Đọc thể hiện những đoạn giàu kịch tính.

Một phần của tài liệu hướng dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao ở nhà trường thpt theo đặc trưng loại thể (Trang 120 - 123)

I- NHỮNG YÊU CẦU CÓ TÍNH NGUYÊN TẮC:

3.Đọc thể hiện những đoạn giàu kịch tính.

Đọc văn là một hoạt động phân tích tác phẩm bằng âm thanh. Việc phân tích này thể hiện trình độ, năng lực, sức đọc, sức hiểu và khả năng cảm thụ tác phẩm của người đọc. Bởi lẽ, ngôn ngữ là cách thể hiện trực tiếp của tư duy, nhà văn khi viết tác phẩm phải luyện chữ, đúc chữ để tạo ra các từ, câu, nhằm kiến tạo nen các hình ảnh, biểu đạt yếu tố nghệ thuật, sự cảm nhận, am hiểu của nhà văn trước hiện thực cuộc sống.

Việc đọc văn trong nhà trường được chia làm ba mức độ: đọc đúng, đọc hay và đọc diễn cảm. Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao là một tác phẩm hiện thực độc đáo, đặc sắc không chỉ ở giá trị nội dung và nghệ thuật mà trong đó còn chứa đựng nhiều nét sinh động, hấp dẫn, nhiều kịch tính. Mỗi nhân vật là một cuộc đời, mỗi cuộc đời là một tính cách, mỗi tính cách

là một giọng điệu riêng. Do vậy, người đọc cần chú ý làm nổi bật từng chất giọng riêng của mỗi nhân vật (không ai giống ai). Người đọc phải lưu ý đến giọng tác giả, giọng kể, tả, giọng trần thuật, đối thoại, phải lên giọng, xuống giọng trong việc thể hiện cảm xúc, tình cảm của nhà văn ở từng lời văn suy tư, sâu lắng.

Trong quá trình dạy học truyện ngắn này, giáo viên có thể đọc thể hiện đoạn văn chứa đựng nhiều nét tính cách kịch tính đầy tâm trạng. Tiếng chửi của Chí ở đầu tác phẩm là sự đan xen, chuyển biến giọng điệu giữa người kể chuyện và Chí : “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời…” là lời của người kể chuyện. Tiếp đến là lời của nhân vật Chí dồn dập, những suy luận bên trong dần trở thành logic bên ngoài ở giọng điệu chửi. Giọng của Chí tăng lên dần, lấn át giọng của người kể chuyện : “Tức thật ! Tức thật! ồ thế này thì tức thật. Tức chết đi mất…”. Đoạn văn ngắn cho thấy qua tiếng chửi của Chí thể hiện một tâm trạng, một thái độ uất ức, bất mãn, chán đời… Đó cũng chính là nỗi lòng, tâm trạng của nhà văn.

Ở nhân vật Chí Phèo có nhiều kiểu giọng mà tùy từng trường hợp đi mang ra đối phó: Giọng bên trong của độc thoại, độc thoại nội tâm trước những toan tính, do dự, sợ sệt khi hơi rượu đã tản mát bay đi: “Biết đâu cái lão già này lại chẳng lừa hắn vào nhà rồi lôi thôi? Thôi dại gì mà vào miệng cọp, hắn cứ đứng đây này, cứ lại lăn ra đây này, lại kêu toáng lên xem nào… Vả lại bây giờ rượu đã nhạt rồi, nếu phải rạch mặt mấy nhát nữa thì cũng đau. Thôi cứ vào! Nó mà đập đầu còn hơn là ở ngoài. Cùng lắm nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù… Thôi cứ vào”.

“Cụ dắt Chí Phèo đứng dậy… lại không cho ăn bùn”. [10/219]

“Khi Chí Phèo mở mắt thì trời đã sáng…Hắn thấy lòng rất vui. Hắn bẹo Thị Nở một cái làm thị nẩy hẳn người lên” [10/227].

Song hành với những đoạn văn thể hiện nhiều kịch tính tâm trạng là những đoạn văn sắc sảo trong quá trình miêu tả kịch tính tính cách nhân vật.

Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thể hiện một số đoạn biểu hiện rõ nét tính cách nhân vật: Ba lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến là ba đoạn văn với những lời độc thoại trực tiếp thể hiện rõ tính cách kịch tính của Chí Phèo và Bá Kiến: với Chí Phèo là một kiểu tính cách kịch bi hài ở vùng nông thôn. Còn Bá Kiến là một dạng tính cách kịch của một kẻ gian hùng, thâm độc với những âm mưu, toan tính của một kẻ đã từng có “bốn đời làm tổng lý”.

Lần một: Chí Phèo về hôm trước, hôm sau đã ngồi ở quán uống rượu với thịt chó – say. Chí xếch cái chai đến nhà Bá Kiến rạch mặt ăn vạ, vòi tiền: “Èi làng nước ôi! Cứu tôi với… Èi làng nước ôi! Bố con thằng Bá Kiến nó đâm chết tôi! Thằng Lý Cường nó đâm chết tôi rồi, làng nước ôi!...Tao chỉ liều chết với bố con mày thôi. Nhưng tao mà chết thì có thằng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chừng. Để đối phó với Chí Phèo một tên cố nông liều lĩnh, hung hăng,phá phách, chửi bới…..Bá kiến sử nhũn với hắn ”Anh Chí ơi ! sao anh lại làm ra thế ? … “cái anh này nói mới hay ! Ai làm gì ma anh phải chết ? Đời người chứ có phải con ngóe đâu ? Lại say rồi phải không ?...Về bao giờ thế ? Sao không vào tôi chơi ? Đi vào nhà uống nước …Ta nói chuyện với nhau thế nào cũng xong…”

Đoạn văn từ : “Hắn về hôm trước, hôm sau… đun nước mau lên”. Lần hai: Chí Phèo đến xin đi ở tù. Từ quán nhà bà hàng rượu về, Chí Phèo đến gặp nhà cụ Bá. Lần này Chí Phèo bị Bá Kiến lợi dụng “Chí Phèo đến nhà Đội Tảo đòi nợ cho cụ Bá”. Giọng văn kể chuyện của tác giả lúc cao lúc thấp, lúc căng lúc trùng nhằm khắc họa rõ nét tính cách, hành động của mỗi nhân vật. Không khí kịch trong truyện diễn ra dồn dập, liên tiếp

“… Uống xong hắn chùi miệng… Hồi Êy hắn mới hăm bẩy hay hăm tám…”.

Lần thứ ba Chí Phèo đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện khi lương tri đã trở về trong Chí. Hành động Chí Phèo vung dao giết Bá Kiến rồi tự sát đã cho thấy rất rõ tính cách điên khùng, liều lĩnh, hung hãn của Chí Phèo. Song đó là sự giải thoát của một con người khao khát muốn có cuộc sống lương thiện mà cũng không được. “Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa thôi chứ, tôi không phải là cái kho… Ở cổ hắn, thỉnh thoảng máu vẫn cứ ứa ra… ”

Để hiểu, cảm thụ được đầy đủ truyện ngắn Chí Phèo, việc đọc nói chung và đặc biệt là đọc diễn cảm - đọc để cảm nhận ra giọng điệu, tính cách của từng nhân vật, giọng căng – trùng của lối kể chuyện biến hóa khôn lường của tác giả. Người đọc phải lột tả được nhiều giọng điệu của từng nhân vật- tính cách sinh động, hấp dẫn. Có như vậy ới thấy được Chí Phèo là một sân khấu đời gồm nhiều dạng: Mỗi nhân vật – mỗi cuộc đời; Mỗi cuộc đời là một cảnh ngộ; Mỗi cảnh ngộ – một tính cách riêng.

Một phần của tài liệu hướng dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao ở nhà trường thpt theo đặc trưng loại thể (Trang 120 - 123)