Kiểu xây dựng nhân vật với nhiều tính cách kịch, giọng điệu kịch

Một phần của tài liệu hướng dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao ở nhà trường thpt theo đặc trưng loại thể (Trang 151 - 152)

II. Phân tích tác phẩm

2.2.Kiểu xây dựng nhân vật với nhiều tính cách kịch, giọng điệu kịch

Giáo viên hỏi: Cái độc đáo, mới mẻ của Nam Cao là kiểu xây dựng nhân vật nhiều kịch tính. Biểu hiện chất kịch tính đó ở mỗi nhân vật được khắc họa qua những chi tiết nào?

- Học sinh suy nghĩ, trả lời

- Giáo viên định hướng trả lời: “Chí Phèo” , hình tượng con người, biểu tượng của bi hài kịch ở nông thôn. Đó là một con người hung hãn, phá phách, nhưng cũng là một con người biết yêu thương: say tràn từ cơn say này sang cơn say khác, chửi bới, hăm dọa, rạch mặt ăn vạ ở nhà Bá Kiến,… nhưng trong Chí vẫn có một cái sợ cố hữu, có ước mơ, khao khát được hòa cùng mọi người, được sống như một người lương thiện. Bên cạnh con người đó là một ngôn ngữ, giọng điệu có lúc là của kẻ say, điên khùng… và cũng có lúc Chí suy nghĩ, do dù.

Nhân vật Bá Kiến – một tính cách kịch gian hùng: Nam Cao miêu tả tính cách nhân vật Bá Kiến qua những hành động mà chủ yếu được thông qua ngôn ngữ, giọng điệu. Đằng sau tiếng cười Tào Tháo, giọng quát rất sang, những suy nghiệm đầy âm mưu thủ đoạn của một con người đã từng “bốn đời làm tổng lý”, cả thói háo sắc, ghen tuông… Tất cả cho thấy Bá Kiến là một con người “khôn róc đời”, “một tính cách gian hùng”, nhiều âm mưu, thủ đoạn thâm độc, tàn ác…

Thị Nở – một dạng tính cách kịch bi hài và khờ dại: Thị Nở có một tật không sao chữa được đó là “có lúc đột nhiên muốn ngủ, ở bất cứ đâu hay đang làm gì?”. Thị chỉ giỏi lườm nguýt, cấu véo, ngôn ngữ, giọng điệu của thị cộc lốc. Đó là biểu hiện của một Thị Nở “xấu ma chê quỷ hờn”, “nghèo”, “dở hơi”, nhất là “thuộc dòng giống nhà có mả hủi”.

Bóng dáng các nhân vật khác đầy kịch tính: Bà cô Thị Nở – một dạng tính cách của một con người rất cay nghiệt, có những thành kiến vô

lý. Nghe tin cháu bà (Thị Nở) định lấy Chí Phèo, bà nguyền rủa, xỉa xói, bà coi đó là một nỗi nhục cho cha ông nhà bà.

Tự Lãng là một thầy cũng kiêm nghề hoạn lợn. Do hoàn cảnh mà lão sinh ra chán đời, rượu chè. Suốt ngày chỉ biết uống rượu rồi triết lý về sự vô nghĩa của kiếp người.

=> Mỗi nhân vật là một tính cách, mỗi tính cách là một giọng điệu riêng, không ai giống ai. Tất cả làm cho các nhân vật trong “Chí Phèo” thật sinh động, hấp dẫn, nhiều tính cách, giọng điệu.

Một phần của tài liệu hướng dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao ở nhà trường thpt theo đặc trưng loại thể (Trang 151 - 152)