GV hướng dẫn HS tìm hiểu, đánh giá mô típ kết thúc truyện kể Thạch Sanh

Một phần của tài liệu vận dụng một số thành tựu của ngôn ngữ học văn bản vào dạy học đọc hiểu truyện kể dân gian ở thcs (Trang 175 - 176)

- HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK GV hướng dẫn HS phân tích các ý trong phần

3- GV hướng dẫn HS tìm hiểu, đánh giá mô típ kết thúc truyện kể Thạch Sanh

bị Lí Thông lừa gạt, cướp công, Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần kì của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm, nhận ra được người cứu mình và giải thoát cho Thạch Sanh; nhờ tiếng đàn mà Lí Thông bị vạch mặt. Tiếng đàn Thạch Sanh do vậy cũng là tiếng đàn của công lí. Tác giả dân gian đã sử dụng tiếng đàn thần kì để thể hiện quan niệm và ước mơ về công lí của mình.

Tiếng đàn của Thạch Sanh làm quân mười tám nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Với khả năng thần kì, tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân. Nó là “vũ khí” đặc biệt để cảm hóa kẻ thù.

Trong truyện cổ tích có nhiều chi tiết thần kì giống như tiếng đàn Thạch Sanh. Những chi tiết này được gọi là các mô típ kể chuyện.) Các chi tiết thần kì khác trong truyện cũng phải được lí giải như vậy.

- GV yêu cầu HS tìm thêm các mô típ kể chuyện trong các truyện cổ tích khác.

3 - GV hướng dẫn HS tìm hiểu, đánh giá mô típ kết thúc truyện kể Thạch Sanh Sanh

- GV nêu câu hỏi: Phần kết thúc của truyện cổ tích Thạch Sanh có gì khác so với các truyện cổ tích khác? Tại sao tác giả dân gian lại chọn cách kết thúc như vậy?

(Gợi ý: Ở các truyện cổ tích kể về người dũng sĩ khác, kết thúc thường là: dũng sĩ hoàn thành nhiệm vụ với cộng đồng, được nhận phần thưởng xứng đáng

(lấy người đẹp, lên ngôi vua…). Ở truyện Thạch Sanh, chi tiết kết thúc này không được kể đơn giản như vậy)

- HS thảo luận về nguyên nhân và tác dụng của mô típ kết thúc truyện kể Thạch Sanh, GV gợi mở để HS bày tỏ quan điểm của mình về kết thúc của truyện: Có đồng tình với kết thúc của truyện không? Có cách nào kết thúc hay hơn không? Có cắt bỏ đi chi tiết nào ở phần kết truyện được không?...

- GV củng cố thêm những kiến thức cơ bản HS cần nắm bắt:

+ Chàng dũng sĩ Thạch Sanh đã được nhận phần thưởng lớn lao, xứng đáng với những khó khăn, thử thách mà chàng đã trải qua, xứng đáng với phẩm chất và tài năng của chàng. Những điều mà người lao động không bao giờ có trong xã hội cũ, cuối cùng đều được trao cho nhân vật lí tưởng này. Kết thúc này thể hiện mơ ước của nhân dân về một sự đổi đời.

+ Truyện kết thúc khi mẹ con Lí Thông đã bị trừng trị thích đáng (mặc dù Thạch Sanh đã tha tội chết). Sự trừng phạt đối với mẹ con Lí Thông (biến thành bọ hung đời đời sống dơ bẩn) tương xứng với những thủ đoạn và tội ác mà chúng gây ra. Kết thúc này thể hiện công lí nhân dân, thể hiện ước mơ của nhân dân về một xã hội có công lí.

+ Ở truyện Thạch Sanh, người dũng sĩ còn là hiện thân của tinh thần nhân ái, yêu hòa bình. Không chỉ dừng lại ở phần thưởng là một gia đình hạnh phúc, Thạch Sanh còn có ngôi vua và một đất nước thái bình. Có thể nói đây là một kết thúc hoàn hảo.

Một phần của tài liệu vận dụng một số thành tựu của ngôn ngữ học văn bản vào dạy học đọc hiểu truyện kể dân gian ở thcs (Trang 175 - 176)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w