Coi quá trình dạy học đọc hiểu truyện kể dân gian là quá trình dạy học hoạt động tiếp nhận lời nó

Một phần của tài liệu vận dụng một số thành tựu của ngôn ngữ học văn bản vào dạy học đọc hiểu truyện kể dân gian ở thcs (Trang 76 - 87)

học hoạt động tiếp nhận lời nói

2.2.1.1. Dạy học đọc hiểu truyện kể dân gian phải đảm bảo tính chất dạy học một hoạt động tiếp nhận lời nói thông thường

Với quan niệm văn bản là đơn vị lớn nhất trong hệ thống ngôn ngữ, dạy học văn bản hướng tới kĩ năng nghe, nói, đọc, viết một đơn vị hoàn chỉnh và lớn nhất của ngôn ngữ. Mặt khác, văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp, nó là lời nói; cho nên việc dạy học văn bản trong NT cần đảm bảo sự kết hợp ba hướng dạy học: dạy ngôn ngữ (làm rõ nội dung, hình thức, chức năng của các đơn vị ngôn ngữ tham gia cấu thành văn bản); dạy lời nói (phân tích, giải thích, cắt nghĩa, đánh giá văn bản); dạy hoạt động lời nói (đặt văn bản trong hoàn cảnh giao tiếp và xem xét nó trong mối quan hệ với các nhân tố giao tiếp khác). Trong ba hướng ấy, hướng dạy học văn bản như là dạy hoạt động lời nói cần được ưu tiên hơn. Theo đó, dạy học đọc hiểu văn bản cần phải được xem như dạy hoạt động tiếp nhận lời nói.

Ra đời từ thời xa xưa, được sáng tạo và lưu truyền bởi tầng lớp bình dân trong xã hội xưa bằng phương thức truyền miệng, các truyện kể dân gian chắc chắn sẽ có những đặc điểm riêng về ngôn ngữ. Trong dạy học truyện kể dân gian, việc làm rõ các truyện kể dân gian được làm nên bởi những yếu tố ngôn ngữ nào, những đặc điểm về ngôn ngữ như: hệ thống từ vựng phổ biến, các kiểu cấu trúc, các kiểu diễn đạt được dùng nhiều, khuôn hình văn bản của truyện kể dân gian cần được hiểu như thế nào là đúng, là đủ là một điều khá quan trọng. Nhưng quan trọng hơn là người học phải làm rõ được quan điểm và cách thức xây dựng, kết nối các yếu tố ngôn ngữ đó để làm ra một văn bản truyện cụ thể của người kể chuyện (qua đó thấy được các đặc trưng của mỗi theo thể loại). Quan trọng nhất là phải đặt được các yếu tố đó vào trong văn bản hoàn chỉnh và đặt văn bản đó vào trong trong các quy tắc tạo lập chung của kiểu văn bản đó, đặt văn bản trong các mối quan hệ tự nhiên với nền văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng, vào trong hoàn cảnh diễn xướng để hiểu được các phương diện ý nghĩa của văn bản một cách chính xác và thấu đáo. Đây chính là định hướng của việc dạy hoạt động tiếp nhận lời nói: đặt văn bản trong

hoạt động hành chức của nó để xem các nhân tố giao tiếp khác chi phối việc sản sinh và tồn tại của nói thể nào, từ đó mà hiểu đúng về nó.

Thành tựu nghiên cứu NNHVB cũng chỉ ra rằng: quá trình tiếp nhận lời nói không tách rời mà gắn bó mật thiết với quá trình sản sinh lời nói, có thể căn cứ vào quá trình sản sinh lời nói mà hiểu lời nói. Điều đó có nghĩa là để hiểu được các truyện kể dân gian, HS nói riêng, độc giả, thính giả nói chung, phải biết được các truyện kể dân gian đã được sinh ra và lưu truyền như thế nào. Muốn vậy, khi dạy học truyện kể dân gian, cần thiết phải tổ chức cho HS tìm hiểu những thông tin về bối cảnh xã hội rộng và hẹp mà mỗi thể loại truyện kể dân gian xuất hiện trong tiến trình văn học dân gian; nguồn gốc hiện thực để khởi xướng một câu chuyện cụ thể; vùng, miền, nhóm người nào có thể đã kể truyện này đầu tiên… HS khi đã được học truyện kể dân gian một cách có ý thức trong NT thì phải lí giải được những vấn đề có ý nghĩa đối với truyện dân gian như: tại sao truyện dân gian được sáng tạo và kể lại qua nhiều người, nhiều đời mà người đời nào cũng vẫn thấy truyện hấp dẫn, hợp với thời đại mình; tại sao có thể cùng một lúc, ở các địa phương khác nhau, do những người kể chuyện khác nhau, một câu chuyện lại được sáng tạo và kể giống nhau; các nhân tố giao tiếp khác chi phối truyện kể dân gian (với tư cách là một sản phẩm lời nói) như thế nào… Nếu triển khai giờ dạy học đọc hiểu truyện kể dân gian theo trình tự thông thường mà CT, SGK, SGV đề xuất như hiện nay thì trong thời gian 1 - 2 tiết (tương ứng 45 - 90 phút), việc có thể hiểu được quá trình sản sinh truyện kể dân gian một cách thấu đáo như trên quả là xa vời. Cần phải tìm đến những cách thức dạy học mới có thể giải tỏa được khó khăn này.

Hơn thế, quá trình tiếp nhận lời nói có mục đích cuối cùng là người đọc hiểu được đúng nội dung, nắm bắt được trúng đích của lời nói; từ đó có sự phản hồi hợp lí nhằm duy trì và thúc đẩy hoạt động giao tiếp. Nhưng tiếp cận với văn bản truyện kể dân gian như thế nào để hiểu đúng được ý đồ của người kể truyện dân gian và phản hồi như thế nào sau khi đọc hiểu truyện là hợp lí? Vấn đề này đã được đề cập đến nhiều lần trong các tài liệu hướng dẫn dạy học truyện kể dân gian. Ngay trong SGK Ngữ văn 6, ở mỗi bài học đều có nêu mục tiêu cần đạt đối với việc dạy học đọc hiểu truyện kể dân gian là: HS không chỉ nắm được cốt truyện, hiểu được nội

dung truyện kể mà còn phải kể lại được truyện bằng lời kể, giọng kể phù hợp. Kể lại được truyện dân gian một cách hấp dẫn sau khi đọc hiểu văn bản truyện - đó chính là sự phản hồi tốt nhất của người nghe, người đọc hiểu truyện kể dân gian. Theo tinh thần này, chúng tôi cho rằng: cần định hướng hoạt động dạy học đọc hiểu truyện kể dân gian ở THCS thông qua hoạt động kể chuyện, tức là sẽ ưu tiên thao tác nghe và kể (truyện) khi tiếp cận truyện kể (mà không ưu tiên thao tác đọc); và đánh giá khả năng tiếp nhận văn bản của HS thông qua sự phản hồi: kể lại truyện. Có như vậy mới làm rõ được đặc trưng của truyện kể dân gian và mới gắn được truyện kể dân gian vào hoạt động giao tiếp nguyên thể của nó.

2.2.1.2. Dạy học đọc hiểu truyện kể dân gian phải đảm bảo những yêu cầu dạy học tiếp nhận một loại lời nói đặc biệt: văn bản văn học

Dưới góc độ lí luận văn học, đọc hiểu văn bản văn học là quá trình chuyển hóa văn bản do người viết sáng tạo thành các giá trị của văn bản trong lòng mỗi người đọc, người nghe trên cơ sở phát huy tính linh hoạt, năng động của một văn bản văn học. Đây là một quá trình phức tạp do tính đa nghĩa, hàm súc, tính hình tượng của ngôn từ, tính đa trị của hình tượng nghệ thuật cũng như do sự liên tưởng, tưởng tượng, khám phá, sáng tạo hết sức phong phú của người đọc. Quá trình tiếp nhận văn bản văn chương còn phức tạp bởi nó đòi hỏi sự phối hợp của cảm xúc và lí trí, nó thường đi từ những cảm thụ có tính chất trực giác, trực cảm ban đầu đến những tiếp nhận mang tính chất chiều sâu, những giải nghĩa, phân tích một cách khoa học để người đọc có trong mình một tác phẩm gần nhất với sản phẩm mà tác giả muốn gửi gắm qua văn bản [47].

Các truyện kể dân gian được coi là những văn bản và chúng thuộc về loại văn bản văn học. Như vậy, quá trình tiếp nhận văn bản truyện kể dân gian sẽ vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan. Nó mang tính chủ quan vì nó phụ thuộc vào tâm lí xã hội chung và hoàn cảnh nghe/ đọc truyện kể, phụ thuộc vào tiền giả định ở người nghe gồm: vốn sống, vốn tri thức văn hóa nền tảng, tình cảm, thói quen, thị hiếu, tâm lí... Và hệ quả tất yếu của nó sẽ là: trong dạy học đọc hiểu một truyện kể dân gian sẽ có những câu hỏi có nhiều phương án trả lời đúng và có thể chấp nhận những cách hiểu khác nhau với cùng một vấn đề đặt ra trong văn bản.

Điều này có nghĩa là quá trình dạy học đọc hiểu truyện kể dân gian dành nhiều khoảng trống cho sự chủ quan sáng tạo. Đồng thời với tính chủ quan, việc tiếp nhận truyện kể dân gian cũng có tính khách quan bởi tuy là sản phẩm tinh thần của nhiều người, được sáng tạo ra trong những thời điểm khác nhau, ở những không gian khác nhau, nhưng tại thời điểm tiếp nhận văn bản, mỗi truyện kể dân gian vẫn có sự tồn tại độc lập, khách quan với người nghe, người đọc; ý đồ, năng lực và kết quả sáng tạo của tập thể quyết định một phần định hướng và kết quả của sự tiếp nhận. Sự sáng tạo nối tiếp của những người nghe, người kể sau cũng sẽ nằm trên quỹ đạo chung của những sáng tạo tập thể trước đó. Mặt khác, mỗi văn bản văn học luôn chứa đựng trong nó những nghĩa hiển ngôn và hàm ngôn. Việc chỉ ra tính đa nghĩa của tác phẩm hoàn toàn không phải là lí do và điều kiện cho phép hiểu tác phẩm một cách tùy tiện. Nó đòi hỏi sự tiếp nhận của người nghe, người đọc, dù mang tính chủ quan đến mấy cũng phải căn cứ vào ý nghĩa khách quan của văn bản: đặc trưng thể loại của văn bản, các yếu tố làm nên văn bản và đặc biệt là các hình tượng trong văn bản. Khi đọc hiểu truyện kể dân gian, đây cũng là những yếu tố người đọc phải hết sức quan tâm.

Quá trình tiếp nhận văn bản văn học cũng có những yêu cầu riêng về các bước tiếp nhận văn học. Trước hết, người đọc phải xác định đúng các yếu tố khởi điểm của quá trình tiếp nhận văn bản văn học. Tiếp đó, phải tuân thủ diễn biến của quá trình tiếp nhận văn bản văn học. Từ đó khai thác triệt để và đánh giá đúng đắn hiệu quả của quá trình tiếp nhận văn bản văn học.

Đứng ở tư cách là chủ thể tiếp nhận, tại vị trí khởi điểm của quá trình tiếp nhận một văn bản văn học, người nghe kể, nghe đọc một truyện kể dân gian nhất thiết phải có một tầm đón nhận nhất định. Tầm đón nhận tác phẩm được hình thành từ thực tiễn sống, sự giáo dưỡng văn hóa, nghề nghiệp, tuổi tác... của người đọc. Chính điều này đã hình thành nên ở người đọc từ thế giới quan đến nhân sinh quan, từ thái độ chính trị đến khuynh hướng tình cảm và hứng thú thẩm mĩ… Đối với đối tượng tiếp nhận là HS THCS, tầm đón nhận đối với một văn bản được chọn là đối tượng dạy học đọc hiểu được coi là tầm đón nhận tập thể, được xác định khá rõ ràng trong những bài phân tích về đặc điểm tâm lí lứa tuổi, căn cứ xây dựng CT và

SGK. Một truyện kể dân gian, như bao tác phẩm văn học dân gian khác, đã hứa hẹn sẵn sự phù hợp với tầm đón nhận tác phẩm của HS THCS, bởi các tác phẩm văn học dân gian được sáng tác cho mọi thế hệ, mọi lứa tuổi…

Các thính giả, độc giả ở lứa tuổi THCS cũng có động cơ và tâm thế tiếp nhận đặc thù đối với các truyện kể dân gian. Dù trước mỗi truyện kể, động cơ và tâm thế của mỗi HS là không hoàn toàn giống nhau, song hầu như động cơ nghe để “biết chuyện”, để “học hỏi kinh nghiệm” sẽ xuất hiện không nhiều trong HS; do đó các em cũng không có tâm thế háo hức, hồi hộp chờ đợi các diễn biến của cốt truyện như lần đầu các em biết đến các truyện kể này. HS THCS khi nghe đọc, nghe kể các truyện kể dân gian trong CT là nghe để có định hướng phân tích, nhận xét, đánh giá. Do vậy, các em sẽ nghe với một tâm thế bình tĩnh, nghe trong sự so sánh, đối chiếu với những dị bản mà các em đã biết. Hiểu được đặc điểm của vị trí khởi điểm trong quá trình tiếp nhận các truyện kể dân gian của HS, GV sẽ lựa chọn cách tổ chức các hoạt động dạy học đúng hướng, trúng đích hơn.

Về diễn biến của quá trình tiếp nhận văn bản, đây là quá trình “bạn đọc chuyển hóa “văn bản thứ nhất” của tác giả thành “văn bản thứ hai” của chính mình. Tác phẩm văn học đã từ “vật tự nó” biến thành “vật cho ta”[63, 355]. Người nghe, người đọc tác phẩm văn học đều phải trải qua những thao tác hoặc là đơn lẻ, hoặc là tổng hợp như: tái hiện để mà tái tạo, lí giải hoặc ngộ nhận và trải qua “trạng thái thông thường mà tốt đẹp trong mối quan hệ giữa người sáng tác và tiếp nhận”[63, 364]…

Văn bản văn học truyện kể dân gian được tạo lập bởi tập thể nhân dân, bằng lớp ngôn ngữ bình dân của dân tộc. Việc lựa chọn và tổ chức nội dung văn bản truyện kể dân gian nói chung, cũng như việc xây dựng hình tượng nghệ thuật của tác phẩm nói riêng cũng tuân theo những nguyên tắc của văn hoá dân gian. Theo đó, sự tồn tại của mỗi bản kể, cũng như cách thức người đọc hiểu và nhớ các văn bản kể đó như thế nào cũng chịu sự chi phối của các quy tắc, quy luật tồn tại và phát triển của văn hóa, văn học dân gian.

Hệ thống các nhân vật, các hình tượng trong các truyện kể dân gian cũng là một vấn đề khách quan đối với sự tiếp nhận văn bản văn học. Nhân vật trong truyện

thần thoại phải là các vị thần, nhân vật trong truyền thuyết thường là các nhân vật lịch sử hoặc các nhân vật có liên quan đến lịch sử; nhân vật trong cổ tích thì đa dạng hơn; nhân vật truyện ngụ ngôn thường là loài vật hoặc liên quan đến đồ vật, loài vật; trong truyện cười, người bị cười là bất cứ ai có thói hư tật xấu... Mỗi loại nhân vật, hình tượng cần có một cách tiếp cận phù hợp với yêu cầu của thể loại truyện kể.

Trong SGK Ngữ văn, ngay ở cấp học THCS, những nhà PP đã xác định những yêu cầu cơ bản cho việc dạy học tiếp nhận văn bản dưới ánh sáng của quan điểm tích hợp: “Cần làm sao cho HS biết chủ động tiếp cận tác phẩm theo hướng đọc → suy ngẫm → liên tưởng. Khả năng đọc- hiểu (bao gồm cả cảm thụ) một tác phẩm văn chương lệ thuộc không ít vào việc có thể trả lời được hay không những câu hỏi đặt ra ở những cấp độ khác nhau. Mức thấp nhất là chỉ cần sử dụng những thông tin đã có ngay trong văn bản. Đó là trường hợp câu trả lời có sẵn trong bài, là trình độ mới chỉ biết đọc trên dòng (on the line). Mức cao hơn là buộc phải suy nghĩ và sử dụng những thông tin trong bài. Đó là trường hợp phải suy ra câu trả lời từ những đầu mối có trong văn bản, là trình độ đã biết đọc giữa các dòng (between the lines). Cao hơn nữa là yêu cầu khái quát, liên hệ giữa những cái mà HS đã đọc với thế giới bên ngoài bài học; đó là trình độ biết vượt ra khỏi dòng (beyond the line) để đọc văn bản. Khám phá văn bản theo hướng ấy thì HS không chỉ hứng thú, hiểu sâu văn bản mà còn liên hệ được một cách sinh động, tự nhiên việc học văn với những vấn đề của cuộc sống”[82, 12].

Dù tiếp cận văn bản văn học dưới góc độ nào, với mục đích gì thì cũng phải xem xét văn bản trong chỉnh thể của nó với các yêu cầu chặt chẽ trên cả phương diện nội dung lẫn hình thức. Một văn bản văn học được sáng tạo nhằm thể hiện ý đồ sáng tạo của tác giả, vì vậy, không thể không quan tâm xem đích của văn bản văn học ấy là gì. Sau cùng, văn bản văn học nào cũng có một số phận riêng, nó tồn tại vĩnh cửu hay chết yểu, điều này phụ thuộc vào việc nó biểu hiện những giá trị gì và theo đó, người đọc tiếp đón nó như thế nào. Nói khác đi, những quan hệ nội tại trong văn bản và quan hệ giữa văn bản với xã hội nói chung làm nên số phận của một văn bản văn học. Khi làm văn hay khi đọc văn, rõ ràng những yếu tố thuộc về

Một phần của tài liệu vận dụng một số thành tựu của ngôn ngữ học văn bản vào dạy học đọc hiểu truyện kể dân gian ở thcs (Trang 76 - 87)