GV hướng dẫn HS tìm hiểu, đánh giá các sự việc tiêu biể uở các phần kể truyện tiếp theo

Một phần của tài liệu vận dụng một số thành tựu của ngôn ngữ học văn bản vào dạy học đọc hiểu truyện kể dân gian ở thcs (Trang 164 - 166)

III/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số.

2 GV hướng dẫn HS tìm hiểu, đánh giá các sự việc tiêu biể uở các phần kể truyện tiếp theo

truyện tiếp theo

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, thực hiện các yêu cầu:

+ Xác định các sự việc, chi tiết tiêu biểu trong các đoạn tiếp theo

+ Các sự việc, chi tiết ấy có ý nghĩa như thế nào? (Lí giải nội dung truyện) + Các sự việc, chi tiết ấy gắn bó, liên kết với nhau như thế nào? (Lí giải nghệ thuật kể chuyện)

- GV đặt vấn đề để HS tư duy sâu hơn, cung cấp thêm kiến thức về các khái niệm, giải thích thêm về yêu cầu của nhiệm vụ nếu thấy cần thiết:

+ Trong những sự việc, chi tiết kể về Gióng có những gì là sự thật, những gì là hư cấu? Sự hư cấu ấy hấp dẫn như thế nào?

+ Điều gì làm nên sự hấp dẫn của truyện?

(Thời gian chủ yếu dành để HS làm việc nhóm, GV chủ động đến với tất cả các nhóm, hỗ trợ và định hướng thảo luận cho từng nhóm)

- Trên cơ sở nắm bắt tình hình thảo luận ở các nhóm, GV chỉ định để các nhóm trình bày kết quả thảo luận. GV phân tích làm rõ thêm các ý kiến của HS. Nên định hướng để HS tự tổng hợp thành vấn đề nội dung cần nắm bắt:

a. Các sự việc tiêu biểu ở Đoạn 2, 3:

- Gióng cất tiếng nói đầu tiên: tiếng nói đòi đi đánh giặc - Gióng được dân làng góp gạo nuôi lớn thành tráng sĩ - Gióng ra trận đánh giặc và thắng giặc

b. Nhận xét: các sự việc được kể theo trình tự thời gian rất hợp lí nên dễ nhớ; đều là những sự việc phi thường, nhưng được kết chuỗi với nhau thành một mạch kể chuyện rất lô gíc, không thể bỏ đi bất cứ sự việc nào

c. Ý nghĩa của một số chi tiết tiêu biểu

(GV hỗ trợ nhóm thứ nhất trình bày về ý nghĩa của một chi tiết tiêu biểu trong truyện. Các nhóm khác chủ động trình bày về các chi tiết còn lại)

Ví dụ chi tiết c1: Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đánh giặc

- Ca ngợi ý thức đánh giặc cứu nước trong hình tượng Gióng. “Không nói là để bắt đầu nói thì nói điều quan trọng, nói lời yêu nước, lời cứu nước” (Lê Trí Viễn). Ý thức đối với đất nước được đặt lên đầu tiên với người anh hùng.

- Ý thức đánh giặc cứu nước tạo cho người anh hùng những khả năng, hành động khác thường, thần kì.

- Gióng là hình tượng của nhân dân, bình thường thì âm thầm, lặng lẽ (“cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó”), nhưng khi đất nước gặp cơn nguy biến, họ là người tự nguyện đứng lên cứu nước, không đợi đến lời kêu gọi thứ hai.

 tiếng nói của Gióng là tiếng nói thần kì bởi vì đó là tiếng nói yêu nước, bởi vì chi tiết này xuất phát từ trí tưởng tượng của những người dân yêu nước.

c2: Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc: (HS làm rõ được ý nghĩa là điều kiện tạo nên vẻ đẹp oai hùng cho hình tượng nhân vật Thánh Gióng).

c3: Bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng: (HS phải làm rõ được ý nghĩa: Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản dị của nhân dân, Gióng tiêu biểu cho sức mạnh của toàn dân).

c4. Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ: (Cuộc chiến đấu giữ nước đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thường như vậy).

c5. Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc: (Gióng đánh giặc không những bằng vũ khí mà bằng cả cây cỏ của đất nước. Đến cây cỏ trên đất nước này cũng góp công đánh giặc, góp phần làm nên chiến công của người anh hùng.

c6. Đánh giặc xong, Gióng cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời:

- Gióng ra đời đã phi thường thì ra đi cũng phi thường. Nhân dân yêu mến, trân trọng, muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng nên đã để Gióng trở về với cõi vô

biên bất tử. Hình tượng Gióng được bất tử hóa bằng cách ấy. (GV nói thêm với HS về quan niệm “hóa” của nhân dân khi nói về sự ra đi của những người anh hùng, những nhân vật linh thiêng).

- Đánh giặc xong, Gióng không trở về nhận phần thưởng, không hề đòi hỏi công danh. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở.

Một phần của tài liệu vận dụng một số thành tựu của ngôn ngữ học văn bản vào dạy học đọc hiểu truyện kể dân gian ở thcs (Trang 164 - 166)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w