Sách giáo khoa văn học 11 (tập 1)

Một phần của tài liệu hướng dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao ở nhà trường thpt theo đặc trưng loại thể (Trang 71 - 73)

III. QUÁ TRÌNH KHẢO NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM

1.Sách giáo khoa văn học 11 (tập 1)

Văn bản truyện ngắn "Chí Phèo".Người biên soạn sử dụng văn bản in trong tập Luống Cày ( Hội văn hoá cứu quốc xuất bản, H).

Xét về góc độ nội dung tác phẩm: Người biên soạn đã đảm bảo, đúng, đủ về nội dung văn bản truyện từ đầu cho tới cuối. Điều này tạo thuận lợi tốt cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học, có điều kiện thuận lợi để tiếp nhận tác phẩm một cách trọn vẹn cả về nội dung và hình thức nghệ thuật.

* Hệ thống câu hỏi hướng dẫu học bài.

Sách giáo khoa văn học 11 (sách chỉnh lý hợp nhất năm 2000 của Bộ GD - ĐT) phần hướng dẫn học bài có 6 câu hỏi:

1. Nỗi khổ gì của người nông dân trong xã hội đương thời được Nam Cao đi sâu thể hiện trong Chí Phèo? So với Tắt đèn của Ngô Tất Tố (đã học ở lớp 8), Chí Phèo có gì mới trong việc phản ánh số phận đau thương của người nông dân bị áp bức?

2. Trong truyện ngắn có một đoạn kể về các nhân vật ngang ngược ở làng Vũ Đại (Năm Thọ, Binh Chức) trước khi Chí Phèo xuất hiện; truyện lại kết thúc bằng chi tiết: thị Nở khi nghe tin Chí Phèo chết đã "nhìn nhanh

xuống bụng" và đột nhiên "thấy thoáng hiện ra cái lò gạch bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua.. " Những cái đó nói lên điều gì?

3. Việc gặp gỡ thị Nở đã có ý nghĩa như thế nào đối với Chí Phèo? Những gì đã diểna trong tâm hồn Chí Phèo sau cuộc gặp gỡ đó?

Phân tích tâm trạng Chí Phèo sau khi bị thị Nở từ chối đã uống rượu xách dao đi giết Bá Kiến và tự sát? Vì sao Chí Phèo có hành động dữ dội bất ngờ đó?

4. Qua hình tượng Chí Phèo và Bá Kiến, hãy tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nam Cao (chó ý việc khắc hoạ cá tính và diễn tả tâm lí nhân vật).

5. Đặc sắc của ngòi bút Nam Cao trong việc tổ chức, sắp xếp, dẫn dắt truyện và trong sử dụng ngôn ngữ (ngôn ngữ kể chuyện của tác giả và ngôn ngữ nhân vật).

Người biên soạn đã cố gắng đưa ra được hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài truyện ngắn "Chí Phèo" một cách sát thực, đề cập tới những vấn đề trung tâm của truyện như: Chủ đề, nỗi thống khổ của người nông dân bị áp bức, tình cảm, tình yêu thương chân thành và những phẩm chất cao quý của con người, ý nghĩa tư tưởng của truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn... Nhìn một cách tổng thể, thì hệ thống các câu hỏi mà người biên soạn xây dựng đã tạo cho học sinh sự hứng thú, kích thích khả năng tư duy, sù suy nghĩ của người học.

Song, để hiểu và nắm chắc được đặc trưng loại thể, thi pháp truyện ngắn Nam Cao thể hiện trong tác phẩm, hiểu được chiều sâu của truyện cả về nội dung, tư tưởng của một truyện ngắn nhiều kịch tính, giàu hiện thực, hiểu được những số phận đau khổ của các nhân vật khác trong truyện cũng như lòng cảm thương, niềm tin của tác giả đối với chính những con người đau khổ đó. Hệ thống câu hỏi như ở sách giáo khoa sau bài học tác phẩm này chưa thực sự khoa học, chưa thể hiện được đầy đủ ý nghĩa tư tưởng của

tác phẩm nhiều kịch tính. Những vấn đề chưa phù hợp trên, dẫn đến việc tiếp nhận tác phẩm của giáo viên cũng như học sinh không được trọn vẹn. Người dạy và người học mới chỉ hiểu được số phận, bi kịch của Chí Phèo mà chưa hiểu được những số phận, bi kịch của Thị Nở, Tự Lãng, Binh Chức, Năm Thọ... câu hỏi chỉ tập trung vào lòng cảm thông mà chưa thấy hết được niềm tin lớn lao ở con người.

Hệ thống câu hỏi sau bài học chưa chỉ ra được giá trị hiện thực chứa đựng nhiều kịch tính của truyện, chưa làm rõ được ngôn ngữ giọng điệu của nhà văn ở mỗi nhân vật, việc thể hiện tính cách nhân vật, ngôn ngữ ở mỗi nhân vật. Thiếu những câu hỏi gởi mở, kích thích tìm tòi, phát hiện từ phía học sinh, không tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ cảm xúc và bày tỏ ý kiến riêng của mình. Khi đi vào hướng dẫn, tìm hiểu nội dung của tác phẩm, các câu hỏi chưa thực sự đi sâu, chưa nhấn mạnh được bi kịch đau đớn của Chí Phèo - bi kịch không được làm người, không được sống cuộc sống của con người - bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.

Có thể nói, không chỉ tác phẩm "Chí phèo" nói riêng có hệ thống câu hỏi đều chỉ đi từ nội dung đến hình thức, các câu hỏi về giá trị nội dung đặt ở trên, tiếp sau là các câu hỏi nghệ thuật mà còn ở nhiều tác phẩm khác cũng nằm trong tình trạng này. Thực tế, đó là ranh giới giữa nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Một phần của tài liệu hướng dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao ở nhà trường thpt theo đặc trưng loại thể (Trang 71 - 73)