Phân tích tác phẩm theo sự phát triển của các tính cách giàu kịch tính

Một phần của tài liệu hướng dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao ở nhà trường thpt theo đặc trưng loại thể (Trang 135 - 138)

I- NHỮNG YÊU CẦU CÓ TÍNH NGUYÊN TẮC:

7. Các con đường dạy học theo sự phát triển của kịch tính

7.3. Phân tích tác phẩm theo sự phát triển của các tính cách giàu kịch tính

kịch tính

Chí Phèo là nhân vật trung tâm, là linh hồn của tác phẩm, là nơi hội tụ sức mạnh tư tưởng và nghệ thuật độc đáo của ngòi bút Nam Cao. “Giá trị điển hành, sức mạnh tố cáo to lớn của hình tượng Chí Phèo, trước hết là ở chỗ đã làm nổi bật lên cái hiện tượng có tính quy luật vẫn hàng diễn ra ở xã

hội nông thôn đây bất công và tội ác đương thời”. (44/415) không thể nào cưỡng lại.

Tài năng của Nam Cao là ở chỗ qua hình tượng Chí Phèo cho ta thấy đólà một quá trình tất yếu, một quy luật không thể nào cưỡng lại. Tính cách của Chí Phèo vận động theo những động lực nằm ngay trong xã hội bây. Dẫu cho cá nhân Chí Phèo có riêng biệt, đặc sắc đến đâu thì đây cũng không bao giờ là câu chuyện chỉ của một cá nhân: Chí Phèo, Binh Chức, Tự Lãng và dự báo những hậu thân của Chí Phèo, Nam Cao muốn gợi lên trong chóng ta sự hình dung về một xã hội luôn luôn, liên tục, huy diệt phần tốt đẹp của con người, một xã hội mà bản chất là sự chống lại quyền được làm người lương thiện.

Giai đoạn đầu, sự vận động phát triển tính cách Chí Phèo khá thuần nhất: Bé thì được người lương thiện nuôi. Lớn thì sống như một người lương thiện. Ý thức về cái “ nhục” của Chí Phèo khi bị vợ Bá Kiến mắng chính là điểm sáng của giai đoạn này, phẩm chất của Chí Phèo được đặt trong sự thử thách đầu tiên của hoàn cảnh.

Chí Phèo trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”, tính cách Chí mới thực sự hoạt động: Chí Phèo luôn nghiêng ngả giữa hai vực ác – thiện. Đáng chú ý là sự kiện Chí Phèo bị bắt vào tù. Đây là cái “nút thắt” đầu tiên cho cốt truyện và là cái “điểm mở” đầu cho sự hoạt động tính cách Chí Phèo. Ba lần Chí Phèo vác dao tới nhà Bá Kiến là những cái mốc quan trọng trong sự vận động tính cách của Chí Phèo: Lần 1: Chí Phèo đến rạch mặt ăn vạ ở nhà Bá Kiến; Lần 2: Chí đến xin đi ở tù nhưng không được; Nếu chi tiết “đi tù” là yếu tố chuyển hóa tính cách Chí từ giai đoạn sang giai đoạn hai thì chi tiết “bát cháo hành” là yếu tố vận động tính cách Chí từ giai đoạn hai sang giai đoạn ba: Giai đoạn ba Chí vác dao đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện khi đã thức tỉnh về lương tri.

Với Bá Kiến, một nhân vật có tính cách gian hùng. Xây dựng nhân vật Bá Kiến, Nam Cao tập trung làm nổi bật bản chất giai cấp, bản chất xã hội của nhân vật đồng thời khắc họa những nét tính cách sinh động thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, giọng điệu, tiếng cười Tào Tháo, những suy nghiệm của một con người “bốn đời làm tổng lý”.

Ở nhân vật Thị Nở cũng được Nam Cao xây dựng với một tính cách, giọng điệu riêng: Thị chỉ giỏi lườm nguýt, cấu véo, không nhiều lời. Song nghe lên chúng ta cũng nhận rõ giọng điệu của Thị đầy cá tính của một con người: “xấu”, “nghèo”, “dở hơi”, “thuộc dòng giống nhà có mả hủi” – giọng nói của thị “vừa thổ hả? Đi vào nhà nhé…”.

Thiên truyện kết thúc bằng cái chết của Chí Phèo và hình ảnh cái lò gạch cũ thoáng hiện ra trong đầu Thị Nở. Do đó, nhân vật Chí Phèo có ý nghĩa khái quát, có ý nghĩa điển hình cho số phận người nông dân trước CMT8. Qua hình tượng Chí Phèo, Nam Cao nêu lên một hiện tượng khá phổ biến có tính quy luật của nông thôn Việt Nam xưa: Người lao động lương thiện khi bị xô đẩy vào con đường cũng sẽ quay lại chống trả bằng con đường lưu manh hóa. Khi xây dựng nhân vật Chí Phèo, Thị Nở – những con người sống dưới đáy của xã hội, nhà văn Nam Cao đã phát hiện và khẳng định phẩm chất đẹp đẽ của người nông dân, ngay cả khi họ bị xã hội cướp đi cả bộ mặt người và linh hồn người. Đây cũng là cái nhìn mới mẻ, độc đáo của Nam Cao về người nông dân so với các nhà văn cùng thời.

Trong quá trình dạy học tác phẩm văn chương nói chung, phân tích truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao trong nhà trường phổ thông nói riêng thì việc sử dụng ba con đường phân tích tác phẩm: theo cốt truyện; từ đề tài này khơi gợi đề tài khác và sự vận động tính cách nhân vật vốn là những con đường thuận lợi nhất. Người giáo viên phải biết sử dụng tối ưu những mặt mạnh của các con đường phân tích tác phẩm văn học này nhằm đạt đến một hiệu quả cao cho giờ dạy học văn.

Một phần của tài liệu hướng dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao ở nhà trường thpt theo đặc trưng loại thể (Trang 135 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w