1. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm
Học sinh đọc phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa (trang 215).
Giáo viên hỏi: Qua phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa, em hãy cho biết tác phẩm “Chí Phèo” được viết ra trong hoàn cảnh nào? Tác phẩm có liên quan gì đến “làng quê Đại Hoàng” của nhà văn Nam Cao?
- Gọi 1, 2 học sinh trả lời.
- Giáo viên gợi ý, định hướng trả lời: xã hội thực dân nửa phong kiến đầy rẫy những bất công, sự tàn bạo và tăm tối của xã hội cũ đã gây nên những đau khổ cho người dân Việt Nam. Cùng với sự bế tắc của người trí thức là nỗi khổ của người nông dân, họ đã phải chọn một cổ hai tròng, sống thoi thóp trong xã hội ngột ngạt. Tác phẩm là truyện kể về “người thật”, “việc thật” ở làng Đại Hoàng.
Qua các nhân vật lấy nguyên mẫu từ thực tế và có phần sáng tạo, tác giả đã phản ánh cuộc sống khổ cực, bị áp bức tàn tệ bởi ách cường hào của người nông dân ở quê hương đã ám ảnh, day dứt Nam Cao từ lâu. Bên cạnh đó Nam Cao đã “vạch mặt, chỉ tên” bọn cường hào ác bá - những kẻ trực tiếp đẩy người nông dân vào chỗ bần cùng. Nam Cao đã tỏ ra rất dũng cảm, ngoan cường trước bọn thống trị.
2. Tên tác phẩm:
Truyện ban đầu có tên "Cái lò gạch cũ".
Năm 1946: Tác giả đổi lại thành "Chí Phèo"
Giáo viên hỏi: Vì sao nhà xuất bản lại đổi tên tác phẩm là "Đôi lứa xứng đôi"?
- Học sinh suy nghĩ trả lời
- Giáo viên định hướng: trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, tư tưởng lãng mạn vẫn còn ảnh hưởng trong bạn đọc, người ta nhìn tác phẩm của Nam Cao bằng con mắt lãng mạn đó và câu chuyện tình yêu của Chí Phèo – Thị Nở đã làm cho một số người thưởng thức một cách thích thú. Cách nhìn nhận đó rất hời hợt và sai lạc.
Giáo viên hỏi: Vì sao Nam Cao không lấy tên "Cái lò gạch cũ" ? mà lại lấy "Chí Phèo" ? Tên "Chí Phèo" có ý nghĩa như thế nào?
- Học sinh suy nghĩ trả lời
- Giáo viên định hướng: Cái tên "Cái lò gạch cũ" chưa chứa đựng hết nội dung, ý nghĩa, tư tưởng của tác giả đã gửi gắm trong đó. Cái mà nhà văn muốn nói tới ở tác phẩm này, muốn quan tâm, gửi gắm tới độcgiả là vấn đề con người, số phận người nông dân trước sự trà đạp, hắt hủi của chế độ cường hào ác bá mà điển hình của số phận đó là hình tượng "Chí Phèo". Do đó, tác giả đã dừng lại ở tên tác phẩm "Chí Phèo".
Giáo viên hỏi: So với những truyện ngắn đương thời thì "Chí Phèo" đã thể hiện sự tìm tòi, sáng tạo, độc đáo của Nam Cao như thế nào?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta sẽ đi vào tiếp cận, phân tích, cắt nghĩa giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm.