35 TT Ký hiệu mẫu
2.3.2.3. Pháp lý tron gU lưu giữ chất thải U liênquan đến PCB
a. Cơ sở pháp lý hiện hành trong lưu giữ chất thải liên quan đến PCB
Thông tư số 12/2011/T-BTNMT ngày 14/4/2011 hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại đã có những yêu cầu cho việc lưu giữ chất thải nguy hại như: Yêu cầu về nền đảm bảo lưu giữ được chất thải nguy hại, tránh nước mưa chảy tràn, đảm bảo kín khít không rạn nứt, chịu ăn mòn, tường bằng vật liệu chống cháy, có mái che, có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong, chia ô cho từng loại chất thải, có rãnh thu hố ga cho chất thải,… và đáp ứng một số tiêu chuẩn gồm:
- Yêu cầu về nhà kho: Phải đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4317:86 - Nhà kho - Nguyên tắc cơ bản thiết kế hoặc tiêu chuẩn quốc tế tương đương hoặc cao hơn.
52
- Yêu cầu về trang thiết bị: Thiết bị phòng cháy chữa cháy (ít nhất gồm có bình bọt chữa cháy, cát để dập lửa) theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy,…
Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế tại các đơn vị việc thực hiện thiết kế kho lưu giữ chất thải theo Thông tư 12/2011/TTg là rất khó khăn cho các doanh nghiệp do những quy định còn mang tính chung chung (điển hình như hình 3.3) đây là hậu quả của những quy định này. Do đó, để có thể áp dụng và quản lý tốt hơn cần có các quy định chi tiết (tương tự như các hướng dẫn kỹ thuật) chi tiết đến từng loại vật liệu, thiết bị sử dụng xây dựng kho lưu giữ, làm được như vậy sẽ giúp các nhà quản lý có cơ sở để giám sát đồng thời giúp các doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường.
b. Xử lý vi phạm trong thanh tra lưu giữ chất thải
Điều 17 khoản 2 của Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 150 triệu đồng về các hành vi không đăng ký báo cáo theo quy định của nhà nước, về lưu giữ tạm thời chất thải, để lẫn chất thải,… hoặc phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng khi không lưu giữ chất thải nguy hại trước và sau khi xử lý trong thiết bị chuyên dụng phù hợp với loại hình chất thải nguy hại; hoặc phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng khi phương tiện, thiết bị chuyên dụng thu gom, vận chuyển, đóng gói, bảo quản và lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại không được thiết kế bảo đảm theo quy định về bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 18 của Nghị định số 117/2009/NĐ-CP. Ngoài ra, tại Điều 23 của Nghị định cũng quy định rõ đối với chủ phương tiện vận tải, kho lưu giữ hàng hóa trên biển có nguy cơ gây ra sự cố môi trường mà không thông báo cho các lực lượng cứu nạn, cứu hộ quốc gia, lực lượng Cảnh sát biển, tổ chức, cá nhân liên quan khác theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
Tại Điều 28 của Nghị định số 117/2009/NĐ-CP quy định hạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất, kinh doanh, sử dụng, nhập khẩu, xuất khẩu, lưu giữ và vận chuyển sinh vật ngoại lai xâm lấn, sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn sinh học theo quy định.
53
2.3.2.3. Đánh giá chung v ề các văn bản pháp lý trong l ưu giữ li
PCB
Như đã trình bày ở trên hiện có khoảng 09 văn bản pháp lý quy định các vấn đề liên quan đến lưu giữ hóa chất nói chung và PCB nói riêng, các văn bản pháp lý phần nào đã khẳng định rõ các vấn đề cần thiết trong quản lý hóa chất của các cơ quan quản lý và của các doanh nghiệp/ chủ sở hữu hóa chất, chất thải,… chi tiết các nội dung quy định được đánh giá như sau:
1. Các yêu cầu về lưu giữ, bảo quản hoá chất độc hại, trong đó có PCB được quy định chủ yếu trong Luật Hóa chất 2007 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hóa chất 2007. Đây được xem là điểm thuận lợi cho hoạt động thanh tra, kiểm tra, cưỡng chế, giám sát do căn cứ pháp lý áp dụng không quá phức tạp;
2. Mặc dù chưa có các quy định cụ thể về yêu cầu BVMT tại nơi sản xuất có PCB, song một số quy định chung của Luật BVMT 2005 và Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT (sau đây gọi tắt là Nghị định số 80/2005/NĐ-CP) về đảm bảo môi trường trong lao động cũng được xem là những căn cứ pháp lý quan trọng cho công tác thanh tra, kiểm tra, cưỡng chế, giám sát đối việc lưu giữ, bảo quản PCB.
3. Tiêu chuẩn TCVN 5507: 2002 Hoá chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển được xem là có nhiều ưu điểm. Trước hết là do có cách tiếp cận hiện đại trong quản lý hóa chất nguy hiểm, phù hợp với phương pháp tiên tiến của các nước đi trước, đó là quản lý hóa chất nguy hiểm theo "chu trình sống" hay còn gọi là "vòng đời" của nó. Điều này, đảm bảo tính khoa học, thuận lợi trong quản lý hóa chất nguy hiểm. Tuy nhiên, trong mối liên hệ cụ thể với PCB thì hạn chế của Tiêu chuẩn TCVN 5507: 2002 đã không phân loại một cách chính xác các chất PCB là chất độc hại hoặc mô tả các nhãn dán không phù hợp cho các hoá chất này.
Ngoài ra, các tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với nước thải, chất thải, khí thải kết hợp với các biện pháp xử lý cũng được xem là những công cụ hữu ích để thực hiện việc giảm thiểu PCB.
54
4. Căn cứ pháp lý chủ yếu để thanh tra, kiểm tra và xử lý hành vi vi phạm các quy định về cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm là Nghị định số 90/2009/NĐ-CP. Theo đó, vai trò và trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, cưỡng chế và giám sát việc lưu