Bản chất của quá trình đọc hiểu văn bản

Một phần của tài liệu vận dụng một số thành tựu của ngôn ngữ học văn bản vào dạy học đọc hiểu truyện kể dân gian ở thcs (Trang 37 - 46)

1.2.2.1. Đọc hiểu văn bản trước hết là quá trình xác lập nghĩa của văn bản

Hoạt động tạo lập văn bản là một quá trình phức tạp nhiều cấp độ, trong đó điểm đầu là ý nghĩa (tư tưởng, ý đồ của người nói, người viết) và điểm cuối là văn bản. Còn ở quá trình tiếp nhận văn bản, điểm đầu là văn bản còn đích cuối cần đạt là nghĩa của văn bản. Khi tiếp nhận văn bản, người ta “không ghi nhận một cách thụ động thông tin đưa đến mà tiến hành biến đổi một cách tích cực tín hiệu lời nói, cố gắng phiên chuyển tín hiệu này một cách có hiệu quả nhất, trong khoảng thời gian ngắn nhất thành một bản ghi nghĩa nhất định” [54, 243].

Như vậy, suy cho cùng, đọc hiểu văn bản để nắm được nội dung của văn bản thực chất là người đọc tiến hành tìm hiểu các bình diện ngữ nghĩa của văn bản. Trong văn bản, nội dung ngữ nghĩa trước hết được thể hiện qua bình diện nghĩa sự vật của văn bản. Bình diện này thể hiện nội dung miêu tả hay còn gọi là nội dung sự vật của văn bản, phản ánh những hiểu biết, những nhận thức về thế giới xung quanh, về xã hội và về chính bản thân con người của người tạo lập văn bản. Bình diện ngữ nghĩa này thường dễ nhận diện được qua cấu trúc bề mặt và các dấu hiệu ngôn từ của văn bản.

Nhưng nghĩa sự vật nhiều khi không phải là mục đích cuối cùng của việc đọc hiểu văn bản. Trong hầu hết các văn bản, những thông tin về cảm xúc, tình cảm, thái độ của người viết đối với đối tượng, sự việc được đề cập đến, đối với người tham gia hoạt động giao tiếp có một vai trò rất quan trọng. Nó làm nên nghĩa liên cá nhân của văn bản. Nghĩa liên cá nhân của văn bản nhiều khi là phần nghĩa chính yếu của văn bản.

Trong các loại văn bản khác nhau, tỉ lệ hai loại thông tin cũng khác nhau. Các văn bản khoa học, hành chính, truyền thông thiên về loại thông tin thứ nhất -

bình diện nghĩa sự vật; trong khi các văn bản nghệ thuật mang cả hai loại thông tin và thường thì thông tin về cảm xúc, tình cảm là đặc trưng cơ bản. Việc xác định nội dung của văn bản nghệ thuật, do đó, ngoài việc căn cứ vào quan hệ giữa các yếu tố ngôn ngữ trong văn bản với hiện thực khách quan, căn cứ vào quan hệ giữa các yếu ngôn ngữ trong văn bản với nhau còn phải tính đến mối quan hệ của văn bản với các yếu tố chi phối quá trình sản sinh và tiếp nhận văn bản.

Bên cạnh đó, xét về cách thức biểu hiện, trong văn bản có thể tồn tại hai loại thông tin ngữ nghĩa: thông tin ngữ nghĩa tường minh (còn gọi là hiển ngôn) và thông tin ngữ nghĩa hàm ẩn (còn gọi là hàm ngôn/hàm ý). Nghĩa tường minh là các thông tin được biểu hiện bằng các từ ngữ có mặt trong văn bản, và bằng các cấu trúc ngữ pháp của cụm từ, của câu, của đoạn văn, của văn bản. Các thông tin này cũng được biểu hiện trên bề mặt của câu chữ và người đọc có thể tiếp nhận nó thông qua nguyên văn từ ngữ và cấu trúc ngữ pháp. Nghĩa hàm ẩn là các thông tin được suy ra từ thông tin tường minh và từ hoàn cảnh giao tiếp cụ thể của văn bản. Để hiểu được thông tin hàm ẩn của văn bản, người đọc phải tiến hành phân tích và suy ý dựa vào các yếu tố ngôn ngữ hiện diện trong văn bản và hoàn cảnh giao tiếp để rút ra thông tin hàm ẩn. Có thể nói, đọc để tiếp cận được nghĩa hàm ẩn của văn bản chính là đọc những gì ẩn dưới các hàng chữ.

Thông tin hàm ẩn cũng có mức độ khác nhau trong các loại văn bản khác nhau. Các văn bản khoa học và hành chính không nhằm mục đích hàm chứa thông tin hàm ẩn. Trong khi đó, đối với văn bản nghệ thuật, việc chứa đựng thông tin này vừa là thuộc tính vừa là phẩm chất của văn bản.

Do sự biểu hiện các bình diện ngữ nghĩa của văn bản trong mỗi văn bản không giống nhau nên trong việc đọc hiểu văn bản sẽ có nhiều con đường, nhiều cách thức nắm bắt nội dung văn bản khác nhau. Việc tìm hiểu và nắm bắt các bình diện ngữ nghĩa của văn bản chỉ được thực hiện đầy đủ và chính xác khi được xem xét trong một văn bản cụ thể, hoàn chỉnh. Điều đó có nghĩa là để hiểu đúng được các bình diện ngữ nghĩa của văn bản, người đọc phải ý thức được rõ về tính chỉnh thể của văn bản trên phương diện nội dung. Thứ nhất là phải coi trọng tính nhất quán về chủ đề của văn bản. Toàn văn bản luôn tập trung hướng vào một chủ đề

thống nhất và chủ đề này được triển khai nhất quán qua các chủ đề bộ phận của từng chương, từng phần, từng mục, từng đoạn. Mỗi yếu tố thành phần của văn bản đều có khả năng đa nghĩa, người đọc cần có kĩ năng và cả sự nhạy cảm ngôn ngữ để nhận diện được đâu là chủ đề bộ phận của chủ đề chung. Thứ hai là cần thấy được sự liên quan giữa mục đích giao tiếp của văn bản với nghĩa văn bản. Văn bản là sản phẩm của quá trình giao tiếp. Mục đích của giao tiếp cũng chính là mục đích của văn bản. Hoạt động giao tiếp nhằm vào các mục đích: thông tin (thông báo tin tức), tự biểu hiện, giải trí, tạo lập quan hệ và đích hành động. Những mục tiêu này được thực hiện đồng thời trong từng văn bản nhưng ở từng phong cách, kiểu loại văn bản, các mục tiêu không được thể hiện đồng đều. Đối với những văn bản nhật dụng, thông báo tin tức là mục tiêu chính của văn bản. Các câu chuyện phiếm hay văn bản truyện cười thì lại nặng về mục đích giải trí. Các văn bản nghệ thuật nặng về mục tiêu tự biểu hiện. Nhưng xét đến cùng, tất cả các văn bản đều hướng đến mục đích hành động, vì dù là đích thông tin hay tự biểu hiện, tạo lập quan hệ hay giải trí thì thực chất vẫn là nhằm tác động vào lí trí để thuyết phục hoặc tác động vào tình cảm để truyền cảm, hướng người đọc, người nghe đến một hành động nào đó. Khi người đọc được thuyết phục hoặc truyền cảm là khi người đọc đã nắm bắt được nội dung văn bản, hiểu được nghĩa của văn bản. Theo đó, người đọc có thể căn cứ vào mục tiêu hướng tới của văn bản mà xác định chủ đề, xác định nội dung của văn bản. Như vậy, việc xác lập nghĩa của văn bản nhiều khi trùng với việc xác định đích của văn bản. Nhiều khi quá trình đọc hiểu văn bản chỉ được xem là hoàn thiện khi mục đích của văn bản - điều mà người viết muốn gửi đến bạn đọc - đã được giải mã.

Mặt khác, việc tiếp nhận văn bản là “một quá trình tích cực phức tạp của việc xử lí và tái xử lí tín hiệu âm học, các đặc trưng từ vựng của phát ngôn, cấu trúc ngữ pháp và ngữ nghĩa của nó”. Dù người nghe, người đọc không nhất thiết phải “phân tích tuần tự một cách chặt chẽ tất cả các cấp độ của phát ngôn từ thấp đến cao” mà cố gắng sử dụng những đơn vị có các dấu hiệu cơ bản có lượng thông tin cao, việc sử dụng chúng cho phép dự đoán tất cả các dấu hiệu còn lại của văn bản, nhưng ý thức về mối quan hệ giữa từng yếu tố ngôn ngữ cụ thể của văn bản với nghĩa của văn bản

là không thể xem nhẹ [54, 246]. Nói như vậy có nghĩa là việc xác lập nghĩa của văn bản cần được xuất phát từ chính văn bản ngôn từ.

1.2.2.2. Đọc hiểu văn bản còn là quá trình giải mã hiệu quả những mối quan hệ liên kết của văn bản

Có thể khẳng định chắc chắn rằng: chính mục đích giao tiếp làm cho văn bản chứa đựng nội dung thông tin và nội dung này tạo ra các bình diện ngữ nghĩa của văn bản. Các bình diện ngữ nghĩa của văn bản luôn phải thống nhất với nhau, bình diện này là cơ sở của bình diện kia. Vì lí do đó, khi tạo lập văn bản, người nói, người viết phải đảm bảo văn bản được đặt trong những quan hệ liên kết hướng nội (liên kết nội tại) và hướng ngoại phù hợp. Các vấn đề nội dung của văn bản chỉ được hiểu đúng khi chúng được đặt trong các mối quan hệ liên kết ấy.

Liên kết nội tại của văn bản trên phương diện nội dung thể hiện tập trung nhất ở liên kết chủ đề và liên kết lô gíc. Liên kết chủ đề trong văn bản thể hiện tập trung nhất ở sự thống nhất chủ đề giữa các ý, các câu. Các ý, các câu trong văn bản với các mức độ, cung bậc khác nhau đều phải thống nhất với nhau và giới hạn trong một ý đồ chung, một mục đích chung, cùng hướng về một chủ đề nhất định, cùng góp phần thể hiện chủ đề. Nhờ liên kết chủ đề, văn bản có được tính chỉnh thể về nội dung. Còn liên kết lô gíc lại là sự tổ chức, sắp xếp nghĩa trong văn bản sao cho phù hợp với thực tế khách quan, phù hợp với nhận thức của con người. Liên kết lô gíc quan hệ với liên kết chủ đề ở sự phối nghĩa giữa các yếu tố không cùng cấp độ trong văn bản. Các liên kết này tuy có hệ thống, có thể có quy luật và có thể được biểu hiện về mặt hình thức (qua các phương tiện liên kết) nhưng chúng vẫn là những yếu tố không dễ gì nắm bắt được vì chúng thường ẩn sâu trong câu chữ của văn bản, chúng khá phức tạp và nhiều khi chỉ có thể hiểu chúng khi đặt văn bản trong các mối quan hệ hướng ngoại.

Biểu hiện quan hệ hướng ngoại của văn bản khá đa dạng; đó là quan hệ giữa văn bản đang xét với các văn bản khác, quan hệ giữa văn bản với hiện thực được nói tới, quan hệ của văn bản với người tạo lập (và cả người sẽ tiếp nhận văn bản), quan hệ giữa văn bản với đặc điểm loại hình của văn bản, quan hệ giữa văn bản với môi trường văn hóa, xã hội, lịch sử... mà trong đó, văn bản được sản sinh. Phải làm sáng

tỏ sự liên kết trên cả hai phương diện quan hệ của văn bản, cũng như nhận thức được sự tác động qua lại của các quan hệ hướng ngoại đối với bản thân cấu trúc nội tại của văn bản, thì người đọc mới có thể đánh giá đúng đắn được nội dung và giá trị của văn bản. Do đó, khi tiếp cận văn bản, việc xem xét các quan hệ liên kết trong và ngoài văn bản phải được tiến hành đồng thời và có ý nghĩa quan trọng ngang hàng với việc làm rõ tính chỉnh thể của văn bản.

Như vậy, một nhiệm vụ quan trọng nữa cần phải giải quyết trong quá trình đọc hiểu văn bản chính là việc giải mã một cách hiệu quả các mối quan hệ liên kết của văn bản. Việc giải mã đó sẽ quyết định chất lượng của việc hiểu văn bản.

1.2.2.3. Đọc hiểu văn bản là một cách đọc phân tích và mang tính quá trình

Cùng với việc khẳng định tính chỉnh thể, tính hướng đích và tính liên kết của văn bản là sự thừa nhận tính khả phân (khả năng phân tích ra thành các yếu tố nhỏ hơn) của văn bản. Đây là cơ sở quan trọng của việc đề xuất các ý kiến, quan điểm về cách thức, quy trình của hoạt động đọc hiểu và dạy học đọc hiểu văn bản. Việc sản sinh văn bản và tiếp nhận văn bản là hai quá trình của một hoạt động tương tác - hoạt động giao tiếp; mỗi quá trình đều bao gồm các bước được xác lập theo một trình tự nhất định. Trong quá trình sản sinh văn bản, thoạt tiên người viết phải xác định được mục đích, động cơ, ý đồ giao tiếp. Tiếp đó, họ phải lập chương trình giao tiếp theo ý đồ đã định và triển khai chương trình này sao cho văn bản được sản sinh ra đạt được những mục đích đặt ra trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể với những nhân tố giao tiếp cụ thể. Ngược lại, trong quá trình tiếp nhận, người đọc phải hướng đến việc lĩnh hội nội dung và đích của văn bản. Để đạt được mục tiêu này, họ lại phải phân tích văn bản trên những gì đã được người viết triển khai: nghĩa của từ (cả nghĩa từ điển và nghĩa văn cảnh, cả nghĩa biểu vật và nghĩa tình thái), nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái của câu, nghĩa của đoạn, nghĩa của toàn văn bản, rồi mới đi đến mục đích giao tiếp của văn bản.

Cách đọc phân tích cho phép người đọc văn bản có thể lựa chọn một cách tiếp cận văn bản phù hợp nhất với mình. Tác giả Christine Nuttall đã đề xuất hai cách thức tiếp cận văn bản tùy thuộc vào mục đích của người đọc: “Đây là những cách thức được sử dụng kết hợp để xử lý một văn bản. Chúng cùng được sử dụng

mỗi khi chúng ta đọc; đôi khi cách này nổi trội hơn, đôi khi là cách kia, nhưng cả hai đều cần thiết. Và, mặc dù thường là những quá trình vô ý thức nhưng cả hai cách thức này đều có thể được người đọc chấp nhận như là những chiến lược có ý thức khi tiếp cận một văn bản.

Cách thứ nhất: Cách tiếp cận từ trên xuống (the top-down approach))

Trong cách thức xử lý từ trên xuống, chúng ta phải nhờ đến trí thông minh và kinh nghiệm riêng của mình thông qua những sự phỏng đoán mà chúng ta có thể thực hiện, những ấn tượng chính mà chúng ta thu nhận được - để hiểu văn bản. Kiểu xử lý này được sử dụng khi chúng ta làm sáng tỏ các giả định và rút ra các kết luận. Chúng ta sử dụng cách xử lý này một cách có ý thức khi cố gắng xem xét mục đích toàn văn bản, hoặc hiểu rõ ý niệm đại thể của người viết nhằm đưa ra một dự đoán được trình bày hợp lý ở bước tiếp theo. (Việc hiểu biết sơ qua về một số điều có ý nghĩa trong văn bản có thể rất hữu dụng trong việc làm sáng tỏ văn bản).

Có thể so sánh cách tiếp cận này với con mắt nhìn phong cảnh của một con đại bàng. Từ một nơi rất cao, con đại bàng có thể quan sát một vùng rộng lớn trải ra phía dưới; nó thấy được bản chất của toàn bộ địa hình, kiểu bao quát và mối quan hệ giữa các bộ phận khác nhau của nó; điều này tốt hơn nhiều so với một người quan sát trên mặt đất.

Người đọc chấp nhận cách nhìn nhận văn bản theo kiểu mắt đại bàng khi anh ta xem xét văn bản một cách tổng thể và liên hệ nó với những kiến thức và kinh nghiệm riêng của anh ta. Điều này cho phép anh ta có thể phỏng đoán được mục đích của người viết, xu hướng có khả năng xảy ra của chủ đề,…, và tiếp đó sử dụng những tri thức sơ bộ này để làm sáng tỏ những phần khó của văn bản. Cách tiếp cận từ trên xuống đem đến triển vọng về khả năng phán đoán và sử dụng một cách có lợi tất cả những gì mà người đọc có thể mang lại cho văn bản: những kiến thức đã có, kinh nghiệm thực tế,..v..v.., những thứ mà đôi khi bị đánh giá thấp trong giờ học đọc.

Cách thứ hai: cách tiếp cận từ dưới lên (the bottom-up approach)

Trong cách xử lí văn bản từ dưới lên, người đọc xây dựng dần dần một ý nghĩa từ những dấu màu đen trên trang giấy: nhận biết các chữ cái và các từ, tìm hiểu cấu trúc câu… Chúng ta có thể sử dụng cách đọc này một cách có ý thức khi việc đọc lúc đầu

khiến chúng ta lúng túng. Có thể chúng ta không tin rằng thông điệp này thực sự là những gì mà người viết đã dự định; điều này xảy ra nếu kiến thức về ngôn từ của chúng ta kém cỏi, hoặc nếu quan điểm của người viết là rất khác biệt so với quan điểm của chúng ta. Trong trường hợp này, chúng ta phải nghiên cứu cẩn thận từ vựng và cú pháp

Một phần của tài liệu vận dụng một số thành tựu của ngôn ngữ học văn bản vào dạy học đọc hiểu truyện kể dân gian ở thcs (Trang 37 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w