Như đã trình bày ở trên, thực trạng tồn lưu PCB tại việt Nam đến tháng 8 năm 2013 vẫn chưa có số liệu chi tiết về tổng lượng PCB tồn lưu. Do đó, để có thể quản lý trước hết cần xỏc định rừ chớnh xỏc về tổng lượng PCB hiện cú tại Việt Nam và nguồn gốc lưu giữ của các thiết bị có chứa PCB. Sau đây tác giả xin đưa ra một số giải pháp xác định và phân loại thiết bị, hàng hóa, vật liệu có chứa PCB.
3.1.2.1. Nhận diện dầu PCB:
Theo kết quả thống kê của Bộ Công Thương về xây dựng phương pháp luận kiểm kê PCB, các kết quả sàng lọc đối tượng nghi nhiễm PCB được trình bày trong bảng 1 dưới đây.
Bảng 3.1: Kết quả sàng lọc đối tượng nghi nhiễm PCB Thứ tự
ưu tiên Đối tượng nghi nhiễm PCB
I THIẾT BỊ ĐIỆN
I.1 Máy biến áp (6-220kV)
1 Nhóm 1 - Thiết bị sử dụng dầu nguyên gốc không xác định được năm sản xuất hoặc sản xuất trước năm 1995
2 Nhóm 2 - Thiết bị không dùng dầu nguyên gốc
86 Thứ tự
ưu tiên Đối tượng nghi nhiễm PCB
3 Nhóm 3 - Thiết bị sử dụng dầu nguyên gốc , được sản xuất trong nước sau năm 1995
I.2 TU/TI (6-220 kV)
1 Nhóm 1 - Thiết bị sử dụng dầu nguyên gốc không xác định được năm sản xuất hoặc sản xuất trước năm 1995
2 Nhóm 2 - Thiết bị không dùng dầu nguyên gốc I.3 Tụ điện (sản xuất trước năm 1995)
1 Nhóm 1 - Thiết bị không xác định được năm sản xuất hoặc được sản xuất trước năm 1995
I.4 Máy cắt (kiểm chứng)
1 Nhóm 1 - Thiết bị sản xuất trước 1995, được thay dầu dưới 3 lần II DẦU LƯU GIỮ TẠI CHỖ
1 Nhóm 1 - Dầu tuần hoàn, tái sử dụng, dầu thải từ các thiết bị điện III THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP (KIỂM CHỨNG)
1
Nhóm 1 - Thiết bị thủy lực , truyền nhiệt được sản xuất trướ c năm 1995, có số lần bảo đưỡng dưới 3 và thuộc ngành cơ khí , hóa chất , luyện kim, sản xuất xi măng, thực phẩm, nhà máy nước.
a. Nhận biết trực quan thiết bị, hàng hóa, vật liệu có chứa hóa chất PCB 1. Đối với thiết bị, hàng hóa, vật liệu ở dạng khối rắn, việc nhận diện trực quan được thực hiện như sau:
- Dựa vào thông tin trên nhãn: Các thông tin ghi trên nhãn thiết bị, hàng hóa, vật liệu phải được kiểm tra để nhận biết các loại dầu, hóa chất có trong thiết bị, hàng hóa, vật liệu. Trường hợp, trên nhãn có ghi tên loại dầu PCB thì xác định đó là thiết bị, hàng hóa, vật liệu có chứa PCB;
- Dựa vào năm sản xuất, nơi sản xuất: Đối với thiết bị, hàng hóa, vật liệu quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này được sản xuất trước năm 1970 phải được phân loại, lấy mẫu để phân tích xác định hàm lượng PCB;
87
- Dựa vào đặc tính, kết cấu của thiết bị, hàng hóa, vật liệu.
3.1.2.2. Xác định thiết bị, hàng hóa, vật liệu có chứa PCB
Việc xác định thiết bị, hàng hóa, vật liệu xác định có chứa PCB được thực hiện thông qua quá trình lấy mẫu, phân tích hàm lượng PCB có trong thiết bị, hàng hóa, vật liệu, cụ thể như sau:
a/ Việc lấy mẫu PCB được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Lập kế hoạch lấy mẫu rừ ràng, đầy đủ bao gồm: số lượng mẫu cần lấy; thể tích hoặc khối lượng mẫu; danh mục thiết bị, dụng cụ lấy mẫu; biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình lấy mẫu và vận chuyển mẫu;
- Lập biên bản lấy mẫu ngay tại thời điểm lấy mẫu;
- Mẫu phải mang tính đại diện;
- Chỉ sử dụng dụng cụ, thiết bị lấy mẫu cho một lần lấy mẫu;
- Ký hiệu cỏc mẫu phải rừ ràng, dễ hiểu và dỏn nhón ngay sau khi lấy mỗi mẫu.
Ký hiệu mẫu và các thông tin liên quan cần được ghi lại trong biên bản lấy mẫu.
b/ Phương pháp phân tích và số lượng mẫu được thực hiện như sau:
Bảng 3.2: Phương pháp lấy mẫu về thiết bị, hàng hóa, vật liệu ở dạng khối Phương pháp Loại mẫu Lượng
mẫu Hộp/lọ đựng mẫu Bộ thử nhanh
Clor-N-Oil Dầu 10 ml Lọ thủy tinh 20 ml (nắp trắng nhựa PE/PVC/cao su)
Bộ thử nhanh Clor-N-Soil
Chất rắn (dầu, bụi xi măng, đất …)
10 g
Lọ thủy tinh 60 ml (nắp trắng nhựa PE/PVC/ cao su)
Hộp 250 ml PE-HD (nhựa, trắng có nắp xanh)
Máy phân tích hiện trường L 2000 DX
Dầu 10 ml
Lọ thủy tinh 20 ml (nắp trắng PE/PVC/cao su)
Chai thủy tinh 30 ml Hexavis (nâu có nắp nhựa đen )
88
Máy phân tích hiện trường L 2000 DX
Chất rắn (đất, bụi xi
măng)
Tối thiểu 10 g, nhiều hơn nếu có thể
Lọ thủy tinh 60 ml (nắp trắng nhựa PE/PVC/cao su)
Hộp 250 ml PE-HD (nhựa có nắp xanh)
Phân tích trong phòng thí nghiệm (Sắc ký khí)
Dầu 20 ml 20 ml đến ẵ lớt
Phân tích trong phòng thí nghiệm (Sắc ký khí)
Chất rắn (Đất, bụi xi
măng)
10 g
Lọ thủy tinh 60 ml (nắp trắng, nhựa PE/PVC/cao su)
Hộp 250 ml PE-HD (nhựa trắng có nắp xanh)
c/ Yêu cầu về thiết bị, dụng cụ lấy mẫu và chứa mẫu Trang bị, dụng cụ lấy mẫu nên gồm:
- Hòm đựng dụng cụ lấy mẫu bao gồm những dụng cụ chính sau: pipet, giấy lau, chai lọ, hộp đựng mẫu, dung môi rửa, nước cất, nhãn dán trên mẫu, băng dính, kéo, xẻng, thìa xúc.
- Máy khoan, đào, cưa (dùng khi lấy mẫu đất hoặc vật liệu cứng nhiễm PCB).
Nên sử dụng lọ thủy tinh để đựng mẫu dầu và hộp nhựa hoặc thủy tinh để đựng mẫu chất rắn và đất. Nếu nghi ngờ mẫu rắn và đất có nồng độ PCB cao thì phải sử dụng lọ thủy tinh vì PCB có thể khuếch tán qua thành, nắp hộp nhựa.
d/ Yêu cầu về trang thiết bị bảo hộ cá nhân trong quá trình lấy mẫu
• Lấy mẫu tụ điện: cần trang bị găng tay cao su và kính bảo hộ. Khi lấy mẫu đơn lẻ không cần sử dụng mặt nạ hô hấp. Nhưng khi lấy nhiều mẫu một lúc hoặc lấy liên tục trong thời gian ngắn thì phải đeo mặt nạ hô hấp.
• Lấy mẫu dầu biến thế: luôn phải đeo găng tay cao su bảo hộ khi thao tác để tránh PCB tiếp xúc với da. Đeo kính bảo hộ để tránh dầu bắn vào mắt. Ở nơi kín, thông gió kém phải đeo mặt nạ hô hấp.
• Lấy mẫu vật nhiễm PCB (ví dụ: mẫu bê tông, tường gạch…): cần trang bị găng tay da và/hoặc găng tay Nitril, kính bảo hộ, mặt nạ có bộ lọc bụi và hơi dung môi hữu cơ, nút tai (sử dụng khi khoan).
89
• Lấy mẫu đất: Trong trường hợp chưa biết khu vực đất bị có ô nhiễm hay không cần sử dụng: găng tay dùng một lần (găng Nitrile hoặc Vinyl); ủng lao động chuyên dụng. Nếu khu vực được xác định là bị ô nhiễm nặng, cần dùng các trang thiết bị bảo hộ sau: mặt nạ hô hấp có bộ lọc hơi và bụi hữu cơ, bộ quần áo bảo hộ liền quần; ủng cao su không thấm nước và găng tay.
Lưu ý: Các dụng cụ lấy mẫu, trang thiết bị lấy mẫu (găng tay, giấy lau, các dụng cụ lấy mẫu sử dụng một lần) cần phải được quản lý, thu gom, thải bỏ và tiêu hủy như chất thải nguy hại.
3.1.2.3. Phân loại, dán nhãn thiết bị, hàng hóa, vật liệu có chứa PCB và biển cảnh báo khu vực bị ô nhiễm PCB
+ Thiết bị, hàng hóa, vật liệu, chất thải có chứa PCB được phân loại theo hàm lượng PCB có trong dầu trong các thiết bị, hàng hóa, vật liệu và chất thải. Việc phân loại nên được chi theo hàm lượng PCB ở các mức sau:
- Mức > 500 ppm (mức cao nhất và độ độc hại rất lớn);
- Trong khoảng từ 50 đến 500 ppm (mức đáp ứng theo kế hoạch loại bỏ của Công ước Stockholm từ > 50ppm)
- Mức < 50 - 5ppm (mức đáp ứng theo QCVN 07:2009 được xác định là chất thải nguy hại mức > 5ppm)
- Mức < 5ppm (Việt Nam chưa có quy định)
- Loại thiết bị, vật liệu, chất thải chưa khẳng định chính xác mức độ ô nhiễm.
+ Cảnh báo, đánh dấu đối với các phương tiện vận chuyển, thiết bị, hàng hóa, vật liệu có chứa PCB:
Tùy từng loại thiết bị, hàng hóa, vật liệu có chứa PCB, nghi ngờ nhiễm PCB việc đánh dấu được thực hiện bằng các loại nhãn liên quan đến PCB (Chi tiết xem phụ lục 3)
3.1.3. Giải pháp lưu giữ thiết bị, hàng hóa, vật liệu, chất thải có chứa PCB 3.1.3.1. Quy định chung về kho lưu giữ
Nhà xưởng, kho lưu giữ thiết bị, hàng hóa, vật liệu, chất thải có chứa PCB phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Khu vực lưu trữ không bị ảnh hưởng của lũ lụt , xa các cống rãnh . Nếu đặt khu vực lưu trữ ở gần sông, phải đặt ở sau dòng chảy của khu dân cư và cuối nguồn
90
nước; không được bố trí khu vực lưu trữ ở đầu hướng gió . Cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt ; mặt sàn trong khu vực lưu trữ được thiết kế để tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào;
b) Không được bố trí khu vực lưu trữ gần nơi nhạy cảm như bệnh viện, trường học, khu dân cư, nơi chế biến thực phẩm, kho chứa thức ăn và chế biến thức ăn gia súc, khu vực đất nông nghiệp hoặc các khu vực nhạy cảm môi trường. Khu vực lưu trữ phải cách xa các vị trí này ít nhất 100m;
c) Khu vực lưu trữ phải được thiết kế sao cho có thể ngăn chặn được sự phát tán PCB vào môi trường qua bất kỳ con đường nào;
d) Việc thiết kế khu vực lưu trữ phải do chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế xây dựng, quản lý chất thải và an toàn sức khỏe và lao động đảm nhiệm hoặc có thể hợp đồng thiết kế từ các nhà cung cấp có uy tín;
e) Mái của khu vực lưu trữ, container và của khu đất xung quanh phải có độ dốc để thoát nước mưa khỏi khu vực lưu trữ;
3.1.3.2. Quy định đối với khu vực lưu giữ tạm thời a) Thời gian lưu giữ chất thải không quá 06 tháng
b) Khu vực lưu trữ phải có mái che và không chịu tác động của thời tiết (nắng mưa) cú hàng rào thớch hợp, biển cảnh bỏo, cú sổ theo dừi tỡnh trạng thiết bị hàng tuần. Có kế hoạch ứng phó sự cố cụ thể và được biên soạn thành văn bản lưu giữ tại kho chứa.
Đối với các téc lớn từ 2000 kg trở lên (không yêu cầu có mái che) nhưng phải kín khít không có sự rò rỉ suốt trong quá trình lưu giữ hoặc xâm nhập của thời tiết (nước mưa chảy tràn), nền khu vực lưu giữ phải được kết cấu bằng bê tông hoặc thép không rỉ, có máng thu dầu rơi vãi trong quá trình san chiết.
3.1.3.3. Quy định đối với khu vực lưu giữ lâu dài a) Thời gian lưu giữ trên 6 tháng
b) Khu vực lưu giữ phải có mái che vững chắc không bị ảnh hưởng của thời tiết (cho tất cả các thiết bị, bồn chứa), có hàng rào đảm bảo không có sự xâm phạm và tiếp xúc của người không có thẩm quyền, có biển cảnh báo phù hợp với từng loại chất thải (theo mục II.1 trờn), cú sổ theo dừi tỡnh trạng thiết bị hàng thỏng.
91
c) Có Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố và kiểm soát rủi ro đối với PCB do cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt được biên soạn thành văn bản và lưu giữ tại khu vực kho chứa.
d) Nền khu vực lưu trữ phải được làm bằng thép hoặc bê tông hoặc vật liệu bền khác bê tông phải được sơn phủ epoxy;
e) Sàn phải bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, chịu ăn mòn, không có khả năng phản ứng hóa học với PCB, sàn có đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng PCB lưu trữ cao nhất theo tính toán ; tường và vách ngăn bằng vật liệu không cháy; trường hợp vật liệu làm sàn, nền có khả năng hấp thụ chất lỏng chứa PCB thì phải sơn nền, sàn, bờ bằng sơn chống PCB;
f) Khu vực lưu trữ vật liệu , chất thải chứa PCB ở thể lỏng phải có tường , đê hoặc gờ bao quanh toàn bộ hoặc từng phần của khu để dự phòng sự phát tán PCB ra ngoài môi trường trong trường hợp có sự cố (khi lưu giữ 1 hay 2 thiết bị, container có tổng dung tích <400lít thì dùng khay kim loại). Khu vực lưu trữ có bờ, khay xung quanh sao cho có thể chứa được: Ít nhất 125% thể tích PCB dạng lỏng có trong thiết bị trong trường hợp kho chứa 1 thiết bị hoặc 1 container hoặc ít nhất gấp đôi thể tích của PCB có trong thiết bị có dung tích chứa PCB lớn nhất hoặc tổng thể tích PCB trong thiết bị lớn nhất và 25% tổng thể tích PCB trong trường hợp lưu trữ nhiều thiết bị và container (tùy trường hợp nào lớn hơn).
g) Trường hợp không có kho lưu giữ được sử dụng các thùng chứa container 20’ hoặc 40’ đặt ngoài trời để làm kho. Container được sử dụng phải có sàn bằng thép và có khay hứng phù hợp bảo đảm không rò rỉ chất thải ra ngoài môi trường.