Nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng loại thể và đáp ứng tâm lý tiếp nhận của học sinh líp 11 THPT

Một phần của tài liệu hướng dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao ở nhà trường thpt theo đặc trưng loại thể (Trang 105 - 107)

I- NHỮNG YÊU CẦU CÓ TÍNH NGUYÊN TẮC:

2/ Nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng loại thể và đáp ứng tâm lý tiếp nhận của học sinh líp 11 THPT

thể và đáp ứng tâm lý tiếp nhận của học sinh líp 11 - THPT

Học sinh ở mỗi lứa tuổi, mỗi cấp học, bậc học đều có những đặc điểm về tâm sinh lý riêng, không giống nhau. Chó ý tới đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của người học tức là cần phải chú ý tới điều kiện xã hội, môi trường sống, lứa tuổi, sở thích, hứng thú, nhu cầu, nguyện vọng, trình độ

hiểu biết, kinh nghiệm của mỗi cá nhân người học, từ đó đề ra phương pháp, biện pháp thích hợp cùng với nội dung dạy học hợp lý.

“Chí Phèo ” – một truyện ngắn nhiều kịch tính, giàu hiện thực. Cái độc đáo, hấp dẫn của truyện ngắn này không chỉ ở cốt truyện mà sâu sắc hơn là ở sự biểu hiện ở chất kịch: lối kể chuyện hấp dẫn, giọng kể của tác giả hòa vào giọng kể nhân vật và ngược lại, kiểu xây dựng nhân vật với những tính cách, giọng điệu, mâu thuẫn, lối đối thoại và độc thoại đầy kịch tính… Yêu cầu giáo viên trong quá trình dạy học truyện ngắn này phải xác định được “chất của loại” trong “thể” truyện ngắn Nam Cao – Chí Phèo , một truyện ngắn nhiều kịch tính đạt đến tầm của một “đoản thiên tiểu thuyết”. Có xác định được như vậy cả người dạy và người học sẽ hiểu được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật mới mẻ của tác phẩm.

Lứa tuổi học sinh 15 – 17 có sự phát triển mạnh mẽ về thể lực và trí tuệ, tình cảm. Hệ thần kinh đã phát triển nên năng lực cảm nhận cái đẹp của các em tăng lên rõ rệt. Các em hoàn toàn có khả năng tư duy trừu tượng và óc tưởng tượng tái hiện. Cùng với sự phát triển của tư duy việc sử dụng ngôn ngữ của các em đã tiến bộ lên rất nhiều. Sự nhận thức thẩm mỹ tuy chưa phát triển cao nhưng cũng có những dấu hiệu đáng mừng. Các em đã có những sự cảm nhận bước đầu, vì thế đã đưa ra được một số nhận xét có tính chất độc lập khi lĩnh hội tác phẩm.

Vấn đề truyện ngắn “Chí Phèo” là vấn đề nông dân, vấn đề giai cấp, một truyện ngắn nhiều tầng bi kịch đan xen vào nhau, tầng nào cũng sinh động, hấp dẫn. Yêu cầu đối với người giáo viên phải thường xuyên thay đổi phương pháp, biện pháp phù hợp trong quá trình giảng dạy, lôi cuốn học sinh đi theo sự định hướng giảng dạy của mình.

Thực tế việc dạy – học văn ở nhà trường phổ thông hiện nay là tình trạng giáo viên bắt buộc học sinh phải cảm nhận, tiếp thu, nhận thức theo ý riêng của giáo viên mà không chú ý tới đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, khả

năng cảm nhận của các em, không chú ý tới vai trò của người học, chính giáo viên đánh mất đi vai trò của bạn đọc – học sinh trong mối quan hệ thẩm mỹ với văn học.

Phân tích cơ chế dạy học văn trên cơ sở những liên hệ hữu cơ biện chứng giữa nhà văn – giáo viên – học sinh, chóng ta thấy rõ vai trò của học sinh có tính quyết định cho việc xác lập một quá trình giảng văn tối ưu trong nhà trường. Nói vai trò của học sinh có tính quyết định trong tiếp nhận, cảm thụ văn chương không có nghĩa là hạ thấp vai trò của giáo viên, học sinh không thể cảm nhận một cách tự do, hiểu tác phẩm thế nào cũng được, không thể có những quan điểm sai lệch, thiếu tính văn chương về tác phẩm đó. Trái lại nó phải được định hướng từ phía người dạy. Chỗ sai lầm của giáo viên hiện nay là chưa nhận thức đúng đắn về bản chất chủ thể học sinh, học sinh lâu nay chỉ được coi như là một khách thể, một đối tượng tiếp thụ của giáo viên.

Dạy học “Chí Phèo” của Nam Cao nói riêng và dạy – học văn nói chung giáo viên cần phải hiểu và nắm được đặc điểm tâm lý lứa tuổi, trình độ tiếp nhận văn chương của học sinh. Người giáo viên cần phải điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học sao cho phù hợp với khả năng tiếp nhận, sở thích của học sinh, có những định hướng đúng đắn, khoa học của bài dạy.

Một phần của tài liệu hướng dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao ở nhà trường thpt theo đặc trưng loại thể (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w