Biện pháp giảng – bình khắc họa những điểm có phẩm chất nghệ thuật cao, giàu kịch tính

Một phần của tài liệu hướng dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao ở nhà trường thpt theo đặc trưng loại thể (Trang 127 - 130)

I- NHỮNG YÊU CẦU CÓ TÍNH NGUYÊN TẮC:

6.Biện pháp giảng – bình khắc họa những điểm có phẩm chất nghệ thuật cao, giàu kịch tính

nghệ thuật cao, giàu kịch tính

Giảng và bình là thao tác có tính đặc thù của hoạt động dạy học văn. Không có một giờ văn nào thành công mà lại thiếu được những lời giảng sát nghĩa và những lời bình hay. Đối với người giáo viên, muốn giảng được sát nghĩa, cặn kẽ phải có sự am hiểu kiến thức nhiều lĩnh vực, muốn bình được và bình hay, lời bình xúc động thì đòi hỏi tâm hồn thức sự rung động trước cuộc đời, con người, thiên nhiên.

Như đã nói ở trên, giảng và bình dường như là một việc làm không thể thiếu trong bất kỳ giờ dạy học tác phẩm văn học. Đây là những biện pháp, thao tác rất quen thuộc trong dạy học văn từ trước tới nay, nó được sử dụng như là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất để tạo nên chất văn, sức lôi cuốn trong mỗi giờ học. Sử dụng biện pháp giảng – bình trong giờ dạy học văn, giáo viên sẽ có những điều kiện thuận lợi giúp cho học sinh thấy được những vẻ đẹp đặc biệt và những nét đẹp mới của tác phẩm.

Trọng tâm của hoạt động bình giảng tác phẩm văn chương là cái mới của nội dung tư tưởng và tri thức nghệ thuật có khả năng thức tỉnh cái đẹp, cái cao thượng ở con người” (20, 165). Do đó, người giáo viên biết bình và bình hay, giờ dạy văn những đạt được những thành công.

Song, trên thực tế thì đây lại là một việc làm rất khó khăn và phức tạp. Nhà phê bình văn hoạc Hoài Thanh cho rằng: “Bình thơ cũng như đánh đàn đệm cho ta hát, lên dây trùng 1 tý hay còng 1 tý cũng lạc điệu. Bình thơ mà nói không đến thì không đạt. Nói qua thì tán. Nói nhiều cũng không nên, phải biết dừng lại đúng chỗ, đúng lúc để cho người đọc suy nghĩ mở rộng. Có khi không nên nói gì mà để cho người được tiếp xúc với câu thơ” (62/ 171). Trong nhà trường, ý nghiã Êy của việc bình văn, bình thơ lại cần được quan tâm chú ý thật đúng mức.

Trong giờ dạy học tác phẩm văn chương của giáo viên, lời giảng, bình của giáo viên không chỉ đơn thuần là nội dung kiến thức mà còn là kỹ năng tiếp nhận tác phẩm văn chương, khả năng tư duy trong ngôn ngữ lời nói… Do vậy, năng lực bình giảng của giáo viên là sự kết hợp hài hoà của khả năng am hiểu tác phẩm văn chương, sự rung động của tâm hồn. Lời giảng – bình phải làm sáng tỏ được ý nghĩa trong câu chữ, đánh giá thật cô đúc, hàm xúc về một chi tiết, một hình ảnh nào đó của tác phẩm.

Trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, khi giảng dạy người giáo viên cần chú ý hướng đến giảng – bình những hình ảnh, chi tiết chẳng hạn như sự thức tỉnh trong tính cách Chí Phèo. Sự thức tỉnh, thức dậy, làm sống lại những giá trị, người theo hướng vận động: cải thiện, cái tốt đẹp, cái cao cả, cái nhân tính chế ngự cái ác, cái xấu, cái phi nhân tính…

Nhân vật trong tác phẩm Chí Phèo, con người Êy bị đẩy ra khỏi cộng đồng, tính từ sau khi anh bị nhà tù làm cho biến dạng về hình người và tính người: “Ngay đến cái thẻ có biên tên tuổi hắn cũng không có, trong sổ làng người ta vẫn khai hắn vào hạng dân lưu tán lâu năm không về làng.”. Toàn

bộ tính cách lạc loài Êy được nhà văn khắc hoạ bằng hai chi tiết cơ bản: ngoại hình xệch xạc, méo mó, không còn nguyên mặt người, ứng xử với đời với người bằng chửi bới; mảnh chai rạch mặt, dùng dao doạ nạt…

Sự khát thèm của Chí Phèo khi đối diện với rượu và người phụ nữ (Thị Nở): “Rồi đột nhiên hắn khát, trời ơi! Sao mà khát! Khát đến như cháy họng”. Đây là lúc Chí Phèo nhìn Thị Nở ngồi tênh hênh: “Tự nhiên thấy ứ lên đầy miệng bao nhiêu là nước dãi, mà cổ lại khô, hắn nuốt ừng ực, hắn thấy cái gì rộn rạo ran khắp người”, khát thèm biết khát thèm chất men say của đời, của người, đó là dấu hiệu chợt thức của nhân tính.

Tỉnh thức, với Nam Cao, là thấu suốt cả thân xác và cõi lòng, cả tâm hồn và lý trí, cả khắc dây của thực tại và chảy dọc một kiếp người. Đến tận cùng của sự khát: “Rồi đột nhiên hắn khát, trời ơi sao mà khát! Khát đến như cháy họng…” Chí Phèo đã cập đến cõi say: “Chúng uống với nhau rất là nhiều. Và rất là nhiều. Người ta tưởng như cả làng Vũ Đại phải nhịn rượu để cho chúng uống”. Đến tận cùng của cõi say, Chí Phèo đã gặp sự thoả thuê: “Chưa bao giờ Chí Phèo được thoả thuê đến thế, cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo – Thị Nở được tác giả xây dựng trên một khung cảnh thật tuyệt vời: “Một con sông con, nước lặng và trong, khắp bãi trồng toàn dâu, đầy gò, vườn toàn chuối…Buổi sáng hôm sau vẫn khung cảnh Êy, nhưng lại rất trần thế: nắng rực rỡ, chim ríu rít “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá” xen lẫn tiếng cười nói, tiếng gõ mái chèo đuổi cá… Những tiếng quen thuộc Êy ngày nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy…” Chao ôi là buồn!

Để có thể giải mã rõ được những chi tiết trên đây, giáo viên cần cắt nghĩa, phân tích cho học sinh hiểu được toàn bộ hình tượng nhân vật chính của tác phẩm. Muốn bình, giáo viên có thể bằng cách kể một câu chuyện mà mình cảm nhận được từ việc đọc được một tác phẩm hay Ên tượng về một chi tiết, một hình ảnh nào đó của tác phẩm.

Giảng và bình là những cách thức, những thao tác giảng dạy có ưu thế này của nó trong việc chuyển tải nội dung và nghệ thuật của tác phẩm mà lại tiết kiệm được nhiều thời gian.

Dạy học nói chung, dạy học tác phẩm văn chương nói riêng không chỉ là việc truyền đạt kiến thức. Hoạt động dạy và học là giáo viên định hướng, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, còn học sinh dưới sự tổ chức, điều khiển, định hướng đó phải độc lập tư duy, có ý thức tự giác cao trước những vấn đề đưa ra. Do đó giáo viên không nên quan tâm chú ý mang tất cả những hiểu biết của mình với cố gắng giảng – bình sao cho thật hay thật hấp dẫn, học sinh chỉ ngồi nghe, ghi nhớ mà thôi. Điều quan trọng là giáo viên phải biết sử dụng biện pháp giảng – bình trong giờ dạy học tác phẩm văn chương một cách khoa học – linh hoạt sẽ đem đến cho giờ dạy đậm chất văn, phát huy được tính sáng tạo của người học.

Giờ dạy học văn là một hoạt động tổng hợp của nhiều thao tác, nhiều phương pháp, nhiều kỹ năng mà đòi hỏi người giáo viên phải có sự vận dụng một cách hài hoà, linh hoạt. Ngoài những phương pháp và biện pháp đã nêu ở trên, tất nhiên sẽ còn nhiều những phương pháp, biện pháp khác như: nghiên cứu, dùng tranh ảnh để khơi gợi trí tưởng tượng ở học sinh … Vấn đề là khi sử dụng những phương pháp này trong giờ dạy văn, người giáo viên phải đảm bảo được giờ dạy, giúp học sinh phát triển cân đối toàn diện ở cả mặt trí tuệ và tâm hồn.

Một phần của tài liệu hướng dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao ở nhà trường thpt theo đặc trưng loại thể (Trang 127 - 130)