Sách giáo viên văn 11 (tập 1)

Một phần của tài liệu hướng dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao ở nhà trường thpt theo đặc trưng loại thể (Trang 73 - 75)

III. QUÁ TRÌNH KHẢO NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM

2.Sách giáo viên văn 11 (tập 1)

Mục đích, ý nghĩa của việc biện soạn sách giáo viên là đưa đến cho giáo viên và học sinh tham khảo, định hướng cho giáo viên trong quá trình giảng dạy, tuỳ theo trình độ, khả năng, tâm huyết của mỗi giáo viên mà có sự tham khảo, mục đích ý nghĩa sử dụng bài dạy khác nhau. Thực tế, có giáo viên tham khảo, tiếp thu một cách có chọn lọc trong giờ dạy, có giáo viên sử dụng tuỳ ở từng mức độ cụ thể, có giáo viên xem đó như một giáo án hoàn chỉnh.. Điều dễ nhận thấy vài trò, tầm quan trọng ở SGV là dù sử

dụng nó như thế nào thì đó cũng là vấn đề giúp giáo viên định hướng giờ dạy một cách tối ưu.

Việc định hướng tìm hiểu truyện ngắn "Chí Phèo" của Nam Cao từ sách giáo viên văn 11, chúng tôi nhận thấy sách giáo viên đã tập trung khai thác truyện ngắn này ở những vấn đề sau:

Tìm hiểu, phân tích nhân vật Chí Phèo, tài liệu hướng dẫn tập trung khai thác, quá trình tha hoá của Chí từ một con người lương thiện trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại. Đó là sự tha hoá cả về ngoại hình lẫn bản chất bên trong của Chí Phèo. Bên trong của một con người tưởng như không còn tính người Êy, nhà văn vẫn có thể tin tưởng ở tia sáng lương tri, khát khao đòi quyền sống, quyền được làm người lương thiện...

Với nhân vật Bá Kiến, sách giáo viên tập trung khai thác được bản chất nham hiểm của con người Bá Kiến., Tài liệu hướng dẫn đã chỉ ra hướng tiếp cận giá trị hiện thực khi đặt nhân vật trong mối quan hệ với nhau. Mâu thuẫn nông dân với địa chủ phong kiến gay gắt, Nam Cao đã xây dựng nên một bức tranh hiện thực rộng lớn mang ý nghĩa khái quát về tình trạng lưu manh của người nông dân và hiện tượng đè nén áp bức của bọn cường hào ở nông thôn lúc bấy giờ.

Về mặt nghệ thuật, sách giáo viên hướng dẫn cũng tập trung đi sâu và khai thác những thành công trong cách xây dựng nhân vật điển hình hoá, trong hoàn cảnh điển hình, lối kể chuyện hấp dẫn, lối phân tích tâm lý nhân vật, ngôn ngữ giọng điệu độc đáo. Điều này mang đến cho truyện chiều sâu nhân đạo và nhân văn của Nam Cao. Nhìn chung, ở tài liệu này, với vai trò định hướng, giúp giáo viên tham khảo, phần nào đã tập trung khai thác được ý nghĩa cơ bản rộng lớn của tác phẩm, bám sát vào nội dung tư tưởng cũng như hình thức của truyện để làm nổi bật được những biểu hiện chất kịch của tác phẩm hiện thực giàu hiện thực.

Tuy nhiên, sách hướng dẫn định hướng tìm hiểu tác phẩm thì người biên soạn mới đề cập đến giá trị hiện thực, nghệ thuật xây dựng nhân vật mà chưa làm sáng rõ, chưa bàn đến giá trị hiện thực nhiều kịch tính được thể hiện qua ngôn ngữ của mỗi nhân vật. tính cách giọng điệu trong mối quan hệ giữa các nhân vật, chưa đi sâu vào cốt truyện, tâm lý nhân vật, kết cấu tác phẩm, nghệ thuật trần thuật, ý nghĩa tư tưởng của truyện ngắn này toát ra từ nhân vật chính: Chí Phèo.

Điều quan trọng và cần thiết ở đây là sách giáo viên chưa đề cập đến tính mới mẻ của truyện ngắn này từ góc độ loại thể, chưa thực sự giúp cho giáo viên khai thác tác phẩm tự sự nhiều kịch tính, đặc biệt là chưa khai thác đầy đủ đây là một truyện ngắn khẳng định tài năng của Nam Cao một cây bút hiện thực xuất sắc, một bước phát triển mới của chủ nghĩa hiện thực văn học 1930 - 1945.

Đứng về góc độ định hướng dạy học "Chí Phèo", SGK chưa chú ý đến của Nam Cao thì sách giáo khoa chưa thực sự chú ý nhiều, triệt để về vấn đề loại thể truyện ngắn cũng như " chất của loại" trong thể của một nội dung truyện ngắn hiện thực nhiều kịch tính, bi kịch của nhiều số phận nhân vật.

Một phần của tài liệu hướng dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao ở nhà trường thpt theo đặc trưng loại thể (Trang 73 - 75)