Bóng dáng các nhân vật khác đầy kịch tính

Một phần của tài liệu hướng dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao ở nhà trường thpt theo đặc trưng loại thể (Trang 149 - 151)

II. Phân tích tác phẩm

1.4.Bóng dáng các nhân vật khác đầy kịch tính

Giáo viên hỏi: Bà cô Thị Nở được Nam Cao dựng lên có dụng ý gì? Tính cách và giọng điệu của nhân vật này được biểu hiện qua những chi tiết nào?

- Học sinh tìm tòi, phát hiện, trả lời

- Giáo viên định hướng trả lời: Bà cô Thị Nở là một người phụ nữ cay nghiệt, có những thành kiến vô lý. Một người đàn bà 50 tuổi mà vẫn không lấy được chồng. Chính vì thế mà cô cháu bà đến vơi Chí Phèo bị bà cấm đoán “Bà coi đó là nỗi nhục cho ông cha nhà bà. Bà gào lên như một con mẹ dại. Bà thấy chua xót, uất ức; Thật đốn mạt. Ngoài 50 tuổi mà chưa trót đời. Ngoài 30 tuổi ai lại còn đi lấy chồng. Ai đời lại còn đi lấy chồng! Ừ! Mà có lấy thì lấy ai chứ?... Đàn ông chết hết cả rồi sao, mà lại đâm đầu vào lấy một thằng không cha, không mẹ… Trời ơi! Nhục nhã ơi là nhục nhã! Bà xỉa xói vào mặt cái con cháu 30 tuổi mà chưa trót đời. Đã nhịn được đến nước này thì nhịn hẳn, ai lại đi lấy thằng Chí Phèo”.

Tự Lãng là một thầy cúng, kiêm nghề hoạn lợn. Hoàn cảnh của lão rất đặc biệt nên lão mới sinh ra đã chán đời: vợ mất sớm, con gái chửa hoang bỏ nhà đi, lão suốt ngày say sỉn. Lão cũng bị mọi người xa lánh, hắt hủi. Lời triết lý của lão về sự vô lý của kiếp người cũng là giọng điệu của một tính cách chán trường, bi quan: “Có giàu, có sang, có làm nên ổng cả, bà lớn nữa, chết cũng không ai gọi là “cụ lớn mả”… chỉ có cái mả tất”.

2. Những biểu hiện của chất kịch trong truyện ngắn Chí Phèo

2.1.Tên truyện kịch, tình huống kịch

Giáo viên hỏi: Theo em, biểu hiện chất kịch của tên truyện ngắn “Chí Phèo” là gì?

- Học sinh suy nghĩ, phát hiện, trả lời

- Giáo viên định hướng trả lời: Mở đầu tác phẩm là một nhân vật có tên “hắn”, “Hắn vừa đi vừa chửi... ” Sinh ra trong một tình trạng thân hình trần truồng, xám ngắt được bỏ bên các lò gạch cũ. Lớn lên, người ta đặt cho hắn một cái tên rất lạ lùng: “Chí Phèo”.

Giáo viên hỏi: Em hãy chỉ ra những tình huống biểu hiện chất kịch sinh động nhất?

- Học sinh tìm tòi, suy nghĩ, trả lời

- Giáo viên định hướng: Trong “Chí Phèo” có nhiều tình huống kịch tính. Song nổi bật rõ nhất phải nói tới Nam Cao đẩy nhân vật của mình vào một hoàn cảnh để cho nó hành động trong nhiều mối liên hệ nổi và chìm, có thể sẽ thế này mà cũng có thể khác nhưng thực chất bắt nó nhận thức tình thế của mình và lựa chọn con đường thoát ra khỏi tình huống đó như một tất yếu:

+ Tình huống Chí Phèo say – chửi

+ Sau khi ra tù, Chí Phèo xách dao tới nhà Bá Kiến 3 lần mà mỗi lần mang màu sắc bi kịch khác nhau, cuộc đời Chí sau mỗi lần lại rẽ ngoặt một lần.

Một phần của tài liệu hướng dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao ở nhà trường thpt theo đặc trưng loại thể (Trang 149 - 151)