Giáo viên từng bước dẫn dắt, định hướng học sinh cảm thụ tác phẩm qua câu hỏi gợi mở

Một phần của tài liệu hướng dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao ở nhà trường thpt theo đặc trưng loại thể (Trang 118 - 120)

I- NHỮNG YÊU CẦU CÓ TÍNH NGUYÊN TẮC:

2.Giáo viên từng bước dẫn dắt, định hướng học sinh cảm thụ tác phẩm qua câu hỏi gợi mở

phẩm qua câu hỏi gợi mở

2.1. Biện pháp gợi mở:

Dạy học văn là một hoạt động gợi mở, dẫn dắt, định hướng học sinh để từng bước chiếm lĩnh nội dung, tư tưởng của tác phẩm. Trọng tâm của hoạt động này là việc xây dựng hệ thống câu hỏi có tính gợi mở, kích thích sự tìm tòi, khám phá, tranh luận, làm sống dậy ở mỗi học sinh sức liên tưởng, so sánh, suy luận… Những câu hỏi được sử dụng là những câu hỏi có ý nghĩa gợi ý, dẫn dắt học sinh tự chiếm lĩnh dần tác phẩm. Muốn vậy, giáo viên phải xác định được một hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ tái hiện đến phát hiện, từ tìm tòi đến suy luận, khái quát.

Dạy học truyện ngắn nói chung, truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao nói riêng ở nhà trường phổ thông, giáo viên chú ý xây dựng được hệ thống câu hỏi như: câu hỏi gợi mở, câu hỏi cảm xúc, câu hỏi hình dung tưởng

tượng. Các nhóm câu hỏi này sẽ phát huy được tính tích cực, khả năng nhận thức và sáng tạo của học sinh.

Giáo viên từng bước định hướng, gợi mở, dẫn dắt học sinh khám phá nội dung tác phẩm thông qua hệ thống câu hỏi: câu hỏi trước phải có ý mở cho câu hỏi sau, câu hỏi sau phải bổ sung, nhấn mạnh thêm cho câu hỏi trước.

2.2. Đan xen giữa cân hỏi cảm thụ và câu hỏi gợi mở

Dạy học truyện ngắn Chí Phèo, giáo viên có thể đan xen gữa câu hỏi cảm thụ và câu hỏi gợi mở ở từng mức độ khác nhau: Song, để đưa ra được hệ thống câu hỏi này buộc học sinh phải đọc diễn cảm tác phẩm, nắm được nội dung cũng như hình thức tác phẩm, chi tiết, hình ảnh, cấu trúc, tình huống…

Giáo viên có thể dẫn dắt gợi mở học sinh khám phá tác phẩm thông qua những câu hỏi như: Em hãy kể tóm tắt hoàn cảnh xuất thân của Chí Phèo? Trước khi vào tù, Chí Phèo đã từng có những ước mơ gì? Nguyên nhân nào đẩy Chí Phèo vào con đường lưu manh hóa? Quá trình lưu manh hóa của Chí Phèo diễn ra như thế nào? Việc mở đầu tác phẩm bằng tiếng chửi của tác phẩm có ý nghĩa gì? Cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến cho em biết điều gì?

Câu hỏi cảm thụ góp phần rất quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn học sinh thông qua giờ học tác phẩm văn chương. Với truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, trong quá trình dạy học, giáo viên muốn khơi gợi được những cảm xúc của học sinh cần phải đặt ra những câu hỏi cảm thụ.

Việc đan xen giữa các câu hỏi gợi mở này với câu hỏi cảm thụ nhằm giúp học sinh dần đi vào chiếm lĩnh chiều sâu tác phẩm, khắc sâu Ên tượng, tình cảm, cảm xúc trong lòng các em hướng đến sự rung động của

các em trước số phận nhân vật, tâm trạng nhân vật. Giáo viên có thể đan xen bằng cách câu hỏi hình dung tưởng tượng:

Sau khi đọc xong tác phẩm nhân vật nào gợi cho em Ên tượng sâu sắc nhất?

Giai đoạn nào trong cuộc đời Chí Phèo làm em xúc động nhất? Vì sao?

Cái chết của nhân vật Chí Phèo và Bá Kiến có làm cho em ngạc nhiên không? Vì sao?

Em thấy buồn hay vui khi hình ảnh cái lò gạch cũ ở cuối tác phẩm lại xuất hiện?

Xây dựng được hệ thống câu hỏi cảm thụ này trong giờ học tức là người dạy phải chú ý ở đối tượng học sinh để tạo ra được những cảm xúc ban đầu ở nơi học sinh trong quá trình khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm. Câu hỏi cảm thụ là phải thể hiện được sự rung cảm của cá nhân học sinh, đó là những cảm xúc mới lạ, bất ngờ, phải là tiếng nói phát ra từ thế giới sâu thẳm trong tâm hồn của chính các em.

Một phần của tài liệu hướng dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao ở nhà trường thpt theo đặc trưng loại thể (Trang 118 - 120)