Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu vận dụng một số thành tựu của ngôn ngữ học văn bản vào dạy học đọc hiểu truyện kể dân gian ở thcs (Trang 152 - 155)

Trước buổi dạy học TN đầu tiên, HS các lớp TN được đề nghị dành thời gian tự học ở nhà trả lời một số câu hỏi bổ sung thêm cho phần soạn bài. Trong quá trình dạy học TN, GV cần tổ chức các hoạt động học tập cho HS các lớp TN và khuyến khích các em tham gia theo đúng thiết kế giáo án TN. Kết thúc đợt TN, HS các lớp TN và lớp ĐC cùng làm một bài kiểm tra tổng hợp.

Phân ngành NNHVB có nhiều nội dung tri thức, có thể vận dụng mỗi nội dung tri thức ở một dạng khác nhau. Mặt khác, vẫn tồn tại một thực tế là có những HS nắm vững tri thức NNHVB nhưng không biết cách vận dụng hoặc vận dụng không mấy hiệu quả vào quá trình đọc hiểu văn bản. Và cũng có những HS, kiến thức về NNHVB thì còn mơ hồ nhưng khả năng cảm nhận văn bản lại tương đối tốt. Để kết quả đánh giá được chính xác, chúng tôi chỉ hạn định kiểm tra một số nội dung cụ thể với những tiêu chí đánh giá như sau:

a. Đánh giá nhận thức:

- Có quan điểm nhìn nhận mỗi bản kể truyện kể dân gian là một văn bản (hoặc phân tích được khái niệm văn bản qua một văn bản truyện kể dân gian).

- Nhận diện và phân tích được những đặc trưng cơ bản của văn bản trong một văn bản truyện kể dân gian.

- Biết cách vận dụng những kiến thức NNHVB đã học để đọc hiểu một văn bản truyện kể dân gian bất kì.

Căn cứ vào các tiêu chí:

+ Mức độ hoàn thành công việc được giao.

+ Khả năng ứng dụng tri thức (mức độ tư duy đạt được, sự hợp lí và nhuần nhuyễn trong vận dụng)

+ Thang điểm 10

Bài học TN đầu tiên là bài học về truyền thuyết Thánh Gióng. Trước đó, HS đã được hướng dẫn đọc hiểu trực tiếp trên lớp văn bản Con Rồng cháu Tiên và được hướng dẫn tự học văn bản Bánh chưng bánh giầy; đồng thời được học bài lí thuyết làm văn có nội dung NNHVB Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt.

Do đó, các câu hỏi được giao thêm cho HS chuẩn bị trước ở nhà có nội dung sau: Câu 1: “Thánh” trong “Thánh Gióng” có ý nghĩa gì? Tìm các văn bản cũng kể về đề tài nhân vật “thánh”.

Câu 2: Truyền thuyết Thánh Gióng có đề tài là gì? Câu 3: Truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện chủ đề gì?

Câu 4: Truyện kể Thánh Gióng thuộc loại văn bản nào trong số các loại văn bản em biết?

Câu 5: Truyện có những sự việc chính nào? Vẽ sơ đồ và thể hiện mối quan hệ giữa các sự việc của truyện trên sơ đồ.

Câu 6: Em đã từng gặp nội dung văn bản truyện Thánh Gióng ở những thể loại văn học nào (thơ, vè, kịch…)? Văn bản truyện Thánh Gióng có thể được sử dụng cho những loại hình nghệ thuật nào?

Câu 7: Em đã tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao… nào mà theo em, hoạt động ấy bắt nguồn hoặc có liên quan đến truyền thuyết Thánh Gióng? Em giải thích như thế nào về sự liên quan ấy?

Ngoài ra, HS còn được yêu cầu tìm hiểu thêm về các khái niệm: đề tài, chủ đề, chi tiết, sự việc, hư cấu, cốt truyện, bố cục, lời kể, ngôi kể, thứ tự kể, lô gíc, mạch lạc. GV sẽ gợi ý nguồn tìm kiếm cho các em: một số khái niệm các em đã và đang được học ở phần Tiếng Việt và Làm văn, một số khái niệm khác, các em có thể tìm hiểu trong các loại sách từ điển.

Như trên đã nói, các câu hỏi trên được giao cho HS các lớp TN thực hiện ở nhà như một phần bổ sung cho bài soạn của các em. Chúng tôi đã đề nghị GV dạy TN kiểm tra việc chuẩn bị các câu hỏi này trong vở soạn bài của các em và theo dõi cách các em đưa những nội dung đã soạn vào các hoạt động trong giờ học trên lớp dưới sự hướng dẫn của GV.

Theo dõi việc HS chuẩn bị bài học, cũng như cách thức các em đưa những nội dung đã chuẩn bị trước ở nhà vào giờ học trên lớp, chúng tôi cũng đã có những cảm nhận ban đầu về kiến thức NNHVB của các em và khả năng vận dụng tri thức các em đã có (qua việc học lí thuyết ngôn ngữ, Việt ngữ trên lớp hoặc quá trình tự nghiên cứu, làm bài tập ở nhà) vào quá trình đọc hiểu văn bản và các hoạt động giao tiếp khác. Những giờ TN tiếp theo, chúng tôi nghiễm nhiên sử dụng những kết quả nghiệm thu được từ giờ dạy học thứ nhất (sử dụng các thuật ngữ NNHVB phù hợp với các em, huy động các kiến thức thuộc các lĩnh vực khác nhau mà các em đã phải chuẩn bị trước khi đến với một bài học mới…).

Thực nghiệm được tiến hành đồng thời ở các trường THCS. Qua mỗi trường, chúng tôi đều tổng hợp kết quả, tính phần trăm, đối chiếu kết quả thực nghiệm với kết quả đối chứng, rút ra nhận xét. Đồng thời, chúng tôi rút kinh nghiệm ngay những tồn tại, điều chỉnh những nội dung dạy học và cách thức tiến hành để những đề xuất về cách thức dạy học mới được sát hợp, đảm bảo tính khả thi hơn. Sau khi hoàn thành các giờ dạy học TN, (cũng là thời điểm kết thúc phần Truyện dân gian

trong CT), NTvà các GV đã bố trí 1 tiết cho HS ở cả hai nhóm TN và ĐC cùng làm một bài kiểm tra.

Đề bài do chúng tôi ra gồm 5 bài tập nhỏ đòi hỏi các mức độ tư duy từ thấp đến cao; HS thực hiện đúng yêu cầu của mỗi bài đạt 2/10 điểm. Đề bài cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu vận dụng một số thành tựu của ngôn ngữ học văn bản vào dạy học đọc hiểu truyện kể dân gian ở thcs (Trang 152 - 155)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w