Ki ến nghị về hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý pcb tại việt nam, đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp (Trang 119 - 151)

KẾT LUẬ N VÀ KIẾN NGHỊ

3. Ki ến nghị về hướng nghiên cứu tiếp theo

Từng bước xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý về quản lý PCB như:

Xây dựng các văn bản phối hợp giữa các Bộ ngành; xây dựng các văn bản pháp lý quy định riêng đối với PCB dưới dạng thông tư, nghị định; Xây dựng các văn bản hướng dẫn kỹ thuật về vận chuyển, làm sạch, khử ô nhiễm và văn bản hướng dẫn về xử lý thải bỏ an toàn PCB,... Ban hành kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố và kiểm soát rủi ro đối với PCB nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm của cơ quan quản lý đồng thời là căn cứ pháp lý cho quản lý các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động có liên quan đến PCB.

PHỤ LỤC 1. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ PCB TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

Bảng 1: Kết quả khảo sát đánh giá về tình hình lưu giữ chất thải có liên quan đến PCB trên địa bàn toàn quốc

TT Tên doanh nghiệp

Kết quả đánh giá Đã thực hiện

tốt

Còn tồn tại I Khu vực đồng bằng Sông Hồng

1 Công ty Điện lực Thái Bình x

2 Điện Lực Nam Định x

3 Công ty TNHH Văn Đạo x

4 Công ty Cổ phần cơ điện Vật tư - Công ty Điện

lực I x

5 Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh x

6 Công ty TNHH MTV Điện Lực Hà Nội x

7 Công ty TNHH MTV Điện Lực Hải Dương x

8 Công ty TNHH Điện lực Hưng Yên x

9 Công ty TNHH Điện lực Hà Nam x

10 Phân xưởng quản lý vận hành lưới điện 110KV

Thái Bình x

11 Điện Lực Vĩnh Phúc x

12 Phân xưởng vận hành lưới điện 110Kv Bắc Ninh x

13 Công ty Cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình x

II Khu vực Đông Bắc Bộ

1 Công ty Điện Lực Hà Giang x

2 Công ty Điện Lực Bắc Cạn x

3 Điện Lực Tuyên Quang x

4 Phân Xưởng quản lý vận hành lưới điện 110Kv

Lào Cai x

TT Tên doanh nghiệp

Kết quả đánh giá Đã thực hiện

tốt

Còn tồn tại

5 Công ty Điện lực Cao Bằng x

6 Phân xưởng vận hành lưới điện cao thế 110 Kv

Yên Bái x

7 Công ty Điện lực Thái Nguyên x

8 Công ty cổ phần thủy điện Thác Bà x

9 Công ty Điện Lực Lạng Sơn x

10 Công ty Điện lực Bắc Giang x

11 Điện Lực Lào Cai x

12 Phân xưởng quản lý vận hành lưới điện 10 kv

Cao Bằng x

13 Phân xưởng quản lý vận hành lưới điện 110 kv

Bắc Kạn x

14 Phân xưởng quản lý vận hành lưới điện 110 kv

Lạng Sơn x

15 Điện lực Quảng Ninh x

16 Công ty cổ phần thiết bị điện TKV - Tập đoàn Than

khoáng sản Việt Nam x

17 Công ty cổ phần tập đoàn HANAKA x

III Khu vực Tây Bắc Bộ

1 Phân xưởng quản lý vận hành lưới điện 110 kv

Hòa Bình x

2 Điện Lực Điện Biên x

3 Điện Lực Lai Châu x

4 Điện lực Sơn La x

5 Điện lực Hòa Bình x

6 Phân xưởng quản lý vận hành 110 kv Hòa Bình x IV Khu vực Bắc Trung Bộ

TT Tên doanh nghiệp

Kết quả đánh giá Đã thực hiện

tốt

Còn tồn tại

1 Điện Lực Thanh Hóa x

2 Phân xưởng quản lý và vận hành lưới điện 110

kv Thanh Hóa x

3 Điện Lực Nghệ An x

4 Phân xưởng quản lý và vận hành lưới điện 110

Kv Nghệ An x

5 Truyền Tải điện Nghệ An x

6 Điện lực Hà Tĩnh x

7 Phân xưởng quản lý và vận hành lưới điện 110

kv Hà Tĩnh x

8 Truyền Tải điện Hà Tĩnh x

9 Điện Lực Quảng Bình x

10 Chi nhánh điện cao thế Quảng Bình x V Khu vực Nam Trung Bộ

1 Điện lực Đà Nẵng x

2 Điện lực Phú Yên x

3 Điện lực Quảng Nam x

4 Công ty cổ phần Cơ điện Miền Trung x

5 Điện lực Bình Định x

VI Khu vực Tây Nguyên

1 Điện Lực Gia Lai x

2 Điện Lực Đắc Lắk x

VII Khu vực Đông Nam Bộ

1 Công ty Cổ phần Cơ điện Thủ Đức x

2 Điện lực Bình Dương x

3 Công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh x

TT Tên doanh nghiệp

Kết quả đánh giá Đã thực hiện

tốt

Còn tồn tại

4 Công ty Điện lực II x

5 Điện lực Bình Phước x

6 Điện lực Bình Dương x

7 Điện lực Bình Thuận x

VIII Khu vực Tây Nam Bộ

1 Công ty TNHH NN MTV Nhiệt điện Cần Thơ x

2 Công ty TNHH Xây dựng điện x

3 Công ty TNHH Điện x

4 Điện lực Đồng Tháp x

5 Điện lực An Giang x

6 Điện lực Tiền Giang x

7 Điện lực Vĩnh Long x

8 Điện lực Bến Tre x

9 Công ty TNHH NN MTV Nhiệt điện Cần Thơ x

10 Điện Lực Cần Thơ x

11 Công ty TNHH Điện Nước Công Nghiệp x

12 Công ty Truyền tải điện Miền Tây x

(Nguồn: Trung tâm Tư vấn và Công nghệ Môi trường, năm 2009)

PHỤ LỤC 2

1. VẬN CHUYỂN HểA CHẤT NGUY HIỂM TẠI VIỆT NAM 1.1. Vận chuyển bằng phương tiện giao thông đường bộ

+ Việc vận chuyển PCB bằng đường bộ được điều chỉnh bởi Luật Giao thông đường bộ 2008 (Điều 78. Vận chuyển hàng nguy hiểm) và Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09/11/2009 của Chỉnh phủ quy định Danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 104/2009/NĐ-CP). PCB nằm trong Phụ lục số 1 của Nghị định số 104/2009/NĐ-CP, số UN (mã số Liên Hợp quốc) 2315, thuộc Loại, nhóm hàng số 9- Các chất và hàng nguy hiểm khác, số hiệu nguy hiểm 90- Các chất có hại đến môi trường, tạp chất độc.

+ Về đóng gói hàng nguy hiểm để vận chuyển, Điều 7 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP quy định Các Bộ, ngành quy định tại Điều 5, khoản 2 Điều 10 Nghị định này có trách nhiệm công bố Danh mục hàng nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển”

+ Về bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm, Điều 8 Nghị định số 104/2009/NĐ- CP quy định “Bộ quản lý ngành quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này có trách nhiệm quy định các loại vật liệu dùng để làm bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển; tiêu chuẩn kỹ thuật sử dụng và tiêu chuẩn kiểm định của bao bì chứa đựng, thùng chứa tương ứng với mỗi loại chất, mỗi nhóm hàng nguy hiểm”. “Chỉ được sử dụng những bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm đạt quy chuẩn quy định của các cơ quan có thẩm quyền”.

+ Về nhãn hàng, biểu trưng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm thực hiện theo Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa và phía ngoài mỗi kiện hàng, thùng chứa hàng nguy hiểm có dán biểu trưng nguy hiểm (sau đây gọi tắt là Nghị định số 89/2006/NĐ-CP). Kích thước, ký hiệu, màu sắc biểu trưng nguy hiểm được quy định tại Mục 1 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 104/2009/NĐ-CP, Báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật màu vàng cam, ở giữa có ghi số UN (mã số Liên hợp quốc). Kích thước báo hiệu nguy hiểm

được quy định tại Mục 2 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 104/2009/NĐ- CP. Vị trí dán báo hiệu nguy hiểm ở bên dưới biểu trưng nguy hiểm.

Điểm đ Khoản 2 Điều 10 Nghị định 104/2009/NĐ-CP quy định “Bộ TN&MT xây dựng, bổ sung các quy định về các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng nguy hiểm”. Điều này phù hợp với quy định của Nghị định 108/2008/NĐ-CP giao Bộ TN&MT quản lý PCB và PCB được phân loại vào nhóm 9 “Các chất và hàng nguy hiểm khác”.

+ Về điều kiện của người lao động khi tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm, Điều 11 Nghị định 104/2009/NĐ-CP quy định “Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm phải được huấn luyện và được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện về loại hàng nguy hiểm mà mình vận chuyển theo quy định của các Bộ quản lý ngành quy định tại khoản 2 Điều 10 104/2009/NĐ-CP, Người thủ kho, người áp tải hàng nguy hiểm bắt buộc phải được huấn luyện về loại hàng nguy hiểm do mình áp tải hoặc lưu kho bãi; Bộ quản lý ngành quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này chịu trách nhiệm: Quy định loại hàng nguy hiểm khi vận chuyển mà người điều khiển phương tiện bắt buộc phải được huấn luyện và được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện; Quy định loại hàng nguy hiểm khi vận chuyển bắt buộc phải có người áp tải hàng, tổ chức huấn luyện và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện cho người điều khiển phương tiện quy định, Tổ chức huấn luyện cho người thủ kho, người áp tải hàng nguy hiểm".

+ Việc xếp, dỡ hàng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển và lưu kho bãi phải tuân thủ đúng chỉ dẫn về bảo quản, xếp, dỡ, vận chuyển của từng loại hàng nguy hiểm hoặc trong thông báo của người gửi hàng, việc xếp, dỡ hàng nguy hiểm phải do người thủ kho, người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát hoặc theo chỉ dẫn của người gửi hàng.

+ Về yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm, Điều 13 Nghị định 104/2009/NĐ-CP quy định “Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn do các Bộ quản lý ngành quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 104/2009/NĐ-CP và Căn cứ quy định về tiêu chuẩn của các Bộ quản lý ngành, cơ quan kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ thực hiện

kiểm định và chứng nhận phương tiện cơ giới đường bộ đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm” ngoài quy định về phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông.

Điều 18 Nghị định 104/2009/NĐ-CP cũng quy định "Bộ TN&MT cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm đối với các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng nguy hiểm".

1.2. Vận chuyển bằng phương tiện giao thông đường sắt

+ Việc vận chuyển PCB bằng phương tiện giao thông đường sắt được điều chỉnh bởi Luật Đường sắt 2005 (Điều 102. Vận tải hàng nguy hiểm) và Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt (sau đây gọi tắt là Nghị định số 109/2006/NĐ-CP. Theo đó, PCB cũng nằm trong Phụ lục số 1 của Nghị định số 109/2006/NĐ-CP. Các thông số kỹ thuật được quy định giống như Danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (ban hành kèm theo Nghị định số 104/2009/NĐ-CP).

Các nội dung cụ thể về Danh mục hàng nguy hiểm và việc vận tải hàng nguy hiểm trên đường sắt được quy định tại Chương V (từ Điều 23 đến 38 Nghị định số 109/2006/NĐ-CP).

1.3. Vận chuyển bằng phương tiện hàng không

+ PCB hiện không được đề cập riêng trong các quy định về vận chuyển bằng đường hàng không mà chịu sự điều chỉnh chung như tất cả các loại hàng hóa nguy hiểm khác theo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 (Điều 158. Vận chuyển hàng nguy hiểm) và Quyết định số 13/2007/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ngày 26/03/2007 về việc cấp, công nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không (sau đây gọi tắt là Quyết định số 13/2007/QĐ-BGTVT).

1.4. Vận chuyển bằng phương tiện giao thông đường thủy nội địa

+ Việc vận chuyển PCB bằng đường thủy được thực hiện theo quy định của Luật giao thông đường thủy nội địa 2004 (các Điều 36, 59) và Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10/3/2005 của Chính phủ quy định Danh mục hàng hóa nguy

hiểm và việc vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa (sau đây gọi tắt là Nghị định số 29/2005/NĐ-CP). Theo đó, PCB được quy định trong Phụ lục 1 của Nghị định, với các thông số kỹ thuật được áp dụng chung theo mã số của Liên Hợp quốc. Các quy định cụ thể về vận chuyển hàng nguy hiểm cũng tương tự như quy định vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông đường bộ, phương tiện giao thông đường sắt.

1.5. Vận chuyển bằng phương tiện hàng hải

+ Việc vận chuyển PCB bằng đường hàng hải phải tuân thủ theo quy định về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo Điều 80, 81 Bộ Luật hàng hải năm 2005 (Điều 82. Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm). Trong trường hợp vận tải hàng hóa quốc tế, phải áp dụng các quy định về Bộ luật quốc tế về vận chuyển hàng nguy hiểm đường biển- IMDG Code (International Maritime Dangerous Goods Code). Đây là quy định do Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) đề xuất áp dụng vào năm 1965 nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm đường biển. Nội dung của quy tắc bao gồm: Việc phân loại hàng nguy hiểm, cách đóng gói, quy định về nhãn hiệu, cách bốc dỡ, chất xếp và biện pháp xử lý trong quá trình vận chuyển. Chủ hàng có bổn phận đóng gói, dán nhãn và khai báo đầy đủ, chính xác bằng văn bản tình hình hàng hóa, còn người chuyên chở có bổn phận thực hiện đúng đắn, thích đáng các quy tắc vận chuyển.

PHỤ LỤC 4: CHI TIẾT CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ PCB TRÊN THẾ GIỚI

Thế giới đã và đang nghiên cứu, ứng dụng nhiều công nghệ xử lý khác nhau, mỗi công nghệ có các thế mạnh và hạn chế riêng. Tuy nhiên, trong luận văn tác giả tập trung đi sâu phân tích một số phương pháp xử lý PCBs hiện đang được áp dụng nhiều nhất trên thế giới và hướng tới lựa chọn giải pháp phù hợp đối với thực tế Việt Nam. Chi tiết của các phương pháp được trình bày dưới đây:

Phương pháp xử lý bằng thiêu đốt ở nhiệt độ cao [1]

Thiêu đốt trong lò ở nhiệt độ cao là công nghệ truyền thống tiêu hủy chất thải nguy hại. Nhìn chung, ở nhiều nước công nghệ đốt không được công chúng tán thành vì nếu đốt ở nhiệt độ dưới 1.100P0PC sẽ không tiêu hủy được hoàn toàn PCBs, và hơn nữa, phương pháp đốt có thể làm phát sinh các phụ phẩm rất nguy hại như dioxin và furan (Polyclo dibenzo dioxin/furan - PCDD/F). Nếu lò đốt không đúng tiêu chuẩn hoặc không có hệ thống xử lý khí thải an toàn, các chất này sẽ phát tán vào khí quyển và trở lại mặt đất qua nước mưa, tuyết hoặc sa lắng của các hạt bụi. Để giải quyết vấn đề này, các nước phát triển đã xây dựng các quy định rất chặt chẽ nhằm kiểm soát nồng độ khí phát thải.

Liên minh Châu Âu đã xây dựng Chỉ thị 94/67/EC ngày 16 tháng 12 năm 1994 về thiêu đốt chất thải nguy hại, trong đó quy định ngưỡng phát thải trung bình PCDD/F ở mức 0,1 ng TEQ/mP3P trong thời gian từ 6 - 8 h. Ngoài ra, Chỉ thị này còn quy định một số giới hạn khác như:

- Phải duy trì nhiệt độ trên 850P0PC trong ít nhất 2 giây để tiêu hủy hoàn toàn PCDD/F và tránh phát sinh ra các chất khác;

- Nếu đốt trên 1% các chất hữu cơ halogen thì nhiệt độ phải tăng lên ít nhất 1.100P0PC (áp dụng đối với PCBs);

- Trong 12 tháng vận hành đầu tiên, cứ 2 tháng/lần (6 lần/năm) phải tiến hành đo kiểm;

- Ít nhất phải tiến hành đo kiểm 2 lần/năm trong các năm tiếp theo.

Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (USEPA) yêu cầu các lò đốt hiệu suất cao dùng để tiêu hủy PCBs phải đạt một số tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định. Khi tiêu hủy chất lỏng chứa PCBs, lò đốt phải có thời gian lưu cháy 2 giây tại nhiệt độ 1.200P0PC và 3% ôxy trong buồng đốt; Hoặc thời gian lưu 1,5 giây ở nhiệt độ 1.600P0PC và 2% lượng ôxy trong buồng đốt [7]. Trong điều kiện này, hiệu suất tiêu hủy các chất PCBs dạng không lỏng có thể đạt ít nhất 6 số 9 (99,9999%).

Thiêu đốt ở nhiệt độ cao là kỹ thuật được áp dụng rộng rãi trên thế giới từ trước tới nay để phá hủy cấu trúc hóa học bền vững của PCBs. Có thể đốt trong lò đơn kỳ như trong lò nung xi măng, hay đa kỳ, thông thường là 2 kỳ: Ban đầu cho bay hơi PCBs từ chất rắn (như đất hoặc chất thải rắn), sau đó đốt hơi thu được ở nhiệt độ cao hơn để đảm bảo khí đó bị tiêu hủy hoàn toàn.

Lò đốt cố định

Lò đốt cố định cỡ lớn có thể xử lý tất cả các chất POPs ở bất kỳ nồng độ nào và trong bất cứ dạng nào (khí, lỏng, rắn, bùn, vữa…) và đạt hiệu suất tiêu hủy cao (99,9999% đối với chất thải chứa POPs).

Lò đốt này lấy nhiệt từ nhiên liệu đốt hoặc điện năng để phân hủy nhiệt đối với chất ô nhiễm hữu cơ trong các phản ứng cracking và ôxy hóa ở nhiệt độ cao (thông thường từ 850 - 1.550P0PC), thời gian lưu trong thùng đốt phụ ít nhất là 2 giây. Ban đầu các chất ô nhiễm hữu cơ bị chuyển đổi thành COR2R và hơi nước. Các sản phẩm từ quá trình đốt có thể là: nitrit, nitrat và ammoniac (đối với chất thải chứa nitơ); ôxit lưu huỳnh và sulfat (đối với chất thải chứa lưu huỳnh); và axit halogenic, dioxin và furan (đối với chất thải có chứa halogen); hoặc các chất PCBs và HCB. Khi vận hành cần đảm bảo cung cấp liên tục nước mới và một lượng hóa chất lớn cho bộ phận lọc hơi đốt.

Lò đốt cỡ lớn thường thấy ở các nước công nghiệp phát triển vì nó đòi hỏi chi phí đầu tư xây dựng lớn. Nhiều nước như Philipin, Thái Lan đang chọn cách xuất khẩu chất thải PCBs sang các nước Tây Âu để tiêu hủy, mặc dù mất chi phí vận chuyển và tiêu hủy chất thải nhưng chi phí này nhỏ hơn so với đầu tư xây dựng một cơ sở xử lý mới. Ngoài ra, công nghệ này yêu cầu người vận hành phải có

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý pcb tại việt nam, đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp (Trang 119 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)