III. TRUYỆN NGẮN “CHÍ PHÈO” TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT
3. Lời giải cho những nghịch lý trong truyện ngắn Chí Phèo
Tác phẩm gây Ên tượng đậm nét về tính đầy đặn, đa dạng nhiều màu sắc của một bức tranh xã hội về nông thôn. Nếu chỉ đọc và hiểu tác phẩm Chí Phèo một cách hời hợt thì sẽ chỉ thấy toàn những mô típ không có vẻ gì là “phản ánh mâu thuẫn giai cấp”, “tố cáo xã hội bất công”, “vạch khổ cho người nông dân lao động bị áp bức” … Nhưng nếu đọc tác phẩm một cách nghiêm túc để cảm nhận đúng đắn, sâu sắc tinh thần tác phẩm thì sẽ nhận ngay ra một truyện ngắn nhiều kịch tính, nhiều vấn đề nghịch lý, phi lý mà lại rất có lý và hợp quy luật. Những điều nghịch lý đó là gì, do đâu và liệu nó có hợp với ý nghĩa, tư tưởng của nhà văn muốn gửi gắm đó không?
Đối chiếu với lô gích thông thường, kinh nghiệm và vốn sống của con người Việt Nam soi rọi vào tác phẩm Chí Phèo chúng ta thấy rất nhiều điều nghịch lý.
Mở đầu tác phẩm Chí Phèo, ta bắt gặp một người đang chửi tràn tất cả. Từ chửi trời cho đến chửi đời “chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn … đến đứa chết mẹ nào đẻ ra hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này?”. Đó chính là Chí Phèo! Người ta thường chửi nhau về những oan ức tức tối cụ thể mà khó phân trần, lý giải và cho dù là chửi đổng thì cũng nhằm đến một đối tượng hiện hữu hoăc vắng mặt nào đó. Vậy mà ở đây cả làng Vũ Đại ai
cũng nghĩ “chắc là nó trừ mình ra”. Vậy thì nguyên nhân gây ra tiếng chửi tràn là do đâu? Phải chăng, Chí Phèo đã bị khước từ quyền làm người, bị đẩy ra ngoài xã hội, không được chấp nhận, được hòa cùng mọi người nữa. Ngay như tiếng chửi của Chí Phèo còn không được chấp nhận, Trong đồi của Chí Phèo đầy những nghiệt ngã đau thương, Chí Phèo xuất hiện trong tình trạng “trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp để bên cái lò gạch cũ bỏ không”. Từ buổi sơ sinh Chí Phèo đã rơi vào bất hạnh: một đứa trẻ không cha, không mẹ, không nhà cửa, không người thân thích. Đây chính là tình trạng người nông dân nghèo bị bần cùng hóa, sự khốc liệt của một chế độ thực dân phong kiến, là tiếng kêu cứu lấy con người, tình người của nhà văn.
Một điều nghịch lý, trớ trêu: Năm hai mươi tuổi Chí đã ở và làm thuê cho nhà Lý Kiến. Và vì việc bảo vệ thuần phong mỹ tục, bảo vệ danh dự của một người thanh niên khỏe mạnh, đẹp trai, hiền lành, chịu khó trong mối quan hệ với bà ba của Lý Kiến mà Chí Phèo phải đi tù. Nhà tù vốn là nơi giam giữ và cải hóa những con người từng phạm tội, và nơi mà con người bình thường không ai muốn bước tới. Vậy ở cái làng Vũ Đại này, nhà tù lại làm chức năng ngược lại là đào tạo những người hiền như đất thành những thằng “quỷ dữ”, “săng cá”. Những tên đầu trộm đuôi cướp tha thiết xin được ở tù thì không cho mà còn được Bá Kiến đãi tiệc, cho tiền, cấp đất và kết tình huyết thống: “Ai chứ anh với nó còn có họ hàng kia đấy”. Hơn thế, những tên vô lại này lại dạy cho Bá Kiến bài học quản lý nông dân: “Hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông rồi lại dắt nó lên đế người ta đền ơn; hãy đập bàn, đập ghế đòi cho được năm đồng, nhưng được rồi lại vứt trả lại năm hào vì thương anh túng quá”.
Tàn độc thay có những người vốn rất người lại bị xã hội làm biến dạng thành những kẻ có khuôn mặt của một con vật lạ, thành người không tuổi như Chí Phèo. Gặp Thị Nở, Chí Phèo tỉnh ra trong nỗi buồn cô độc, có
lý nào con người từ khi sinh ra đến hơn nửa phần đời mới nếm vị cháo lần đầu và mới biết ăn cháo rất ngon. Có lý nào khi đã ở cái dốc bên kia cuộc đời, người ta mới bắt đầu sửa soạn, mới nhận ra những âm thanh trong trẻo của đời thường như tiếng gõ mái chèo đuổi cá, tiếng trao đổi giá cả bán mua …
Cái nghịch lý đối với Chí Phèo đã quá thừa thãi, vậy mà xã hội vẫn chưa tha: Tình yêu của Thị Nở dành cho Chí Phèo đã bị dư luận xã hội khắt khe, phi lý chà đạp không thương tiếc. Tình yêu Êy, hạnh phúc Êy đương nhú lên thì bà cô Thị Nở đã lên án Thị: “Đã nhịn được bằng này tuổi thì nhịn hẳn, ai lại đi láy thằng Chí Phèo”. Bởi nghịch lý ở đây là bà cô Thị Nở đã năm mươi tuổi rồi mà chưa lấy chồng, hay nói cho đúng hơn là có ai hỏi đâu mà lấy. Bà coi việc cháu bà làm là nỗi nhục nhã cho dòng họ nhà bà, ông cha bà. Thật là một sự trớ trêu đầy phi lý. Trong trạng thái căm uất đó, Chí đã tìm kẻ thù để phục hận. Tiềm thức mơ hồ đã chỉ cho anh nhận ra kẻ thù, Chí vác dao đâm chết Bá Kiến rồi tự sát. Đây không phải là vụ giết người mới của Chí Phèo mà đó là sự lấy máu trả thù, muốn được làm người lương thiện mà không được. Cái chết của Chí Phèo là tất yếu vì Chí không thể sống với cuộc đời của con quỷ dữ mãi được, Chí đòi lương thiện, đòi cái mà giai cấp thống trị không bao giờ có được.
Nạn nhân Chí Phèo được Nam Cao trưng ra như một chứng tích có sức tố cáo và lên án mạnh mẽ. Những trang viết của ông là những bản cáo trạng đanh thép luận tội bọn thực dân phong kiến, đồng thời ngậm ngùi niềm đau cùng với những nạn nhân đang khắc khoải.