Địa bàn, thời gian và đối tượng thực nghiệm

Một phần của tài liệu vận dụng một số thành tựu của ngôn ngữ học văn bản vào dạy học đọc hiểu truyện kể dân gian ở thcs (Trang 147 - 150)

- Địa bàn thực nghiệm: Với mong muốn được thể nghiệm giả thuyết khoa học ở nhiều địa bàn có đặc điểm kinh tế, xã hội và dân cư khác nhau, việc dạy học TN được tiến hành tại 5 trường THCS ở 5 tỉnh thành khác nhau:

1. Trường THCS Đoàn Kết, thị xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu

2. Trường THCS Thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh

3. Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành, Đại học Sư phạm Hà Nội, Thành phố Hà Nội

4. Trường THCS Nam Chấn, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định 5. Trường THCS Đồng Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

Đặc điểm cụ thể của 5 đơn vị trường TN như sau:

Lai Châu là một tỉnh miền núi, xa các thành phố lớn, còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội. Tuy trường THCS Đoàn Kết mà chúng tôi chọn TN là một trường ở thị xã, chất lượng học tập của HS ở đây hơn hẳn so với các trường THCS ở các huyện khác trong tỉnh, nhưng HS ở đây vẫn thể hiện rõ những nét đặc thù của HS miền núi: rụt rè, ít có nhu cầu liên hệ, tìm hiểu sâu rộng. GV tham gia TN đều là những người có kinh nghiệm dạy học từ 5 năm trở lên, đạt chuẩn và trên chuẩn cao đẳng sư phạm, song điều kiện và khả năng cập nhật kiến thức mới qua tài liệu, truyền thông vẫn còn nhiều hạn chế.

Trường THCS Thị trấn Quảng Hà thuộc một huyện biên giới của tỉnh Quảng Ninh. Là vùng sâu vùng xa nên giáo dục nơi đây còn gặp nhiều khó khăn về nhân sự, tài liệu: GV chủ yếu đạt trình độ Cao đẳng Sư phạm, cả GV và HS đều có rất ít cơ hội tiếp cận những tài liệu về nội dung và PPDH mới. Tuy vậy, các GV tham gia thực nghiệm đều là những người đã đảm nhiệm công tác giảng dạy ở khối 6 nhiều năm và đều rất hứng thú với việc dạy học TN do chúng tôi đề xuất.

Trường THPT&THCS Nguyễn Tất Thành nằm trong khuôn viên trường ĐHSP Hà Nội, làm nhiệm vụ thực hành sư phạm cho trường ĐHSP Hà Nội. GV dạy Ngữ văn THCS đa số đều đạt trình độ đại học và trên đại học. Đầu vào tuyển sinh hàng năm của trường đều rất cao, HS sống ở một thành phố trung tâm về văn hóa nên mặt bằng kiến thức văn hóa chung của các em khá tốt; mặt khác, hầu hết các em đều có điều kiện thuận lợi để học thêm, đọc thêm ở NT và gia đình.

Trường THCS Nam Chấn thuộc huyện Nam Trực, một vùng nông thôn của tỉnh Nam Định. Đây là một địa bàn nông thôn nhưng dân cư không thuần nông mà có nhiều nghề phụ. Kinh tế của vùng này không khó khăn nhưng sự quan tâm và đầu tư

của các phụ huynh cho con em học hành từ nhỏ chưa rộng khắp. Hầu hết GV đạt chuẩn cao đẳng sư phạm, song nhìn chung mặt bằng chuyên môn của GV ở đây khá cao, do điều kiện tiếp xúc với các nguồn tài liệu mới, sử dụng tốt công nghệ thông tin, do đặc điểm của phong trào dạy học của địa phương (tỉnh). HS ở đây có các điều kiện điển hình của HS nông thôn Việt Nam: ham mê và chăm chỉ học tập, các em tỏ ra rất chủ động và ủng hộ nhiệt tình đối với hoạt động TN của các cô giáo.

Trường THCS Đồng Lộc là trường THCS của xã Đồng Lộc, một xã thuần nông của huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Đội ngũ GV đạt chuẩn, nhiều GV dạy Ngữ văn được đánh giá cao về trình độ và năng lực dạy học. HS trường THCS Đồng Lộc thể hiện những nét điển hình của HS vùng nông thôn Việt Nam: thông minh, hiếu học và nguyên nét chân chất, hồn nhiên. Tuy vậy, đặc điểm khó khăn về kinh tế, xã hội của địa phương cũng hạn chế ít nhiều sự năng động trong dạy học của GV và HS nơi đây.

Ở mỗi trường, chúng tôi chọn hai lớp đại trà (một lớp TN, một lớp ĐC) cùng GV dạy Ngữ văn tại các lớp đó.

- Thời gian TN: Các giờ dạy học đọc hiểu văn bản truyện kể dân gian được bố trí ở 13 tuần học (từ tuần 1 đến tuần 13 - học kì I lớp 6), do đó thời gian tiến hành TN là từ cuối tháng 8 đến hết tháng 11 của hai năm học: 2007 - 2008 và 2008 - 2009

- Đối tượng TN: HS lớp 6 THCS và GV dạy Ngữ văn lớp 6 (CT SGK chính thức từ 2002).

* Về HS: Hai lớp HS được chọn TN và ĐC trong mỗi trường có trình độ nhận thức tương đương, không quá chênh lệch về học lực và nề nếp học tập.

* Về GV: Những GV được đề nghị và đồng ý tham gia dạy TN và ĐC khá đồng đều về tuổi đời, kinh nghiệm và năng lực giảng dạy, nhiều GV đã đảm nhiệm môn Ngữ văn lớp 6 trong nhiều năm. Các GV phải là những người tâm huyết với nghề dạy học, hứng thú với việc dạy học truyện kể dân gian và với kế hoạch thực nghiệm mà chúng tôi đề nghị. Nhìn chung, các GV rất nhiệt tình, họ đã thu xếp thời gian đọc thêm một số tài liệu NNHVB được định hướng, giới thiệu để có đủ khả năng và tự tin vận dụng những PP, BP dạy học Ngữ văn mới.

Tình hình cụ thể như sau: Năm học 2007 - 2008: Đối tượng Lớp TN Lớp ĐC Lớp số Giáo viên Lớp số Giáo viên THCS Đoàn Kết (Lai Châu)

6A1 35 Trần Thị Ngân 6A3 35 Phạm Thị Huế

THCS TT Quảng Hà (Quảng Ninh)

6A 36 Trần Thị Liềng 6B 37 Trần Thị Liềng

Trung học Nguyễn Tất Thành (Hà Nội)

6A2 39 Lê Thị Hạnh 6A3 48 Nguyễn Tường Lan

THCS Nam Chấn (Nam Định)

6A 36 Ngô Thị Hoài 6B 37 Hoàng Thị Ngọc

THCS Đồng Lộc (Thanh Hóa)

6A 43 Phí Thị Hạ 6B 40 Phí Thị Hạ

Năm học 2008 - 2009:

Đối tượng Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Lớp số Giáo viên Lớp số Giáo viên THCS Đoàn Kết (Lai Châu)

6A1 35 Trần Thị Ngân 6A3 35 Phạm Thị Huế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

THCS TT Quảng Hà (Quảng Ninh)

6A 35 Hà Thị Tự 6B 38 Phạm Thị Dung

Trung học Nguyễn Tất Thành (Hà Nội)

6A2 40 Lê Thị Hạnh 6A3 46 Phan Thị Thành Vinh THCS Nam Chấn

(Nam Định)

6A 37 Nguyễn Thị Hà 6C 37 Hoàng Thị Yến

THCS Đồng Lộc (Thanh Hóa) 6A 43 Nguyễn Thị Kim Duyên 6B 43 Nguyễn Thị Kim Duyên

Một phần của tài liệu vận dụng một số thành tựu của ngôn ngữ học văn bản vào dạy học đọc hiểu truyện kể dân gian ở thcs (Trang 147 - 150)