Kết quả khảo nghiệm từ phía giáo viên

Một phần của tài liệu hướng dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao ở nhà trường thpt theo đặc trưng loại thể (Trang 81 - 85)

III. QUÁ TRÌNH KHẢO NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM

4.Kết quả khảo nghiệm từ phía giáo viên

4.1. Qua những câu hỏi

Ở câu hỏi thứ nhất, sau khi tiếp xúc với một số thầy cô giáo đã có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm về môn văn ở trường THPT Tân Yên I, THPT Hiệp Hoà II thì chúng tôi thấy hầu hết các thầy cô đều có chung mét quan điểm: Khi tiến hành dạy truyện ngắn "Chí Phèo" của Nam Cao chủ yếu là sử dụng phương pháp thuyết giảng, đặt câu hỏi phát vấn, đối thoại còn các phương pháp và biện pháp khác như: đọc diễn cảm tác phẩm, so sánh, đối chiếu về thi pháp loại thể, hoạt động bình giảng trong quá trình

dạy, hầu như không được sử dụng. Trên thực tế, những phương pháp, biện pháp này giúp cho học sinh cảm nhận tác phẩm một cách sâu sắc nhất mà lại không được vận dụng trong quá trình giảng dạy.

Giải đáp câu hỏi của chúng tôi: Vì sao các phương pháp, biện pháp đọc diễn cảm, phương pháp so sánh bình giảng lại không được vận dụng trong quá trình giảng dạy Chí Phèo mà chỉ sử dụng với phương pháp thuyết giảng, phát vấn? Trả lời câu hỏi của chúng tôi, thầy giáo Ngô Huy Hùng THPT Tân Yên I cho rằng: "Phải nói rằng đây là một truyện ngắn rất dài (23 trang khổ 14,3 x 20,3 cm ), thời gian dạy tác phẩm là hai tiết, không thể đọc tác phẩm ở trên lớp được, vả lại đa số các em đều đã đọc trước ở nhà. Việc đọc tác phẩm là rất cần thiết và quan trọng, nhưng theo tôi, vấn đề chính của giờ học là làm thế nào để các em học sinh hiểu được giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Bên cạnh "Đời thừa" viết về chủ đề người tri thức, thì "Chí Phèo" (chủ đề về nông dân) là những tác phẩm xuất sắc của Nam Cao. Ở Chí Phèo, Nam Cao đã phản ánh mâu thuẫn giữa người nông dân (Chí Phèo) với giai cấp địa chủ phong kiến là (Bá Kiến), bi kịch của người nông dân bị lưu manh hoá... và còn nhiều vấn đề khác mà tác phẩm phản ánh. Nên phương pháp sử dụng tối ưu khi dạy truyện ngắn này là thuyết giảng + câu hỏi phát vấn, hướng dẫn học sinh tiếp nhận, khám phá.

Tầm quan trọng của việc sử dụng phương pháp, biện pháp thuyết giảng, phát vấn, gợi tìm trong quá trình dạy truyện ngắn Chí Phèo nói riêng và các tác phẩm văn chương nói chung, là giúp học sinh hiểu, nắm được và cảm nhận một cách đúng đắn, sâu sắc, phát huy được tính tích cực chủ động tìm tòi, sáng tạo trong giờ học là vấn đề rất đúng đắn và cần thiết. Song, giáo viên chỉ có vận dụng những phương pháp trên trong giờ dạy mà bỏ qua các phương pháp, biện pháp đọc diễn cảm, so sánh theo loại thể, bình giảng, một điều chắc chắn rằng giờ học sẽ không đạt được kết quả tốt,

đặc biệt là sẽ không khai thác được chiều sâu cơ bản của tác phẩm, những nét độc đáo, riêng biệt của tác phẩm...

Để tiếp nhận, cảm thụ được tác phẩm văn chương thì hoạt động đọc trong đó có đọc diễn cảm là rất cần thiết. Với truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, thì đây là một truyện ngắn chứa đựng nhiều giọng điệu, nhiều tính cách khác nhau: Giọng của nhà văn, giọng của nhân vật, giọng của dân làng Vũ Đại.. ở mỗi nhân vật đều có những giọng riêng, giọng lạnh lùng, giọng cảm thương, giọng đay nghiến... Đó chính là những thành công lớn của tác giả trong việc thể hiện giọng điệu tính cách nhân vật, tạo cho tác phẩm không khí đầy kịch tính. Có được sự vận dụng hoạt động đọc diễn cảm trong giờ học thì mới có thể tạo ra được không khí, âm hưởng của tác phẩm, vừa rèn cho học sinh cách đọc diễn cảm, đồng thời lại giúp học sinh hiểu hơn về tác phẩm.

Các biện pháp so sánh, giảng - bình trong một giờ học không thể không được vận dụng một cách sáng tạo. Để khai thác sâu được giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm Chí Phèo, đặc biệt để giúp học sinh hiểu sâu về giá trị hiện thực của một truyện ngắn nhiều kịch tính, đa giọng điệu thì cần phải so sánh với một số tác phẩm như: "Lão hạc" của Nam Cao, "Tắt đèn" của" Ngô Tất Tố (cùng đề tài về người nông dân, mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp nông dân và địa chủ phong kiến, nỗi thống khổ của người nông dân lao động). Có được sự so sánh, đối chiếu với các tác phẩm trên mới thấy hết được chiều sâu, giá trị nổi bật cũng như thành công của một cây bút tài năng với một truyện ngắn đặc sắc nhất trong giai đoạn văn học hiện thực Việt Nam 1930 - 1945. Cùng với phương pháp so sánh thì biện pháp hoạt động bình giảng trong giờ dạy cũng không thể bỏ qua. Bởi có bình giảng mới thấy hết được, mới cảm nhận được cái hay cái đẹp, cái đặc sắc về tư tưởng, tình cảm, cảm xúc về tác phẩm. Trên thực tế, đối với hai tiết dạy truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, hầu như các thầy

cô giáo lại không sử dụng một cách đồng bộ, linh hoạt với các phương pháp, biện pháp trên. Điều này dẫn tới hiệu quả giờ dạy không được như ý muốn, thậm trí dẫn tới việc học sinh không có hứng thú; không khí giờ học không sôi nổi...

Kết quả thu được từ việc khảo sát câu hỏi thứ hai: Trong hai giờ dạy truyện Chí Phèo, các thầy cô đã tập trung khai thác những vấn đề gì? Chúng tôi nhận thấy, phần lớn giáo viên đều chỉ ra những nội dung khi khai thác truyện ngắn này: Bi kịch của Chí Phèo, nỗi thống khổ của người nông dân, quá trình tha hoá của một người lương thiện trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, đặc sắc về nghệ thuật xây dựng nhân vật. Nhìn chung, các thầy cô giáo đã tập trung chó ý khai thác được những vấn đề cơ bản về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật của truyện.

Với một tác phẩm tự sự nhiều kịch tính đặc sắc, chứa đựng giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo lớn lao, cùng với những đặc sắc về nghệ thuật như ở Chí Phèo. Đây là một trong những tác phẩm được giới nghiên cứu quan tâm, các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy cũng đã bàn nhiều ở một số bài viết được đăng tải. Và như vậy, việc khai thác truyện ngắn Chí Phèo với những vấn đề như kết quả điều tra ở trên chưa thể đáp ứng yêu cầu, nội dung khai thác còn nhiều thiếu sót. Đây là nguyên nhân hệ quả của việc phụ thuộc hoàn toàn vào SGK một cách máy móc, thiếu sáng tạo, dẫn đến khai thác nội dung nghèo nàn.

Do không sắp xếp, bố trí thời gian hợp lý, không nhận ra được những nội dung cần tập trung, chú trọng khai thác. Thời gian có hạn, tác phẩm dài nên khâu đọc của học sinh bị bỏ qua, nội dung kiến thức nhiều nên giáo viên chỉ chú ý tới thuyết giảng và học sinh nghe, ghi. Do sách giáo viên, sách hướng dẫn bỏ qua thi pháp tư tưởng nhà văn, phong cách nhà văn nên giáo viên không chú ý sâu, quan tâm khai thác nội dung tác phẩm với "cái được phản ánh" mà quên mất tới cách phản ánh, phương thức phản ánh của

tác phẩm. Thực tế dạy học Chí Phèo của Nam Cao như trên quả còn nhiều thiếu sót, chúng ta cần phải có những suy nghĩ, những phương pháp, những biện pháp dạy học phù hợp, đạt hiệu quả về truyện ngắn.

4.2. Kết quả khảo nghiệm từ giáo án, vở ghi, bài làm của học sinh và các tiết dạy học tác phẩm Chí Phèo

Qua các giáo án và các tiết dự giờ của các thầy cô giáo ở hai trường THPT Hiệp Hoà II, Tân Yên I, hầu hết giáo viên đều chỉ tập trung khai thác Chí Phèo với một truyện ngắn hiện thực đơn thuần. Một số giáo viên soạn giáo án sơ sài mang tính chất đối phó, cách dạy đơn điệu, hệ thống câu hỏi ở bài soạn còn khô khan: là gì, như thế nào?

Trong Chí Phèo (Nam Cao) ở lớp 11 trường THPT, được phân phối trong chương trình dạy làm hai tiết. Thời gian hai tiết dạy truyện ngắn này, mỗi người thầy có những cách vận dụng phương pháp, biện pháp dạy học tối ưu, nhằm định hướng cho giờ dạy đạt hiệu quả.Trên thực tế thì đa số giáo viên chỉ dạy truyện ngắn này theo cách hướng dẫn chung chung từ SGK, vận dụng các phương pháp, biện pháp còn hạn chế, giờ dạy tẻ nhạt, nội dung khai thác sơ sài ở cả giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,.. Tất cả những thiếu sót trên đây ở các giờ được thể hiện ngay chính ở khau soạn giáo án của giáo viên.

Chúng tôi xin được trích dẫn ra đây một giáo án cụ thể mà đó cũng là giáo án chung, giống với các giáo án của các thầy cô giáo dạy văn ở hai trường mà chúng tôi khảo sát

GIÁO ÁN Giảng văn

CHÍ PHÈO

(Nam Cao)

Một phần của tài liệu hướng dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao ở nhà trường thpt theo đặc trưng loại thể (Trang 81 - 85)