Pháp lý tron gU lưu giữ hóa chấ tU có liênquan đến PCB

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý pcb tại việt nam, đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp (Trang 61 - 65)

35 TT Ký hiệu mẫu

2.3.2.1. Pháp lý tron gU lưu giữ hóa chấ tU có liênquan đến PCB

a. Cơ sở pháp lý hiện hành trong lưu giữ hóa chất liên quan đến PCB

Điều 21 Luật Hóa chất 2007 quy định yêu cầu về cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh hóa chất bao gồm: Điều kiện về khoảng cách an toàn, yêu cầu kỹ thuật an toàn trong cất giữ, bảo quản hoá chất; Có các cảnh báo cần thiết tại nơi cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm theo quy định tại Điểm e

48

Khoản 1 Điều 12 Luật Hóa chất; Có trang thiết bị, phương tiện ứng cứu sự cố phù hợp với các đặc tính nguy hiểm của hóa chất”.

Điều 12 Luật Hóa chất 2007 đưa ra yêu cầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh hóa chất bao gồm: Nhà xưởng, kho tàng và thiết bị công nghệ; Trang thiết bị an toàn, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống sét, phòng, chống rò rỉ, phát tán hóa chất và các sự cố hóa chất khác; Trang thiết bị bảo hộ lao động; Trang thiết bị BVMT, hệ thống xử lý chất thải; Phương tiện vận chuyển; Bảng nội quy về an toàn hóa chất; hệ thống báo hiệu phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất tại khu vực sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm. Trường hợp hóa chất có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thì biểu trưng cảnh báo phải thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm đó.

Tuy nhiên đây là quy định áp dụng cho tất cả các loại hóa chất nguy hiểm. Các quy định đó có phù hợp với PCB hay không lại chưa được xem xét bằng quy định cụ thể. Đồng thời Luật Hóa chất 2007 quy định tại Khoản 2 Điều 12 về Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định cụ thể điều kiện cơ sở vật chất- kỹ thuật bảo đảm an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc phạm vi quản lý.

Khoản 2 Điều 15 Luật Hóa chất 2007 yêu cầu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh phải: Thực hiện quy định tại điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều 14 của Luật này; Có Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh (sau đây gọi là Giấy phép). Bộ quản lý ngành, lĩnh vực là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép và tổ chức cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong phạm vi quản lý của mình.

Theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP, PCB thuộc nhóm hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh. PCB là hóa chất thuộc phạm vi quản lý của Bộ TN&MT. Nghị định cũng không đưa ra quy định cụ thể về kinh doanh nhóm hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh mà để cho Bộ quản lý ngành có thẩm quyền quy định.

Đối với việc phân loại, ghi nhãn hóa chất, Luật Hóa chất 2007 yêu cầu: Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất có nghĩa vụ phân loại, ghi nhãn hóa chất trước khi đưa hóa chất vào sử dụng, lưu thông trên thị trường; Việc phân loại hóa

49

chất được thực hiện theo quy tắc, hướng dẫn kỹ thuật của Hệ thống hài hoà toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất; Việc ghi nhãn đối với các hóa chất được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá; Việc ghi nhãn đối với hoá chất nguy hiểm được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa và hướng dẫn của Hệ thống hài hoà toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất.

Việc bao gói hóa chất phải đảm bảo yêu cầu: Đáp ứng yêu cầu về phân loại, ghi nhãn hóa chất quy định tại Điều 27 của Luật Hóa chất, Không rò rỉ, phát tán hóa chất ra ngoài trong vận chuyển, bảo quản, cất giữ; Không bị hóa chất chứa bên trong ăn mòn, phá huỷ; Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật về bao gói do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc tiêu chuẩn quốc tế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố áp dụng. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định về quy cách, vật liệu và các yêu cầu kiểm tra, kiểm định bao gói cho từng loại hóa chất.

Về khoảng cách an toàn, tại Chương IV Nghị định 108//2008/NĐ-CP quy định khá chi tiết về trách nhiệm thực hiện thiết lập khoảng cách an toàn; xác định khoảng cách an toàn. Tuy nhiên, đây là quy định áp dụng cho tất cả các loại hóa chất nguy hiểm, quy định này có phù hợp với PCB hay không lại chưa có được xem xét với quy định cụ thể.

* Nghị định 108/2008/NĐ và Nghị định 26/2011/NĐ-CP quy định về cất hóa chất nguy hiểm, trong đó, quy định về việc tuân thủ các quy phạm về an toàn phòng chống cháy nổ , an toàn lao động ; kiểm tra định kỳ tình trạng hóa chất bảo quản trong kho ; bảo quản riêng rẽ các loại hóa chất có thể trở thành một nguồn nguy hiểm mới hoặc làm tăng mức độ nguy hiểm nếu bảo quản chung ; và phải kiểm tra , đăng ký vào sổ những người ra vào kho chứa.

Ngoài ra, còn có một số tiêu chuẩn quy định về việc lưu giữ như sau:

* TCVN 5507:2002 tại Điểm 4.2 đưa ra các yêu cầu về nhà kho, nhà xưởng lưu chứa hóa chất nguy hiểm về thiết kế xây dựng , về vị trí và khoảng cách của kho phải đảm bảo an toàn đối với khu dân cư, nguồn nước và các quy định an toàn trong sắp xếp hóa chất trong kho (cách tường ít nhất 0,5m; hóa chất kỵ ẩm phải xếp trên bục cao tối thiểu 0,3m; các lô hàng không được xếp sát trần kho và không cao quá 2m; lối đi chính trong kho rộng tối thiểu 1,5m); bên ngoài kho, xưởng phải có biển

50

báo “CẤM LỬA”, “CẤM HÚT THUỐC”, chữ to, màu đỏ; và các quy định khác về thông thoáng, phòng ngừa cháy nổ.

Điểm 6 Tiêu chuẩn này quy định về an toàn trong bảo quản hóa chất nguy hiểm, trong đó có hóa chất dễ cháy nổ, hóa chất ăn mòn và hóa chất độc.

Điểm 8 Tiêu chuẩn này quy định về yêu cầu an toàn lao động , vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường đối với các cơ sở có hóa chất nguy hiểm như đảm bảo môi trường làm việc tốt cho người lao động; có hệ thống thu gom nước mưa riêng và phải xử lý nước thải đạt yêu cầu trước khi thải vào hệ thống chung; các loại chất thải phải được tập trung và xử lý phù hợp; và có kế hoạch ngăn ngừa và xử lý sự cố hóa chất.

Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ Công thương quy định về khoảng cách cho các phương tiện vận tải, khoảng cách giữa các trang thiết bị của cơ sở sản xuất , cất giữ hóa chất nguy hiểm đến một số đối tượng nhằm đảm bảo khoảng cách an toàn để đạt ngưỡng định lượng hóa chất nguy hiểm ; quy định trách nhiệm của Bộ quản lý chuyên ngành đối với các nhóm hóa chất soát xét , xây dựng bổ sung các văn bản hướng dẫn , quy định khoảng cách an toàn giữa c ác cơ sở hoạt động hóa chất với các đối tượng trên . Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Công nghiệp có trách nhiệm xây dựng hướng dẫn , quy định này . Tuy nhiên, cho đến thời điểm này , vẫn chưa có một quy đị nh cụ thể về khoảng cách an toàn nào cho các cơ sở hoạt động hóa chất.

b. Xử lý vi phạm trong lưu giữ hóa chất liên quan đến PCB

Theo Điều 7 Nghị định 90 /2009/NĐ-CP, quy định hành vi vi phạm quy định về cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh quy định rõ: phạt tiền từ 500.000 đồng đến 70.000.000 đồng, tùy vào từng mức vi phạm cụ thể. Trong đó thấp nhất là hành vi không bố trí kho riêng hoặc không trang bị phương tiện cấp phát hóa chất nguy hiểm tại kho tiêu thụ và hành vi nặng nhất là hành vi lấy cắp hóa chất nguy hiểm tại kho bảo quản hóa chất mức phạt lên tới 70.000.000 đồng, ngoài ra còn bắt khắc phục hậu quả với các hành vi không che chắn hoặc có hành vi cải tạo hoặc mở rộng kho.

51

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý pcb tại việt nam, đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)