Giáo viên chưa chú ý đến cá tính sáng tạo của nhà văn cũng như đặc trưng loại thể của truyện ngắn giàu kịch tính

Một phần của tài liệu hướng dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao ở nhà trường thpt theo đặc trưng loại thể (Trang 96 - 98)

IV. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM:

1.Giáo viên chưa chú ý đến cá tính sáng tạo của nhà văn cũng như đặc trưng loại thể của truyện ngắn giàu kịch tính

như đặc trưng loại thể của truyện ngắn giàu kịch tính

Nam Cao là nhà văn hiện thực đầu tiên và sâu sắc nhất đã đặt vấn đề con người, số phận con người, nhân cách con người bị tha hoá, chà đạp; truyện Nam Cao thuộc loại truyện tâm lý, Ýt biến cố nhưng lại giầu chất truyện, nó có sức ám ảnh, khơi gợi vì nhà văn đã đụng trạm tới vấn đề của con người chứ không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ của một sự việc, một hiện tượng. Một trong những đặc điểm nổi bật của truyện Nam Cao là ông đã sử dụng rất tài tình cả một hệ thống các tình huống truyện dưới dạng tình huống nhận thức lựa chọn gắn chặt với những tình huống tâm lý. Các truyện ngắn của Nam Cao đều đặt nhân vật trước tình huống xảy ra nhiều cách lựa chọn, nhiều quyết định, nhiều lối thoát. Nam Cao đẩy nhân vật của mình vào một hoàn cảnh rồi để cho nhân vật hành động trong nhiều mối liên hệ nổi và chìm, có thể sẽ thế này hoặc cũng có thể sẽ thế khác nhưng thực ra bắt nhân vật phải nhận thức tình thế của mình và lựa chọn con đường thoát ra khỏi tình huống đó như một tất yếu phải như thế - Chí Phèo chính là một trong những tác phẩm mang những đặc điểm như thế. Do vậy, dạy học Chí Phèo không thể đơn điệu, tẻ nhạt... mà phải bám sát vào đặc trưng thi pháp loại thể, phong cách tác giả.

Qua thực tế khảo sát giáo án của giáo viên và dự giờ trên lớp, chúng tôi nhận thấy giáo viên soạn bài và giảng dạy tác phẩm Chí Phèo vẫn theo lối dạy truyền thống, khai thác nội dung tác phẩm vẫn chỉ bám sát vào sách giáo viên, người dạy chỉ tập trung tìm hiểu nhân vật chính rồi đề cập đến phần nội dung và nghệ thuật tác phẩm.

"Chí Phèo" của Nam Cao là một truyện ngắn nhiều giọng điệu, nhiều tính cách. Tính nhiều giọng điệu, nhiều tính cách này được chi phối bởi cấu trúc đối thoại trong tác phẩm. Trong những sáng tác về chủ đề nông dân của mình, Nam Cao đã xây dựng thành công một số nhân vật, trong đó Chí

Phèo là một điển hình, thể hiện được đầy đủ đặc tính về quá trình diễn biến tâm lý tính cách nhân vật. Thực chất của hiện tượng Chí Phèo là vấn đề nông dân, vấn đề giai cấp. Trong suốt bài giảng, giáo viên chỉ tập trung thuyết trình nội dung và nghệ thuật tác phẩm "Chí Phèo" mà không có sự liên hệ so sánh với một số tác phẩm khác của Nam Cao, để từ đó làm nổi bật giá trị tác phẩm. Giáo viên chưa làm sáng tỏ được giá trị nội dung tác phẩm cũng như đặc sắc nghệ thuật, nên chưa thấy được ở tác phẩm này chứa đựng nhiều kịch tính, nhiều giọng điệu....

Bước tiếp cận, giảng dạy tác phẩm văn chương bao giờ cũng phải đi từ hình thức nghệ thuật đến nội dung tư tưởng tác phẩm. Hướng tiếp cận như vậy mới phân tích, khám phá đến tận cùng chiều sâu tác phẩm. Giáo viên chỉ chú trọng khai thác cái được phản ánh mà chưa khai thác cái cách phản ánh, phương thức phản ánh. Cách phản ánh, phương thức phản ánh trong "Chí Phèo" của Nam Cao là rất quan trọng và cần thiết trong quá trình giảng dạy. Công việc của người dạy cũng như người học văn là phải xuất phát từ quan điểm nghệ thuật của nhà văn, từ thế giới nghệ thuật của nhà văn về con người và cuộc sống. Chính vì vậy, việc giảng dạy tác phẩm Chí Phèo nói riêng, tác phẩm văn chương nói chung nếu xa rời thi pháp, phong cách nhà văn thì sẽ rơi vào tình trạng dạy theo kiểu tán ngẫu, công thức, võ đoán, thiếu cơ sở khoa học.

Cách phản ánh hiện thực, những tâm niệm mới về nghệ thuật, giọng điệu, ngôn ngữ, chi tiết nghệ thuật, cấu trúc tác phẩm, mỗi người, mỗi cảnh, mỗi tâm trạng có đời sống cụ thể và cũng rất cụ thể. Có nhận ra và hiểu được thi pháp cũng như phong cách truyện Nam Cao mới có hướng tiếp cận, giảng dạy đúng hướng, đáp ứng được việc chuyển tải giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm tới người học. Từ đó khẳng định tư tưởng lớn lao của tác phẩm, sức ngân vang của truyện Chí Phèo nói riêng và truyện ngắn Nam Cao nói chung.

Chí Phèo còn là một diện mạo rất mới lạ về nghệ thuật xây dựng nhân vật. Một sự cá tính hoá nhân vật triệt để, một kết cấu phức tạp, đi theo dòng chảy tâm lý nhiều hơn dòng chảy thời gian, một giọng kể phong phú và biến ảo, một cách hành văn độc đáo và đầy hàm ý.. Tất cả đã làm Chí Phèo dường như vượt trước thời gian, để mang một dáng vẻ hiện đại rất hiếm có trong văn xuôi lúc bấy giờ.

Để khắc hoạ đầy đặn, sâu sắc giá trị hiện thực nhiều kịch tính của tác phẩm thì nghệ thuật là một yếu tố quan trọng. Có hiểu được và thấy được những thành công mới mẻ về giá trị nghệ thuật này mới có thể dạy đạt hiệu quả. Song thực tế, qua khảo sát thì hầu như các thầt cô giáo đề chỉ tập trung khai thác giá trị nội dung tác phẩm, phân tích nhân vật rồi cuối cùng phần nghệ thuật. Cái giá trị của nội dung tác phẩm, cái hay ở chiều sâu mỗi nhân vật cũng như toàn bộ tư tưởng tác phẩm được làm thành bởi tài năng, nghệ thuật của tác giả. Điều này cũng cho thấy, việc giáo viên chưa hiểu được thi pháp, phong cách truyện ngắn của Nam Cao, nên việc giảng dạy tác phẩm Chí Phèo kém hiệu quả, nội dung phân tích còn rất sơ sài, chưa đào sâu chiều sâu tư tưởng tác phẩm, học sinh hiểu rất mơ hồ thậm trí còn sai về tác phẩm.

Một phần của tài liệu hướng dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao ở nhà trường thpt theo đặc trưng loại thể (Trang 96 - 98)