Những nhận xét và đánh giá rút ra từ quá trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu vận dụng một số thành tựu của ngôn ngữ học văn bản vào dạy học đọc hiểu truyện kể dân gian ở thcs (Trang 191 - 195)

- HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK GV hướng dẫn HS chỉ ra và phân tích các ý

3.8. Những nhận xét và đánh giá rút ra từ quá trình thực nghiệm

Nhà nghiên cứu Claude Bernard xem TN là mảnh đất tạo điều kiện cho hạt giống nảy mầm. Trên mảnh đất ấy chỉ mọc lên những hạt mà người nghiên cứu đã gieo. Hạt giống được nói đến ở đây là những ý tưởng khoa học. Theo định hướng ấy, chúng tôi đã xây dựng ý tưởng vận dụng những tri thức NNHVB để dạy học đọc hiểu văn bản truyện kể dân gian ở THCS. Ý tưởng đó được hiện thực hóa trong chương 2 của đề tài và qua quá trình TN sư phạm. Quá trình TN đã phần nào kiểm chứng được khả năng thực thi của đề tài, đồng thời rút ra những nhận xét và đánh giá bước đầu như sau:

3.8.1. Về hoạt động vận dụng tri thức NNHVB của GV vào dạy học văn học nói chung và dạy học đọc hiểu truyện kể dân gian nói riêng

Một thực tế cần nhìn nhận là NNHVB được đưa vào CT dạy học tiếng Việt ở trường THCS chính thức từ lớp 6 và việc thực hiện CT dạy học mới này chưa lâu. GV dạy THCS chưa có điều kiện để nghiên cứu, thể nghiệm và có kinh nghiệm về các kiến thức NNHVB cần trang bị cho HS, còn HS lớp 6 thì hãy còn khá bỡ ngỡ với những kiến thức khoa học khá trừu tượng này. Mặt khác, từ khi thống nhất thành môn học tích hợp Ngữ văn, vấn đề vận dụng NNHVB vào dạy học Văn đã được đặt ra, nhưng chưa có tài liệu nào hướng dẫn GV và HS những thao tác thực hiện việc vận dụng theo một trình tự và hệ thống. Hiện nay, đọc hiểu văn bản là hoạt động có liên quan đến cả PPDH Văn và PPDH Tiếng Việt. Những tri thức NNHVB cũng có khả năng đáp ứng yêu cầu của hai phân ngành này. Hơn bao giờ hết, vận dụng NNHVB vào dạy học đọc hiểu văn bản trong NT là điều rất cần thiết. Khi nghe thuyết minh về mục đích và tiến trình TN, các GV đều đồng tình và ủng hộ. Tuy nhiên, khi được thăm dò ý kiến về việc vận dụng tri thức NNHVB vào dạy

học đọc hiểu văn bản như thế nào thì các GV ít có sự thống nhất về quan điểm. Mỗi GV có cách đánh giá mức độ quan trọng của từng yếu tố NNHVB khác nhau, nên việc vận dụng tuỳ hứng, tuỳ điều kiện HS từng lớp. Sau khi nghiên cứu lí luận và thực tiễn dạy học, chúng tôi đã chọn những nội dung cơ bản và quan trọng nhất của NNHVB có thể vận dụng vào việc dạy học đọc hiểu văn bản và thống nhất với các trình tự vận dụng những tri thức ấy. GV tuân thủ theo giáo án TN, bám sát định hướng giao tiếp trong dạy học, phát huy tính tích cực của HS nên kết quả dạy học theo chúng tôi là rất khả quan.

Quá trình thể nghiệm trên lớp nhìn chung là khá suôn sẻ. Việc tiếp nhận nội dung truyện kể dân gian đối với HS lớp 6 THCS xưa nay cũng không phải là vấn đề nan giải, nhưng đưa thêm vào bài học nội dung kiểm tra và vận dụng tri thức NNHVB đã làm cho tính chất của giờ học có vẻ hóc búa hơn. Các GV phải cố gắng diễn đạt ngôn ngữ và thể hiện sự khéo léo trong dẫn dắt giờ học để vừa giữ được không khí tự nhiên của giờ đọc hiểu truyện kể dân gian bình thường, vừa đảm bảo mục tiêu và nội dung vận dụng NNHVB như yêu cầu của chúng tôi. Ở những tiết học TN sau, khi cách thức tổ chức hoạt động cho HS của GV đã nhuyễn hơn, HS đã hiểu mục đích và cách thức làm việc; đồng thời cả GV và HS càng nhận thấy rõ hơn ý nghĩa của NNHVB đối với việc đọc hiểu văn bản thì không khí dạy học càng trở nên sôi nổi và hiệu quả của hoạt động dạy học cũng tăng lên. Các GV chủ yếu sử dụng PP gợi mở - nêu vấn đề, đối thoại, so sánh, liên hệ để giúp HS tái hiện tri thức, vận dụng tri thức một cách tự nhiên. Phần tổ chức thực hành và kiểm tra, các GV hướng dẫn HS làm việc rất nhanh, đúng và đủ thời gian, kiểm tra sát sao khâu thực hiện của từng HS.

Sau giờ TN, nhìn chung các GV cảm thấy hứng thú với cách tổ chức giờ học như thế này. GV phải làm việc vất vả hơn, nhưng cảm thấy thoả mãn vì thực hiện được nhiều mục đích nhiệm vụ trong cùng một thời gian dạy học: tiếp cận văn bản truyện kể dân gian một cách toàn diện, khoa học, củng cố những kiến thức NNHVB quan trọng mà học sinh sẽ còn phải sử dụng lâu dài trong tương lai. Theo các GV, PP này thể hiện rõ sự phối hợp giữa học và hành, sự tích hợp giữa Ngữ và Văn,

giúp HS làm quen với cách tư duy phức hợp, nhờ đó mà phát triển tư duy một cách toàn diện.

3.8.2. Về hoạt động vận dụng tri thức NNHVB của HS trong giờ học đọc hiểu truyện kể dân gian

Trước khi tiến hành TN, chúng tôi cũng gặp gỡ HS ở các lớp TN, trao đổi với các em về nội dung và kế hoạch TN. Ban đầu, HS đều tỏ ý thấy khó hiểu, khó học, tỏ ra không hưởng ứng. Nhưng khi được giải thích về nhiệm vụ của mình, HS cũng yên tâm và tỏ ra chủ động, hăng hái hơn. Mặc dù, HS tham gia TN ở các địa bàn với các điều kiện khác nhau, HS ở thành phố thì bạo dạn, ham thử thách và kiến thức xã hội tốt hơn so với HS ở các vùng còn lại, nhưng sau khi chúng tôi đã tiếp cận, làm quen và thống nhất được cách thức làm việc với các em thì sự hồn nhiên, nhiệt tình của lứa tuổi 12 - 13 đều được phát huy như nhau. Hầu như tất cả HS đều ủng hộ GV rất nhiệt tình: chuẩn bị bài chu đáo, kĩ lưỡng ở nhà, nhiệt tình đóng góp ý kiến cho giờ học, làm bài thực hành nghiêm túc, đúng tiến độ.

Các GV dạy TN xác nhận rằng: việc sử dụng các tri thức NNHVB nào để đọc hiểu văn bản và đọc hiểu như thế nào nhiều khi do chính HS tự xác định, GV chỉ đóng vai trò gợi mở, dẫn dắt, điều chỉnh, bổ sung và đánh giá (cô giáo Hà Thị Tự, cô giáo Lê Thị Hạnh, cô giáo Ngô Thị Hoài). HS thực sự là những chủ thể nhận thức, biết cách thực hiện các thao tác học tập và chủ động tạo ra một không khí học tập hiện đại. Đặc biệt, khi tập trung vào vấn đề vận dụng đặc điểm mạch lạc của văn bản và môi trường diễn xướng một truyện kể dân gian, một vấn đề mà hầu hết GV đều e là khó đối với HS lớp 6 thì ở hầu hết các lớp TN, HS lại tự điều khiển thảo luận và thảo luận, tìm ra mạch lạc của văn bản, tìm ra giá trị của mạch lạc trong văn bản mà không cần GV phải gợi ý nhiều (cô giáo Nguyễn Thị Kim Duyên, cô giáo Lê Thị Hạnh). Tình hình học tập của HS ở các trường TN cho thấy: HS ở lứa tuổi THCS, đặc biệt là HS ở thành thị, đã có thể thể hiện sự thông minh và bản lĩnh của mình trong việc tiếp cận những tri thức mới và khó. Các em quyết tâm học bằng được khi đã xác định được việc học và hành tri thức ấy có ý nghĩa lâu dài và quan trọng đối với bản thân. Trong những điều kiện học tập khác nhau, HS ở lứa tuổi lớp 6 khá đồng

đều về năng lực cảm nhận tri thức khoa học xã hội và nhân văn, tiềm tàng một khả năng sáng tạo to lớn.

3.8.3. Đánh giá chung về kết quả TN và một số kết luận sư phạm

Trước và trong khi tiến hành TN, chúng tôi không kì vọng vào một kết quả TN “đẹp”, thể hiện đúng hệt như mong muốn, mà chỉ mong kết quả phản ánh trung thực thực trạng dạy và học tiếng Việt nói riêng và dạy học Ngữ văn trong trường THCS nói chung, để nhờ đó có căn cứ mà đề xuất phương án dạy học cho hiệu quả. Hiệu quả dạy học của PP mới có thể cao, có thể vừa phải và cũng có thể không đáng kể gì, nhưng chúng tôi vẫn mong muốn được tiến hành TN rộng rãi hơn bởi việc đưa tri thức NNHVB vào dạy học đọc hiểu một kiểu loại văn bản cụ thể như truyện kể dân gian một cách có hệ thống từ trước tới nay chưa hề được đề cập đến. Trong quá trình nghiên cứu và TN, chúng tôi luôn phải tìm tòi, sáng tạo, tiếp thu ý kiến của mọi người và mạnh dạn đề xuất những ý kiến mới về cách thức tổ chức dạy học nhằm khẳng định hiệu quả của PP này.

Về tổng thể, hoạt động TN đạt yêu cầu và có chất lượng. GV nhiệt tình, có trách nhiệm trong việc thể hiện ý tưởng của đề tài. HS nghiêm túc, tích cực thực hiện hoạt động học TN. Không khí giờ học sôi nổi, chất lượng bài kiểm tra cao, hứa hẹn khả năng áp dụng rộng rãi PPDH mới ở trường THCS. Kết quả này chứng tỏ những đề xuất về cách thức dạy học mới này có tính khả thi, phù hợp với thực tế dạy học Ngữ Văn ở THCS nói chung, ở lớp 6 nói riêng.

Một phần của tài liệu vận dụng một số thành tựu của ngôn ngữ học văn bản vào dạy học đọc hiểu truyện kể dân gian ở thcs (Trang 191 - 195)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w