GV hướng dẫn HS tìm hiểu, đánh giá các chi tiết kết thúc truyện kể truyện

Một phần của tài liệu vận dụng một số thành tựu của ngôn ngữ học văn bản vào dạy học đọc hiểu truyện kể dân gian ở thcs (Trang 166 - 169)

III/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số.

3 GV hướng dẫn HS tìm hiểu, đánh giá các chi tiết kết thúc truyện kể truyện

- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn cuối thêm một lần nữa và thảo luận theo cặp về nội dung sau: Truyện được kết thúc như thế nào? Tại sao tác giả dân gian lại chọn cách kết thúc truyện như vậy? (hoặc Cách kết thúc truyện truyền thuyết Thánh Gióng như vậy có ý nghĩa như thế nào?)

- Để HS sớm đạt được mục đích thảo luận, GV gợi ý HS trả lời các câu hỏi về các nội dung cụ thể:

+ Việc nhân dân hàng năm, mở hội làng Gióng có ý nghĩa gì? (Gợi ý trả lời: Để tưởng nhớ công ơn người anh hùng dân tộc, để khẳng định Gióng sống mãi trong cuộc sống của dân tộc.)

+ Những dấu tích còn lại của người anh hùng làng Gióng: tre đằng ngà, vết chân ngựa, làng Cháy có ý nghĩa gì? (Gợi ý trả lời: Nhân dân ta luôn tin rằng Thánh Gióng là người anh hùng có thật, tin vào sức mạnh thần kỳ của dân tộc trong đấu tranh chống ngoại xâm, tin vào sức sống bất diệt của những tấm gương anh hùng đánh giặc cứu nước. Qua đó, ta cũng thấy trí tưởng tượng phong phú của nhân dân ta, sáng tạo nhiều chi tiết kỳ lạ làm tăng thêm vẻ linh thiêng, hấp dẫn cho hình tượng nhân vật; cách kể chuyện gắn truyện với những phong tục, địa danh, di tích lịch sử nhằm tăng thêm tính hiện thực, có cơ sở để chứng minh sự thật lịch sử.)

+ Em đánh giá như thế nào về ý nghĩa của các chi tiết: nhân dân mở hội Gióng, dấu tích của Thánh Gióng…? Em có cách kết truyện nào khác hay hơn (phù hợp hơn) không? Đọc đoạn kết truyện Thánh Gióng thế nào để thể hiện rõ nhất ý tưởng kết truyện của tác giả dân gian? Hãy thử thể hiện đoạn kết bằng giọng điệu, ngữ điệu cụ thể của mình…(Để HS được phát biểu tự do theo cảm nhận riêng của mỗi người)

- Trên cơ sở sự định hướng cho những câu trả lời của HS, GV củng cố những tri thức về thể loại truyền thuyết, về những yếu tố cần nắm vững khi đọc hiểu một truyền thuyết.

Họat động 5: Tìm hiểu ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng và rút ra bài học cho việc nhìn nhận và đánh giá nhân vật truyền thuyết

*Mục đích của hoạt động: Đặt truyện kể trong mối quan hệ với các nhân tố bên ngoài truyện kể để đánh giá mục đích kể chuyện của người kể chuyện (ở đây cũng là mục đích sáng tạo hình tượng nhân vật trong truyện kể); từ đó hình thành kĩ năng phân tích và đánh giá các giá trị nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết nói riêng, truyện dân gian nói chung.

*Các thao tác:

- GV cho HS xem một số tranh ảnh về Thánh Gióng. Nếu có phương tiện kĩ thuật hiện đại, nên trình chiếu tranh ảnh qua màn hình hoặc cho HS xem một vài phút trích đoạn phim hoạt hình hoặc phim tư liệu về lịch sử Việt Nam thời đại vua Hùng. GV cũng có thể cho HS phác thảo chì hoặc vẽ tranh màu trên giấy A4 về nhân vật Thánh Gióng trong suy nghĩ của các em (phối hợp với GV dạy Mĩ thuật, nếu có). Dù chọn hình thức nào, cuối cùng GV cũng phải yêu cầu HS đưa ra những phân tích, cảm nhận, nhận xét về hình tượng Thánh Gióng sau khi đã học xong truyền thuyết Thánh Gióng. GV nên định hướng để HS rút ra được bài học nhận thức cho bản thân (tự hào về Thánh Gióng, tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc, mong muốn được tham gia các lễ hội mang tính chất tưởng nhở quá khứ, về nguồn…)

- GV chốt một số ý kiến bàn về ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng:

+ Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước. Trong văn học dân gian Việt Nam nói riêng, văn học Việt Nam nói chung, đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu tiên, rất tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta.

+ Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng ở buổi đầu dựng nước: sức mạnh của tổ tiên thần thánh (sự ra đời thần kì); sức mạnh

của tập thể cộng đồng (bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng); sức mạnh của thiên nhiên, văn hóa, kĩ thuật (núi non, đồng ruộng quê hương, tre và sắt).

+ Phải có hình tượng khổng lồ, đẹp và khái quát như Thánh Gióng mới nói lên được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.

- Tổ chức cho HS hoạt động thảo luận tự do:

+ Trên cơ sở phần tìm hiểu trước về truyện Thánh Gióng, HS đọc phần Đọc thêm và đưa ra các di tích lịch sử cụ thể, các câu ca dao, tục ngữ, dân ca, các hoạt động xã hội, thơ văn hiện đại liên quan đến truyền thuyết Thánh Gióng. (Khuyến khích HS sử dụng những thông tin tìm kiếm được từ internet)

+ GV giới thiệu một số di tích lịch sử, một số câu hát phổ biến với HS: Đền Gióng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội), Đền Sóc Xuân Tảo ( Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội), Đền Gióng núi Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội)…

*Ai ơi mồng chín tháng tư Không đi Hội Gióng cũng hư mất đời

*Sóc Sơn là ngọn núi nào

Có ông Thánh Gióng bay vào trời xanh

* Mồng bảy hội Khám, mồng tám hội Dâu, mồng chín đâu đâu cũng kéo về xem hội Gióng

+ GV kết hợp hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập: Yêu cầu HS lí giải ý nghĩa của biểu tượng “tráng sĩ Phù Đổng”, “sức trai Phù Đổng” và tên gọi Hội khỏe Phù Đổng. GV gợi ý để HS giải thích được mối liên hệ, đồng thời phân biệt giữa các lễ hội dân gian truyền thống (Hội Gióng) với các hội thi mang tính chất phong trào (Hội khỏe Phù Đổng).

- GV nhấn mạnh: Thánh Gióng sống mãi trong lịch sử truyền thống, văn hóa dân gian nói chung và trong lời kể của nhân dân ta. Ở mỗi vùng, tùy vào đặc điểm của lễ hội, người ta có thể lại sáng tạo thêm một số chi tiết làm đẹp thêm cho hình tượng nhân vật anh hùng.

Họat động 6: Tổng kết, củng cố, dặn dò

*Mục đích của hoạt động: Củng cố và ghi nhớ những kiến thức cơ bản cần nắm bắt qua việc đọc hiểu văn bản truyền thuyết Thánh Gióng

*Các thao tác:

Một phần của tài liệu vận dụng một số thành tựu của ngôn ngữ học văn bản vào dạy học đọc hiểu truyện kể dân gian ở thcs (Trang 166 - 169)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w