35 TT Ký hiệu mẫu
2.3.6. Pháp lý về phòng ngừa và ứng phó sự cố do PCB
Các quy định về phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường do PCB được đề cập trong cả văn bản pháp luật về quản lý hóa chất và văn bản pháp luật về BVMT, trong đó Luật Hóa chất 2007 đề cập đến phòng ngừa và ứng phó với sự cố hóa chất (là tình trạng cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho người, tài sản và môi trường), còn Luật BVMT 2005 đề cập đến phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường (là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động
72
của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng). Chính vì hai (02) loại sự cố nêu trên có nhiều điểm giống nhau không dễ phân biệt nên vai trò và trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, cưỡng chế, giám sát trong phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất/môi trường do PCB cũng được cho là dễ gây tranh cãi. Cụ thể là:
- Luật BVMT 2005 quy định thanh tra BVMT thuộc Bộ TN&MT kiểm tra, thanh tra việc thực hiện BVMT của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM của Bộ TN&MT, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (trong đó có Bộ Công Thương); phối hợp với thanh tra chuyên ngành BVMT của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an để kiểm tra, thanh tra việc BVMT của các đơn vị trực thuộc (Điều 126). Như vậy có thể hiểu là Thanh tra chuyên ngành về TN&MT có quyền thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường của các đối tượng nêu trên. Tuy nhiên, cũng theo Luật BVMT 2005 thì Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ TN&MT, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và UBND cấp tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BVMT và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với lĩnh vực công nghiệp. Bên cạnh đó, theo Thông tư số 28/2010/TT-BCT thì Cục Hóa chất là cơ quan tiếp nhận, thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm thuộc nhóm A, B và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt.