Kết quả khảo nghiệm thu được từ phía học sinh

Một phần của tài liệu hướng dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao ở nhà trường thpt theo đặc trưng loại thể (Trang 89 - 95)

III) Tiến trình:

5. Kết quả khảo nghiệm thu được từ phía học sinh

Sau khi tiến hành khảo sát từ đối tượng học sinh bằng các câu hỏi trong qúa trình dạy học truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao ở lớp 11 thuộc 2 trường: TH PT Hiệp Hoà II và TH PT Tân Yên I – Bắc Giang.

Chúng tôi thu được những kết quả cụ thể sau:

* Ở câu hỏi thứ nhất: Đọc xong tác phẩm Chí Phèo, nhân vật nào gợi cho em Ên tượng mạnh mẽ nhất ?

Từ kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy: Số học sinh khi lý giải câu hỏi điều tra đưa ra là rất khác nhau: Số học sinh có Ên tượng về nhân vật chính Chí Phèo có nhiều hơn so với nhân vật Thị Nở và Bá Kiến nhưng còn ở mức độ rất hạn chế. Vẫn biết rằng, mỗi nhân vật được nhà văn xây dùng trong tác phẩm là mỗi cuộc đời khác nhau, số phận khác nhau, tính cách khác nhau, hoàn cảnh khác nhau. Vấn đề trung tâm, cơ bản nhất của tác phẩm là vấn đề về người dân lao động bị bần cùng hoá, tha hoá trước thực dân phong kiến đương thời. Song ở hình tượng Chí Phèo còn là tính vấn đề, tính triết lý, mang ý nghĩa khái quát xã hội rộng lớn.

Từ kết quả trên cho thấy, thực trạng vấn đề đọc văn, tiếp nhận tác phẩm, hiểu tác phẩm là chưa cao. Đọc tác phẩm mà không hiểu được nội dung tác phẩm nói cái gì, phản ánh những vấn đề gì, nhân vật nào là chính, là trung tâm của tác phẩm... Tức là các em có thể chưa đọc hoặc mới chỉ đọc lướt qua mà thôi. Bên cạnh đó, số lượng các em học sinh có Ên tượng với Thị Nở, Bá Kiến còn nhiều. Có nghĩa là những em này đứng ngoài hình tượng nhân vật điển hình của tác phẩm, chưa hiểu và nắm bắt được chiều sâu tư tưởng, giá trị nhân văn mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm.

Nhiều em lý giải câu hỏi của chúng tôi: Vì sao em lại yêu thích nhân vật này đến như vậy? Nhân vật này đã để lại cho em nhiều Ên tượng tốt đẹp. Ên tượng của nhân vật này đối với em sâu sắc nhất là ở chỗ nào thì các em không trả lời được, thâm trí có nhiều em còn lý giải một cách chung chung không hiểu biết về nhân vật trong tác phẩm. Có một số em học sinh đã lý giải khá sâu sắc về sự cảm nhận của mình về nhân vật, Ên tượng của mình về nhân vật: em Nguyễn Thị Hường (A) 11A3 THPT Hiệp Hoà II đã viết: "Em rất thích và yêu mến nhân vật này bởi nhân vật đã gây cho em Ên

tượng xúc động mạnh về số phận khốn khổ, bế tắc của người nông dân lao động bị bọn địa chủ cường hào chèn Ðp, đẩy người nông dân vào con đường bần cùng, tha hoá, mất hết cả hình người lẫn tính người". Còn em: Ngô Thị Hạnh 11A4 THPT Hiệp Hoà II lại lý giải sự yêu thích của mình như sau: “Chí Phèo là nhân vật được Nam Cao khắc hoạ với một tính cách hết sức rõ nét, đầy Ên tượng, thuộc loại bất hủ. Tên Chí Phèo đã trở thành danh từ chung, tính từ chung. Mọi hành động của Chí đều rất... Chí Phèo. Song cái mới cái lạ của Nam Cao là khi xây dựng nhân vật này nhà văn đã thể hiện rất chân thật và sinh động cái cách nhân vật làm việc đó”.

Bên cạnh đó, để lý giải cho sự không yêu thích của mình đối với nhân vật có một số em đã mạnh dạn phát biểu như sau:" Em không thích nhân vật Chí Phèo, Chí Phèo không có vây cánh, không có họ hàng, anh em thân thích, không cha không mẹ, không nhà cửa. Chí Phèo là tên lưu manh, là quỷ dữ, điên khùng mù quáng, Chí Phèo đã phá phách, làm khổ bao nhiêu người dân lương thiện (em Vũ Mạnh Tuấn 11A5 THPT Tân Yên I). Có em lại lý giải sự cảm nhận của mình về nhân vật Chí Phèo "Em không thích nhân vật Chí Phèo vì ở phần cuối tác phẩm, Chí Phèo giết được tên Bá Kiến rồi lại tự sát" (em Nguyễn Quang Long 11A5 THPT Tân Yên I). Rõ ràng, những câu trả lời, sự lý giải của các em ở trên là chưa hiểu rõ, chưa cảm nhận được chiều sâu tư tưởng ý nghĩa khái quát rộng lớn của nhân vật mà nhà văn đã xây dựng lên nhưng cũng đã cho thấy những cảm nhận, Ên tượng ban đầu của các em đối với nhân vật trong tác phẩm.

* Câu hỏi thứ hai: Phần lớn các em học sinh nói lên được những Ên tượng, cảm xúc, tâm trạng của mình sau khi đọc xong truyện ngắn. Nói về sự cảm động, rung động trong tâm hồn của n mình sau khi đọc xong truyện ngắn Chí Phèo, em Nguyễn Thị Hằng 11A3 THPT Tân Yên I cho biết: " Đọc xong tác phẩm em thấy rất xúc động, cảm thương cho những kiếp người lao động nghèo khổ bị chế độ thực dân phong kiến chèn Ðp, đàn áp đến

không còn con đường nào để mà sống. Èn chứa trong đáy sâu tâm hồn người lao động là tình người, là khát vọng một cuộc sống Êm no, hạnh phúc", em Nguyễn Văn Trung 11A6 THPT Hiệp Hoà II lại nói lên tâm trạng, sự rung động của mình khi đọc xong tác phẩm: " Truyện ngắn Chí Phèo không làm cho em rung động bởi kết thúc tác phẩm không có hậu. Chí Phèo bị Bá Kiến đàn áp, chèn Ðp đến quá mức phải đứng dậy trả thù, rồi tự sát là chuyện đương nhiên. Bên cạnh đó, Chí Phèo cũng gây bao đau khổ cho dân làng và cả Bá Kiến cũng vậy" Em Hà Thị Hoa 11A4 THPT Hiệp Hoà II lại có ý kiến phát biểu thật xúc động " Truyện ngắn Chí Phèo làm cho em rất cảm động trước cuộc đời, số phận người dân lao động nghèo và lương thiện. Song họ bị đàn áp đến dã man. Trong bối cảnh xã hội hết sức bất công đó, tấm lòng, tình người của người lao động càng ngời sáng, những ước mơ, nguyện vọng của họ về một cuộc sống bình thường như tất cả những cuộc sống bình thường khác, họ không chịu khuất phục, lùi bước trước khó khăn.

Bên cạnh những ý kiến phát biểu của các em học sinh về truyện ngắn này, có những ý kiến còn trái ngược nhau. Song, có thể nói rằng có nhiều ý kiến nói lên sự rung động của bản thân mình sau khi đọc xong truyện ngắn , chứng tỏ truyện ngắn Chí Phèo có sức lay động lớn đối với mỗi em học sinh khi đọc xong tác phẩm. Điều này phần nào đã nói lên được những cảm nhận ban đầu của các em về tác phẩm ở cả nội dung và hình thức nghệ thuật.

Nhận xét:

Thông qua kết quả khảo sát ở đối tượng học sinh trươc khi học tác phẩm trên lớp. Chúng tôi rót ra một vài nhận xét dưới đây.

Những mặt mạnh:

Ở giai đoạn trước khi học sinh học tác phẩm, đã có nhiều em bước đầu đã nắm va tìm hiểu được nội dung tác phẩm. Những em này đã có sự tìm tòi, khám phá và phát hiện cả ở giá trị nội dung và nghệ thuật của

truyện, thể hiện được những cảm nhận sâu sắc của bản thân về tác phẩm. Những cảm nhận đó tuy mới chỉ ở bề ngoài, chưa đi sâu vào phân tích, lý giải một cách cụ thể và hệ thống về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, nhưng phải nói rằng những cảm nhận đó rất chân thực, sinh động.

Những mặt còn hạn chế:

Điều đầu tiên, chúng tôi thấy là năng lực cảm nhận tác phẩm của các em còn có sự chênh lệch, chưa đồng đều. Nhiều em học sinh còn chưa hứng thú học văn (nói đúng hơn là chán học văn), ý thức của các em đối với những giờ học văn còn thiếu nghiêm túc, phần lớn chỉ là sự đối phó cho qua. Số các em học sinh có những cảm nhận, những lý giải sự hiểu biết của mình còn sai lệch chiếm phần đông. Trình độ, khả năng tiếp nhận văn chương nói chung, truyện ngắn Chí Phèo nói riêng còn quá thấp so với yêu cầu. Chính những nguyên nhân này dẫn đến việc các em chán học văn, vị thế của môn văn trong nhà trường có nguy cơ bị mai một dần.

5.2. Sau khi học sinh học tác phẩm trên lớp:

* Câu hỏi thứ nhất: Sau khi học xong truyện ngắn "Chí Phèo", giai đoạn nào trong cuộc đời Chí làm em xúc động nhất?

Ở câu hái 1 này, điều thuận lợi là các em đã được học tác phẩm ở trên lớp, dưới sự tổ chức, hướng dẫn, định hướng, điều khiển quá trình nhân thức, tìm tòi, khám pháp tác phẩm nên phần lớn các em đã có những câu trả lời cùng với những lý giải khá thuyết phục của mình về tác phẩm. Câu trả lời của các em đều tập trung vào giai đoạn, vấn đề: Giai đoạn sau khi Chí Phèo đi tù về. Đặc biệt thể hiện qua 3 lần tới nhà Bá Kiến đòi lượng thiện, đòi quyền được làm người. Đó là những em: Phạm Thị Nga, Nguyễn Thị Huyền, Hoàng Diệu Hương THPT Hiệp Hoà II; em Hoàng Văn Cường, Nguyễn Thị Thanh, Đặng Thị Hoàn THPT Tân Yên I. Bên cạnh đó có một vài em cho rằng: Giai đoạn Chí Phèo từ khi sinh ra cho tới năm 20 tuổi đi ở cho nhà Bá Kiến làm cho bản thân ác em xúc động vì đây

là giai đoạn Chí Phèo còn nhỏ mà phải chịu nhiều vất vả, lận đạn, song những ý kiến, những câu trả lời của các em ở trên đây đều xuất phát từ những nội dung đã được học, được tìm hiểu ở trên lớp mà không phải xuất phát từ chính nhận thức, cảm nhận ở trong đầu các em.

* Ở câu hỏi thứ hai " Cuộc đối thoại giữa Chí Phèo - Thị Nở có câu nào đáng nhớ nhất? Vì sao?

Trong câu hỏi này, số học sinh trung bình trả lời chưa đạt yêu cầu, với những lời lý giải chưa thuyết phục, thậm chí số học sinh dưới mức trung bình còn có những câu trả lời thể hiện sử hiểu biết rất nông cạn, sai lệch. Số Ýt học sinh khá, giỏi có những câu trả lời cùng với sự lý giải của mình khá tốt trong sự nhận thức, cảm nhận về tác phẩm.

Trả lời câu hỏi này của chúng tôi, em Vũ Mạnh Tuấn 11A5 THPT Tân Yên I cho rằng: "Theo em cuộc đối thoại Chí Phèo Thị Nở có câu, " Giá cứ mãi thế này thì thích nhỉ?" làm em nhớ nhất, bởi vì Chí Phèo mơ một cuộc sống bình dị như bao người khác nên Chí Phèo rất sợ mất cái hạnh phúc đó". Còn em Nguyễn Tuấn Sơn, Ngô Thị Hạnh 11A4 THPT Hiệp Hòa II lại cho rằng:"Cuộc đối thoại Chí Phèo - Thị Nở có câu" Giá cứ mãi thế này thì thích nhỉ" làm em đáng nhớ nhất, xúc động nhất. Bởi từ khi Chí Phèo ra đời, cho tới gần dốc bên kia của cuộc đời. Chí Phèo mới được một người đàn bà quan tâm, chăm sóc. Trước đây Chí đều bị hắt hủi, coi là con quỷ dữ của làng Vũ Đại, thì giờ đây được bàn tay của Thị Nở, được Thị Nở ở gần bên chăm sóc những lúc bị ốm đau. Tình người đối với tình người là niềm mơ ước, khát vọng từ rất lâu của Chí Phèo"

Nhận xét:

Những mặt đã làm được:

Sự cảm thông của các em học sinh với truyện ngắn này đã đạt được những yêu cầu cơ bản thể hiện khá rõ sau khi các em được học tác phẩm trên lớp. Việc định hướng, tổ chức, điều khiển của giáo viên trong quá trình

dạy học tác phẩm này đã giúp cho các em học sinh từ chỗ chưa hiểu rõ, chưa nhận thức đúng về truyện ngắn này tới việc học sinh đã thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận, hiểu biết của mình về tác phẩm qua những câu trả lời, sự lý giải của các em ở trên. Song số học sinh hiểu tường tận, nhận thức sâu sắc về tác phẩm qua những câu trả lời, sự lý giải khá rõ ở trên còn chưa nhiều.

Những mặt còn hạn chế:

Số lượng học sinh hiểu sâu sắc, có ý thức tìm tòi, khám phá chiều sâu tác phẩm ở trên lớp còn rất Ýt. Số lượng học sinh trả lời những câu hỏi trong giờ học mà giáo viên đưa ra còn thiếu khoa học, thậm chí còn có những em không hiểu, không nhận thức được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, hiểu và cảm nhận truyện ngắn này còn máy móc, sai lệch..

Tình trạng học sinh chưa hiểu thâm chí còn hiểu không đúng về tác phẩm, sự cảm nhận còn tuỳ tiện. Tâm thế và ý thức của các em trước những câu hỏi còn tẻ nhạt, không hứng thú, sự nhìn nhận về tác phẩm còn thụ động.

Một phần của tài liệu hướng dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao ở nhà trường thpt theo đặc trưng loại thể (Trang 89 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w