Nhân vật Chí Phèo – biểu tượng của bi hài kịc hở nông thôn

Một phần của tài liệu hướng dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao ở nhà trường thpt theo đặc trưng loại thể (Trang 143 - 145)

II. Phân tích tác phẩm

1.1.Nhân vật Chí Phèo – biểu tượng của bi hài kịc hở nông thôn

Giáo viên hỏi: Em hãy kể tóm tắt hoàn cảnh xuất thân của Chí Phèo? - Học sinh suy nghĩ trả lời

- Giáo viên định hướng: Lúc lọt lòng, Chí là một đứa con hoang bị bỏ rơi trong một cái lò gạch bỏ không, một đứa con bất hạnh. Lớn lên, Chí qua tay bao nhiêu người: anh đi thả ống lươn, người đàn bà mù, báo phó cối. Năm 20 tuổi Chí làm canh điền cho nhà Lý Kiến. Cuộc đời Chí Phèo cô đơn, bất hạnh...

Giáo viên hỏi: Em cảm nhận như thế nào về sự thay đổi của Chí Phèo sau 7, 8 năm ở tù về?

- Học sinh thảo luận, trả lời.

- Giáo viên định hướng: Sau 7, 8 năm ở tù về Chí là một con người khác hẳn, không giống như anh canh điền hiền lành ngày xưa nữa: Đầu thì Tõ nhá -> lín

L¬ng thiÖn

®i tï -> trë vÒ

Tha hãa – lu manh hãa

GiÕt B¸ KiÕn §ßi l¬ng thiÖn GÆp ThÞ Në

trọc lốc, răng cạo trắng hớn, cái mặt đen và rất cơng cơng, mắt gườm gườm, mặc quần nái đen với cái áo tây vàng, ngực phanh, đầy những nét trạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai tay cũng thế. Trông gớm chết. Hành động của Chí Phèo cũng thay đổi: uống rượu – say, chửi, rạch mặt ăn vạ, tác quái cho bao nhiêu người dân lương thiện…

Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn: “Hắn về hôm trước… chúng nó lại không cho ăn bùn…”

Giáo viên hỏi: Em hãy cho biết tính cách, giọng điệu của Chí Phèo được biểu hiện qua những chi tiết nào?

- Học sinh suy nghĩ, trả lời.

- Giáo viên định hướng: Ở nhân vật Chí Phèo tập trung nhiều nét khác nhau: đó là một con người hung hãn, phá phách, nhưng cũng là một con người biết yêu thương. Nhiều lúc hắn điên cuồng nhúng tay vào tội ác nhưng khi cơn rượu tan, hắn cũng biết khao khát, ước nguyện được sống lương thiện. Có lúc hắn dưng dưng tự đắc “anh hùng làng này có thằng nào bằng ta”, thấy mình oai, dám gây sự với cha con Bá Kiến “bốn đời làm tổng lý”, nhưng cũng có lúc hắn thấy mình là một thằng trơ trọi, không vây cánh, họ hàng thân thích. Chí Phèo – một tính cách đa dạng, phức tạp, một cá tính độc đáo. Tên Chí Phèo đã trở thành danh từ chung, tính từ chung. Mọi hành động của Chí Phèo đều rất … Chí Phèo: say kiểu Chí Phèo, chửi kiểu Chí Phèo, cười kiểu Chí Phèo, kêu làng kiểu Chí Phèo,…

Giáo viên hỏi: Tính cách Chí Phèo không chỉ độc đáo mà còn đa dạng, phức tạp. Tính đa dạng, phức tạp trong tính cách, giọng điệu của Chí Phèo ở đây là gì?

- Học sinh suy nghĩ, thảo luận, trả lời.

- Giáo viên định hướng: Chí Phèo hung hăng, chửi bới, rạch mặt ăn vạ, kêu làng… trong những cơn say, nhưng khi rượu đã nhạt, hắn lại có “cái sợ cố hữu”, “do dự”, “cái sợ cố hữu trong lòng thức dậy, cái sợ xa xôi

của ngày xưa, hắn thấy quả là táo bạo…”. Tính cách Chí Phèo luôn vận động, phân tích hợp lôgic: từ một người dân lương thiện, trở thành tên lưu manh, con quỷ dữ, rồi từ con quỷ dữ đó được đánh thức trở về với lương tri.

Tính cách nào thì lời lẽ Êy. Ở Chí Phèo có nhiều kiểu giọng mà tùy từng trường hợp để mang ra đối phó. Giọng bên trong của Chí là độc thoại và độc thoại nội tâm (những đoạn văn miêu tả những toan tính của Chí trước cụ Bá, những hành vi bóp chân cho bà Ba…). Và giọng bên ngoài (giọng của tiếng chửi, giọng tỏ tình với Thị Nở, giọng của con người sợ sệt khi hơi rượu đã tan, giọng của con người dõng dạc đòi lương thiện…). Chỉ bây nhiêu giọng cũng đủ ghi nhận tính chất cơ cùng của nhân vật này.

Một phần của tài liệu hướng dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao ở nhà trường thpt theo đặc trưng loại thể (Trang 143 - 145)