chi phí thấp. Ngoài ra, các nhà khoa học Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong chôn lấp sinh học và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm để xác định các loài sinh vật phân huỷ dioxin. Xử lý sinh học trong bồn có chi phí lớn hơn 4 lần so với chôn lấp hoặc ủ composting vì nó bao gồm hệ thống kín với hệ thu nước rò rỉ và thiết bị cấp khí. Do vậy, chôn lấp sinh học và ủ composting là các phương pháp thích hợp để xử lý ô nhiễm dioxin trong đất và trầm tích.
Xử lý sinh học tại chỗ
Xử lý sinh học tại chỗ là 1 quá trình trong đó các vi sinh vật có sẵn hay được cấy thêm (nấm, động vật nguyên sinh, vi khuẩn, và các loại vi sinh vật khác) phân huỷ các chất ô nhiễm trong đất và bùn. Với sự có mặt của lượng đủ ôxy, các vi sinh
vật có thể chuyển hoá nhiều chất ô nhiễm hữu cơ thành COR2R, nước và sinh khối.
Khi không có ôxy, các chất ô nhiễm có thể bị chuyển thành mêtan, COR2R, và lượng
nhỏ khí HR2R. Các quá trình xử lý vi sinh tại chỗ đã được áp dụng thành công cho xử
lý dầu mỏ, một số dung môi, thuốc trừ sâu và các chất hoá học khác.
Nói chung, các quá trình xử lý tại chỗ có nhu cầu cao vì quá trình này không cần công đoạn đào vùng ô nhiễm nên nó rất kinh tế và tốt cho môi trường hơn phương pháp phải đào. Về yếu tố địa phương, thiết bị được sử dụng trong quá trình xử lý tại chỗ thường gọn nhẹ và đơn giản hơn vì nó thường tuân theo các quy trình canh tác nông nghiệp phổ biến.
Không có chất thải, dòng thải phụ sinh ra vì quá trình xảy ra tại chỗ. Tuy nhiên, đôi khi các chất ô nhiễm có thể bị phân huỷ thành các chất trung gian có độc tính, tính bền có thể bằng hoặc hơn chất ô nhiễm ban đầu.
Hiệu xuất xử lý của quá trình xử lý sinh học tại chỗ thường cao hơn 90% và
có thể đạt đến 99%. Chi phí trung bình cho quá trình xử lý là 150%/mP
3P P
Các ưu điểm của phương pháp này bao gồm:
• Không cần đào khu vực xử lý;
• Không cần quản lý dòng chất thải phụ; • Chi phí rẻ hơn nhiều;
• Không có phát thải khí và không cần việc quản lý đặc thù đi kèm; • Công nghệ đơn giản có sẵn của địa phương;
• Khi đã xác định được chủng vi sinh tại chỗ, chúng cần được tách và nuôi cấy để sử dụng ở tỉ lệ 107 - 109 g chủng loại chính/kg (gCFU/kg). Điều này để đảm bảo không cần bổ sung ví khuẩn ngoài, mà chúng có thể gây hại cho khu vực cần xử lý.
Hạn chế của phương pháp:
• Khó thu được tốc độ phân huỷ tối ưu;
• Thiết kế hệ thống qui mô lớn hơn từ quy mô phòng thí nghiệm là một thách thức vì tổng thời gian của hệ xử lý theo mẻ có thể lớn hơn nhiều so với tổng thời gian xử lý tại chỗ;
• Thời gian xử lý kéo dài vài năm đến thập kỷ;
• Nồng độ kim loại và chất ô nhiễm cao có thể đầu độc vi sinh vật; • Tốc độ xử lý sinh học chậm ở nhiệt độ thấp;
• Không phải tất cả các chất hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học;
• Tốc độ xử lý vi sinh bị giới hạn bởi nồng độ và hoạt tính sinh học của PAH, PCBs và các loại thuốc trừ sâu trong trầm tích;
• Các điều kiện địa chất không đồng nhất và đất có độ thẩm thấu nhỏ (nhỏ hơn 5-10 cm/s) không phù hợp cho xử lý vi sinh tại chỗ.
Công nghệ tẩy độc sử dụng thực vật
Công nghệ này sử dụng các loại thực vật để loại, chuyển hóa, ổn định và phân huỷ các chất ô nhiễm trong đất và trầm tích. Cơ chế kỹ thuật tẩy độc bằng thực vật bao gồm: Phân huỷ sinh học tại vùng rễ (xảy ra trong đất xung quanh rễ thực vật); Bay hơi nhờ thực vật (là quá trình vận chuyển chất ô nhiễm vào không khí thông qua thoát hơi nước từ cây); Sự tích luỹ trong thực vật (các chất bẩn được hấp thụ qua rễ và tích tụ trong chồi cây và lá); Phân huỷ thực vật (là quá trình chuyển hoá
chất ô nhiễm trong tế bào thực vật); Quá trình cố định bằng thực vật (thực vật sinh ra các chất hoá học để cố định chất ô nhiễm trên vùng tiếp xúc giữa rễ và đất).
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và quy mô pilot cho thấy rằng nhiều loại thực vật có khả năng xử lý các hợp chất POPs, gồm cả nhiều loại thuốc trừ sâu. Các dự án nghiên cứu hiện trường thu được các kết quả hứa hẹn đối với các hợp chất PCBs. Chi phí xử lý thực tế tẩy độc bằng thực vật nằm trong khoảng 15.000 - 70.0000 $/ha. Đối với phương pháp cố định bằng thực vật, chi phí nằm trong khoảng 200 - 1.0000 $/ha. Các hạn chế tẩy độc bằng thực vật bao gồm:
• Chiều sâu của vùng xử lý phụ thuộc vào loại thực vật (thường bị giới hạn ở tầng nông);
• Nồng độ chất độc cao có thể gây độc cho thực vật;
• Có hạn chế của quá trình truyền khối giống như các phương pháp sinh học khác; • Khả năng xử lý theo mùa, phụ thuộc vào vị trí xử lý và loại thực vật; • Có thể có quá trình truyền ô nhiễm giữa các môi trường (như từ đất vào không khí); • Không hiệu quả đối với chất ô nhiễm hấp thụ mạnh (như PCBs) và hấp thụ yếu; • Độc tính và sản phẩm có khả năng phân huỷ sinh học chưa biết rõ;
• Các sản phẩm có thể dễ bị vận chuyển vào nước ngầm và tích tụ trong động vật; • Công nghệ vẫn trong giai đoạn trình diễn;
PHỤ LỤC 3: KÝ HIỆU DÁN NHÃN THIẾT BỊ, HÀNG
HÓA , VẬT LIỆU CÓ CHỨA PCB
1. Đối với thiết bị, hàng hóa, vật liệu, chất thải có chứa PCB < 5 ppm, việc dánh dấu được thực hiện theo nhãn số 1 có màu xanh như sau: việc dánh dấu được thực hiện theo nhãn số 1 có màu xanh như sau:
2. Đối với chất thải có chứa PCB từ 5mg/kg đến 50mg/kg nên được quy định theo nhãn số 2, có màu đỏ như sau: định theo nhãn số 2, có màu đỏ như sau:
3. Đối với thiết bị, hàng hóa, vật liệu, chất thải có chứa PCB trong khoảng từ 50 mg/kg đến 500 mg/kg và > 500 mg/kg, việc dánh dấu được thực hiện từ 50 mg/kg đến 500 mg/kg và > 500 mg/kg, việc dánh dấu được thực hiện nhãn số 3 có màu vàng như sau:
Nhãn số 1: Đánh dấu dành cho thiết bị có hàm lượng PCB < 5 mg/kg Nhãn số 2: Đánh dấu dành cho thiết bị có hàm lượng PCB từ 5 mg/kg đến 50mg/kg (theo QCVN 07:2009)
Nhãn số 3: Đánh dấu cho thiết bị có chứa PCB >50 mg/kg (nguồn:
4. Đối với thiết bị, vật liệu, chất thải nghi ngờ bị nhiễm PCB, việc đánh dấu được thực hiện theo Nhãn số 4 có màu cam như sau: dấu được thực hiện theo Nhãn số 4 có màu cam như sau:
5. Đối với các khu vực đã được xác định là ô nhiễm PCB sẽ phải có biển cảnh báo về PCB. Các phương tiện vận chuyển thiết bị, hàng hóa, chất thải cảnh báo về PCB. Các phương tiện vận chuyển thiết bị, hàng hóa, chất thải chứa PCB cần có biển cảnh báo về PCB được đánh dấu theo nhãn số 5 sau:
Nhãn số 4: Đánh dấu thiết bị nghi ngờ nhiễm PCB (nguồn: Văn phòng Dự án PCB - Tổng cục Môi trường)
Nhãn số 5: Cảnh báo nguy hiểm đối với phương tiện vận chuyển hoặc khu vực bị ô nhiễm PCB (nguồn: Văn phòng Dự án PCB- Tổng cục Môi
Phụ lục
1. Phụ lục 1: Kết quả đánh giá về tình hình quản lý PCB tại các doanh nghiệp 2. Phụ lục 2: Vận chuyển hóa chất nguy hiểm tại Việt Nam 2. Phụ lục 2: Vận chuyển hóa chất nguy hiểm tại Việt Nam
3. Phụ lục 3: Ký hiệu dán nhãn thiết bị, hàng hóa, vật liệu có chứa PCB 4. Phụ lục 4: Chi tiết các phương pháp xử lý PCB trên thế giới 4. Phụ lục 4: Chi tiết các phương pháp xử lý PCB trên thế giới