Tôn trọng những đặctrưng thi pháp thể loại của từng thể loại truyện dân gian trong quá trình tiếp nhận truyện kể dân gian

Một phần của tài liệu vận dụng một số thành tựu của ngôn ngữ học văn bản vào dạy học đọc hiểu truyện kể dân gian ở thcs (Trang 91 - 95)

truyện dân gian trong quá trình tiếp nhận truyện kể dân gian

Mỗi thể loại văn học dân gian có cách phản ánh thực tại và thái độ đối với thực tế riêng; do đó thể loại được coi là đơn vị cơ sở của văn học dân gian và là điểm xuất phát tất yếu của công việc tiếp nhận và nghiên cứu văn bản của văn học dân gian. Dù ở thể nhỏ nào, văn học dân gian với phẩm chất folklore của nó cũng mang những tính chất như những dấu hiệu đặc trưng thi pháp của một bộ phận loại thể đặc biệt và khi tiến hành tìm kiếm các PP, BP dạy học, chúng ta phải quan tâm tới những dấu hiệu đó một cách nghiêm túc và thường trực [21, 99]. Tuy vậy, những nhà nghiên cứu văn học cũng đã chỉ ra rằng: để xác định thể loại của một tác phẩm văn học viết, chúng ta có thể chỉ cần căn cứ vào một tiêu chí là thi pháp; trong khi đối với một tác phẩm văn học dân gian, ngoài thi pháp, chúng ta còn phải quan tâm đến hệ đề tài, chức năng và phương thức diễn xướng nữa. Với truyện kể dân gian, mỗi thể loại đều có những đặc trưng nổi bật như sau:

Truyền thuyết là loại hình tự sự dân gian hiện nay chưa đạt được sự hoàn toàn thống nhất về mặt sắp xếp hệ thống thể loại văn học dân gian do truyền thuyết có sự giao thoa rộng và sâu với thần thoại và cổ tích. Tuy vậy, vẫn có thể nhận diện được một số đặc điểm của truyền thuyết như: “Nội dung cốt truyện kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân. Biện pháp nghệ thuật phổ biến là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng những yếu tố hư ảo thần kì như truyện cổ tích và thần thoại.” [39, 176]. SGK Ngữ văn 6, tập 1 đưa ra quan niệm về truyền thuyết đơn giản dễ hiểu hơn cho phù hợp với HS THCS: “Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể” [81, 7]. SGV định hướng cho người dạy cách thức và mức độ khai thác đặc trưng bản chất của truyền thuyết như sau:

Truyền thuyết có mối liên hệ với lịch sử đậm hơn, rõ hơn so với tất cả các thể loại truyện dân gian khác. Tuy vậy, cơ sở lịch sử, cốt lõi lịch sử trong các truyền thuyết chỉ là cái nền, cái “phông” cho các tác phẩm. Lịch sử ở đây đã được nhào

nặn lại, được kì ảo hóa để khái quát hóa, lí tưởng hóa nhân vật và sự kiện, làm tăng “chất thơ” cho các câu chuyện. Mặc dù một số truyền thuyết thể hiện rõ ảnh hưởng hoặc gắn kết với thần thoại, nhưng khi đi vào diễn xướng dân gian, cả người kể và người nghe đều tin truyền thuyết như là có thật và cùng thể hiện thái độ, cách đánh giá của mình thông qua các nhân vật, tình tiết truyện.

Các truyền thuyết có cùng đề tài, chủ đề có thể gắn kết với nhau thành một chuỗi truyền thuyết, ví dụ như chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng. (Tất cả đều kể về công lao dựng nước, giữ nước của tổ tiên, của Lạc Long Quân - Âu Cơ, các vua Hùng, con trai, con gái, con rể của các vua Hùng). Vì vậy, cần tìm hiểu mỗi truyện trong quan hệ của nó với cả chuỗi truyện. Bốn truyền thuyết được chọn dạy học đọc hiểu trong chương trình: Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy, Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng là những truyện tiêu biểu nhất trong chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng. [82, 35]

Truyện cổ tích là loại truyện dân gian thời xưa kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:

- Nhân vật bất hạnh như: người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí… (Sọ Dừa, Tấm Cám, Cây khế);

- Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ (Thạch Sanh, Cây bút thần); - Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch (Em bé thông minh, Chàng Ngốc);

- Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người).

Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. Khác với việc diễn xướng truyền thuyết, khi kể chuyện truyện cổ tích, cả người nghe và người kể đều không tin vào tính chất xác thực của câu chuyện.[82, 100-101]

Truyện ngụ ngôn: loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. Truyện

ngụ ngôn là truyện kể, tức là nó có cốt truyện, tình tiết, nhân vật; nhưng mục đích sáng tác truyện ngụ ngôn lại không phải là tự sự.

Do mỗi truyện ngụ ngôn đều chứa đựng trong một sự tích hoàn toàn tưởng tượng một quan niệm triết lí hay đạo đức, một kinh nghiệm sống đã được tổng kết nên về mặt kết cấu, truyện ngụ ngôn thường có hai phần: phần cụ thể là truyện kể, phần trừu tượng là ý niệm rút ra từ truyện đó (người ta thường gọi là lời quy châm) [57, 349].

Truyện cười: loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. Về mặt hình thức, truyện cười thường rất ngắn. Ngắn nhưng vẫn có truyện. Kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ kể chuyện đều phục vụ mục đích gây cười. Mấu chốt của nghệ thuật gây cười là phải làm sao cho cái đáng cười tự nó bộc lộ một cách cụ thể, sinh động, để người đọc, người nghe tự mình phát hiện ra nó mà bật cười. Về mặt ý nghĩa, truyện cười vừa có ý nghĩa mua vui, vừa có ý nghĩa phê phán. Khi tạo ra những tiếng cười mua vui hoặc phê phán, truyện cười đồng thời cũng gián tiếp hướng người nghe, người đọc tới những điều tốt đẹp, đối lập với những hiện tượng đáng cười [82, 177-178]

Thông thường, mỗi truyện kể dân gian nói chung đều thuộc về một thể loại nhất định: ví dụ như Thần Trụ Trời là thần thoại; An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy là truyền thuyết; Tấm Cám là cổ tích; Lợn cưới áo mới là truyện cười... Nhưng lại có những truyện kể dân gian không mang đặc điểm đơn loại mà có tính chất đa loại (thuộc về hai hoặc thậm chí là ba thể loại khác nhau). Trong trường hợp này, cần phải xác định được đặc trưng thể loại chính phụ của truyện. Ví dụ: Sơn Tinh Thủy TinhThánh Gióng là những truyện vừa có yếu tố thần thoại, vừa có yếu tố truyền thuyết. Tuy vậy, có thể thấy rằng truyện Thánh Gióng hướng về đề tài lịch sử và trong đó con người giữ vai trò chính; còn ở truyện Sơn Tinh Thủy Tinh, mặc dù Sơn Tinh là thần núi, Thủy Tinh là thần nước, nhưng Sơn Tinh vẫn có tư cách là con rể của vua Hùng và nhân vật nhân dân trong truyện cũng có vai trò rất quan trọng. Cho nên, có thể coi thể loại chính của những truyện kể này là truyền thuyết. Truyện Thầy bói xem voi (còn có tên gọi là Xẩm xem voi) trước hết là một truyện cười. Người ta cười vì ở cả năm anh thầy bói có cùng một mâu thuẫn: mỗi

anh đều nói đúng sự thật, nhưng đồng thời đều nói sai sự thật. Tiếng cười càng giòn giã khi các anh xoay ra đánh nhau. Tuy vậy, suy nghĩ cho kĩ thì truyện kể này ngụ ý phê phán những kẻ chỉ biết căn cứ vào nhận xét chủ quan của mình mà đánh giá sự vật. Bởi thế, Thầy bói xem voi là một truyện ngụ ngôn có ý nghĩa triết học, có liên quan đến vấn đề nhận thức luận. [57, 353]

Việc xác định đúng đặc điểm thể loại của truyện kể dân gian có ý nghĩa quan trọng đối với việc định hướng tiếp nhận. Bởi vì mỗi thể loại truyện kể dân gian thường có đề tài, chủ đề, chức năng, phương thức phản ánh, thủ pháp nghệ thuật riêng của nó; có xác định đúng thể loại thì việc tìm hiểu nội dung và nghệ thuật mới đúng đắn, thấu đáo; tránh những băn khoăn hoặc ngộ nhận về tình tiết cốt truyện và nhân vật. Ví dụ, em bé trong truyện cổ tích sinh hoạt Em bé thông minh đơn thuần là người thường, chỉ có sự thông minh của em là khác người;cho nên những chi tiết trong truyện không mang tính chất thần kì, cũng không nhằm mục đích gây cười hay phê phán (đối với những người tranh luận với em bé thông minh). Trong cuộc đời bình thường vẫn có thể tìm được những “thần đồng” như thế nên những chi tiết, sự việc nói về sự thông minh của em bé có thể được bổ sung liên tục và phong phú trong những dị bản kể sau. Trong khi cậu bé Mã Lương cũng là nhân vật trẻ em, nhưng là nhân vật của truyện cổ tích thần kì nên cần phải gắn vào các mô típ kể chuyện cổ tích cố định, trong đó một số mô típ kể chuyện mang tính thần kì: nhân vật xuất thân mồ côi, gặp nhiều thử thách, được lực lượng thần kì (ông tiên/ông Bụt) giúp đỡ, đấu tranh diệt trừ kẻ ác, góp phần xây đắp cuộc sống hạnh phúc. Thạch Sanh có nguồn gốc thần tiên, là con của Ngọc Hoàng đầu thai, được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông nên có thể làm được những việc khác thường: diệt trừ yêu quái, xuống cõi nước của vua Thủy Tề, có vật thần kì...

Việc nhận diện và ý thức được những đặc điểm đặc thù của mỗi thể loại truyện kể dân gian còn góp phần lí giải những băn khoăn, thắc mắc của người nghe về việc lựa chọn dị bản, về các mô típ truyện kể, về lời kể, giọng kể… khi tiếp xúc với mỗi bản kể truyện dân gian.

2.3. Một số cách thức vận dụng lí thuyết ngôn ngữ học văn bản vào dạy học đọc hiểu truyện kể dân gian ở THCS

Một phần của tài liệu vận dụng một số thành tựu của ngôn ngữ học văn bản vào dạy học đọc hiểu truyện kể dân gian ở thcs (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w