo đặc trưng loại thể (Trang 145 - 148)

II. Phân tích tác phẩm

1.2. Nhân vật Bá Kiến – một tính cách kịch gian hùng

Giáo viên hỏi: Trong tác phẩm, Nam Cao không miêu tả ngoại hình Bá Kiến. Vậy điều gì đã giúp em hiểu được con người Bá Kiến?

- Học sinh suy nghĩ, trả lời:

- Giáo viên định hướng: Xây dựng nhân vật Bá Kiến, Nam Cao tập trung làm nổi bật bản chất giai cấp, bản chất xã hội của nhân vật, đồng thời khắc họa đầy những nét tính cách sinh động, độc đáo. Bản chất xã hội của Bá Kiến chủ yếu được biểu hiện trong mối quan hệ giữa Bá Kiến với Đội Tảo – “mâu thuẫn của một đàn cá tranh mồi”. Bản chất giai cấp của Bá Kiến được thông qua mối quan hệ giữa Bá Kiến – Chí Phèo. Nam Cao không để cho nhân vật Bá Kiến thể hiện trực tiếp tính cách, hành động của mình mà chủ yếu được thông qua những suy nghĩ thầm kín trong nội tâm, qua giọng quát rất sang, lối ngọt nhạt và nhất là cái cười Tào Tháo,… cả thói háo sắc, ghen tuông nữa.

Giáo viên hỏi: So với nhân vật Nghị Quế, Nghị Hách cùng giai cấp mà em đã được biết, thì nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm “Chí Phèo” này có những đặc điểm gì khác về tính cách, giọng điệu?

- Học sinh suy nghĩ, thảo luận, trả lời

- Giáo viên định hướng trả lời: Ở tác phẩm “Tắt đèn” (Ngô Tất Tố), nhân vật Nghị Quế là một tên gian ác, hống hách nhưng đó là cái ác thuần túy, đơn độc, thiếu chiều sâu. Với Nam Cao có một cách thể hiện chiều sâu của cái ác: Bá Kiến vừa là một người có quyền lực, âm mưu xảo quyệt, “khôn róc đời”, biết cách dùng người, trị người… của một người “bốn đời làm quan”. Song ở Bá Kiến luôn tồn tại trong sự bất an, không yên ổn, ghen tuông, háo sắc, sợ vợ,…

Giáo viên hỏi: Những chi tiết nào nói lên tính cách, giọng điệu gian hùng của Bá Kiến?

- Học sinh thảo luận, trả lời:

- Giáo viên định hướng, trả lời: Trong tác phẩm, Nam Cao đã dành 8/45 trang để “cụ tiên chỉ” làng Vũ Đại độc thoại nội tâm về cái “nghề làm quan”, “nghề tổng lý”: Trị không lợi thì cụ dùng, cần phải có những thằng đầu bò để trị những thằng đầu bò. “Một người khôn ngoan chỉ bóp đến nửa chừng. Hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhảy rồi dắt nó lên để nó đền ơn”.

Dưới ngòi bút của Nam Cao, hình tượng Bá Kiến hiện lên không hề đơn giản mà trái lại rất sinh động, đa dạng, phức tạp, nhiều vẻ thể hiện ngay ở giọng nói ngọt nhạt, giọng quát tháo rất sang và cả cái cười Tào Tháo… Qua những lần đối phó, lợi dụng Chí Phèo: “… Cụ cất tiếng rất sang, hỏi: “Cái gì mà đông thế này… Các bà đi vào nhà; đàn bà chỉ lôi thôi, biết gì…Bây giờ cụ Bá mới lại gần hắn khẽ lay và gọi: Anh Chí ơi! sao anh lại làm ra thế. Cụ Bá cười nhạt nhưng tiếng cười giòn giã lắm. Người ta bảo cụ hơn người cũng chỉ bởi cái cười. “Cái anh này nói hay! Ai làm gì mà anh phải chết? Đời người chứ có phải là con ngóe đâu? Lại say rồi phải không? ”. Rồi đổi giọng, cụ thân mật hỏi: “Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uống nước… Khổ quá, giá tôi ở nhà thì đâu đến nỗi.

Ta nói chuyện với nhau thế nào cũng xong… Ai, chứ anh với nó còn có họ kia đấy…”.

Giáo viên hỏi: Em có nhận xét gì về tính cách, giọng điệu Bá Kiến đối thoại với Chí Phèo ở lần hai và lần ba khi Chí Phèo đến xin Bá Kiến đi ở tù và đòi lương thiện?

- Học sinh suy nghĩ, phát hiện, trả lời:

- Giáo viên định hướng trả lời: Lần hai và ba, Chí Phèo đến nhà Bá Kiến xin đi ở tù và đòi lương thiện. Tính cách, giọng điệu Bá Kiến cũng bộc lộ rõ của một con người “từng trải”; “Anh Chí đi đâu đấy?”. Cụ quát để thử dây thần kinh của người “Anh này lại say khướt rồi”. Cụ Bá cười khanh khách. Cụ đứng lên và vỗ vai hắn bảo rằng: “Anh bứa lắm. Nhưng này anh Chí ạ, anh muốn đâm người cũng không khó gì. Đội Tảo còn nợ tôi 50 đồng đấy, anh chịu khó đến đòi cho tôi…”. Cuối tác phẩm, bạn đọc cũng nhận ra một giọng nói, một tính cách rất … Bá Kiến : “Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa thôi chứ, tôi không phải là cái kho. Rồi ném toẹt 5 hào xuống đất, cụ bảo hắn: Cầm lấy mà cút đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ bám mãi người ta thế này à? … Thôi cầm lấy vậy tôi không còn hơn… Giỏi hôm nay tôi mới thấy anh không đòi tiền. Thế anh cần gì?... Ô tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ…”.

Giáo viên hỏi: Em hình dung và suy nghĩ như thế nào về cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến?

- Học sinh suy nghĩ, thảo luận, trả lời:

- Giáo viên định hướng, trả lời: Với Chí Phèo, vung dao đâm chết Bá Kiến rồi tự sát thì đây không phải là vụ giết người mới của Chí Phèo lưu manh lâu nay, mà có thể nói đó là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân cùng khổ đã được thức tỉnh về lương tri. Vì Chí Phèo không thể sống mãi với cái hình hài con quỷ dữ ở cái làng quê nghèo đói này. Mặt khác, Chí Phèo đòi lương thiện - đòi một thứ mà ở giai cấp thống trị không

bao giờ có được. Để cho Chí Phèo chết, nhân vật sẽ không rơi tiếp vào con đường tội lỗi. Đó là một giải pháp hữu hiệu đối với nhân vật trong hoàn cảnh này.

Cái chết của Bá Kiến phản ánh một quy luật tất yếu mâu thuẫn giữa giai cấp địa chủ với người nông dân. Nam Cao đã cảm nhận được tính khốc liệt của mối xung đột giai cấp ở nông thôn và không có gì có thể xoa dịu, càng nén xuống thì càng dễ bùng nổ. Và khi nổ bùng thì thật đáng sợ cho bọn thống trị.

Giáo viên hỏi: Thái đội của dân làng Vũ Đại trước cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến như thế nào?

- Học sinh suy nghĩ, tìm tòi, phát hiện, trả lời:

- Giáo viên định hướng trả lời: Cả làng Vũ Đại nhao lên, họ bàn tán rất nhiều: Nguyền rủa, đáng đời, có người sợ hãi, ám ảnh, chết trong sự dọa nạt và tranh dành. Có kẻ đay nghiến,... Riêng chỉ có một người chôn Chí Phèo trong tâm tưởng đó là Thị Nở, một người xấu nhất lại có tình người lớn lao, cao cả nhất, vị tha nhất, gửi niềm tin vào lòng tốt bình thường.

Một phần của tài liệu hướng dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao ở nhà trường thpt theo đặc trưng loại thể (Trang 145 - 148)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w