Nhận xét chung về văn bản pháp luật trong công tác xử lý/tiêu hủy chất thải liên quan đến PCB

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý pcb tại việt nam, đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp (Trang 84 - 85)

35 TT Ký hiệu mẫu

2.3.5.3. Nhận xét chung về văn bản pháp luật trong công tác xử lý/tiêu hủy chất thải liên quan đến PCB

1. Vì các quy định của pháp luật cũng như năng lực thực tế về quản lý PCB từ khâu đầu vào, nhập khẩu còn hạn chế nên đã gây không ít khó khăn cho khâu cuối cùng là thải bỏ và xử lý tiêu hủy PCB.

71

2. Hiện tại, các quy định mới chỉ tập trung và các hướng dẫn kỹ thuật chi tiết trong kiểm soát, quản lý PCB của ngành điện, trong khi PCB có thể tồn tại ở nhiều ngành công nghiệp khác nữa.

3. Bộ TN&MT được giao trách nhiệm quản lý PCB và đặc biệt thải bỏ hóa chất tồn dư, chất thải và dụng cụ chứa hóa chất nói chung và PCB nói riêng, nhưng vẫn chưa có quy định cụ thể nào đối với tiêu hủy, thải bỏ PCB mà vẫn áp dụng chung quy định về thải bỏ chất thải nguy hại.

4. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, cưỡng chế việc thải bỏ và tiêu hủy PCB cũng được cho là gặp không ít khó khăn do thiếu hướng dẫn kỹ thuật để nhận biết sự tồn tại của PCB trong các ngành công nghiệp, cũng như xác định các biện pháp đặc thù để thải bỏ và tiêu hủy PCB. Mặc dù trách nhiệm quản lý chất thải có chứa PCB nói chung, thanh tra, kiểm tra việc thải bỏ và tiêu hủy PCB nói riêng thuộc về ngành TN&MT song các căn cứ pháp lý chủ yếu cho hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm cũng mới chỉ dừng lại ở các quy định chung đối với chất thải bỏ hoặc chất thải nguy hại. Ví dụ, Nghị định 117/2009/NĐ-CP cũng chỉ quy định chung về xử lý hành vi vi phạm các quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ (Điều 30) hay vi phạm các quy định về BVMT đối với cơ sở xử lý, tiêu hủy, chôn lấp chất thải nguy hại (Điều 19). Những thông tin dưới đây sẽ ít nhiều làm sáng tỏ nhận định trên.

Hiện nay việc lưu giữ chất thải chứa PCB đều theo nguyên tắc : Đơn vị chủ nguồn thải lưu trữ tại chỗ như 1 chất thải nguy hại. Hiện nay chưa có số liệu thống kê chính thức về việc loại bỏ và xử lý chất thải chứa PCB. Việt Nam hiện mới chỉ có duy nhất Công ty Xi măng Holcim được cấp phép xử lý chất thải nguy hại chứa PCB.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý pcb tại việt nam, đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)