Hiện trạng thanh lý và chuyển giao chất thải có liênquan đến PCB

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý pcb tại việt nam, đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp (Trang 43 - 46)

9 Chất phủ bề mặt trong sản xuất giấy.

2.1.1.2. Hiện trạng thanh lý và chuyển giao chất thải có liênquan đến PCB

Thực hiện quản lý và hạn chế thấp nhất mức độ ô nhiễm do các chất thải nguy hại đến môi trường. Hầu hết các tỉnh, thành phố đã và đã tiến hành đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại theo Điều 70 của Luật bảo vệ môi trường. Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp, Sở tài nguyên và môi trường các tỉnh, thành phố sẽ xác định, phân loại thành phần và tính chất của chất thải theo Quyết định số 23/QĐ-TNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 và Tại thời điểm năm 2009 được áp dụng quản lý theo Thông tư số 12/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 kể từ khi bắt

Hình 2.6: Khu vực đốt chất thải “tự thu gom thiêu hủy” của Điện Lực Nam định tại xưởng sửa chữa Cầu Giành (năm 2009)

Hình 2.7: Khu vực bãi chứa chất thải “trước khi được phân loại” của Công ty cổ phần Chế tạo Thiết bị điện Đông Anh (năm 2009)

30

đầu đăng ký. Mặt khác theo Khoản 2 Điều 66 của Luật Bảo vệ Môi trường “Chất thải phải được xác định nguồn thải, khối lượng, tính chất để có phương pháp và quy trình xử lý thích hợp với từng loại chất thải”, mặt khác theo Khoản 4 Điều 73 của luật quy định rõ “Việc chuyển giao chất thải nguy hại giữa chủ có hoạt động làm phát sinh chất thải và bên tiếp nhận trách nhiệm xử lý chất thải được thực hiện bằng hợp đồng, có xác nhận của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh”.

Ngoài ra, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã các văn bản chỉ đạo đến các đơn vị thành viên về việc thực hiện quản lý và bảo vệ môi trường nói chung và công tác cần thực hiện với chất thải có chứa hoặc nhiễm PCB nói riêng như công văn số 2623/CV-EVN-KHCN&MT ngày 28/05/2007…, Quy chế quản lý và bảo vệ môi trường của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 615/QĐ- EVN ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Hội đồng Quản trị Tập đoàn Điện lực Việt Nam tại Điều 25 nêu rõ: “Tất cả các thiết bị phải được thử nghiệm về nồng độ PCB trước khi thanh lý. Không bán thanh lý các thiết bị chứa dầu và dầu thải mà không biết chắc chắn về nồng độ PCB trong dầu; Phải lưu giữ các thiết bị thải có chứa dầu và dầu thải trên nền chống thấm, nền xi măng để ngăn ngừa dầu có chứa PCB có thể ngấm sâu xuống đất, thâm nhập hệ thống nước mặt và nước ngầm. Các thiết bị thải, dầu thải phải được đóng, đậy kín; Giám sát chặt chẽ, hạn chế việc rò rỉ dầu ra môi trường từ các thiết bị điện đang vận hành, đang lưu giữ trong kho; Dầu cách điện có chứa PCB nếu đốt thông thường sẽ sản sinh ra các khi độc là Dioxin và Furan, những chất này là tác nhân gây ung thư, đột biến gien trong cơ thể con người, do vậy không được phép đốt dầu thải hoặc các vật liệu trong thiết bị điện như giấy, gỗ bị ngấm dầu có chứa PCB; Có biện pháp cô lập, khoanh vùng những thiết bị chắc chắn có dầu PCB để tránh lây nhiễm chéo sang các thiết bị, dụng cụ khác;”

Như vậy, tất cả các đơn vị có nguồn chất thải nguy hại phát sinh ổn định, khi đã được cấp sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại, các Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành quản lý và thống kê chất thải nguy hại thông qua liên 6 của hồ sơ chất thải khi có sự bàn giao cho bên vận chuyển, xử lý hoặc tái chế. Đối với một số các đơn vị có nguồn chất thải không ổn định về số lượng, thành phần và tính chất của chất thải như dầu biến thế cách điện (có chứa chất phụ gia PCB) của các doanh

31

nghiệp thì trước khi tiến hành bàn giao chất thải, phải được xác định thành phần và tính chất của chất thải và phải có sự giám sát chặt chẽ của các Sở Tài nguyên và Môi trường bằng việc xác định đủ điều kiện bàn giao chất thải cho bên vận chuyển, xử lý hoặc tái chế chất thải thông qua kết quả phân tích xác định PCB trong dầu cách điện thải của các cơ quan chức năng.

Tuy nhiên, theo kết quả điều tra của tác giả và cộng sự (Trung tâm Tư vấn và Công nghệ Môi trường) từ tháng 04 năm 2009 đến tháng 10 năm 2009 tại 108 cơ sở doanh nghiệp trên địa bàn toàn quốc, cho thấy: Tại 39/108 doanh nghiệp có số liệu đã bán dầu cách điện thải thông qua đấu thầu tại các trung tâm đấu giá của các địa phương. Trong đó, 100% lượng dầu cách điện thải đã bán thanh lý của các doanh nghiệp đều không có xác nhận của cơ quan môi trường địa phương và chỉ có 04/39 đơn vị thực hiện thanh lý lấy mẫu thử nghiệm về nồng độ PCB, trước khi giao nhận chất thải. Một số đơn vị khi thử nghiệm nồng độ PCB trong dầu cách điện thải vượt TCCP TCVN 7629-2007 (trên ngưỡng 10ppm) vẫn tiến hành bàn giao cho đơn vị trung thầu. Ví dụ: Kết quả phân tích của Trung tâm Thí nghiệm Điện - Công ty Điện lực II, tự tiến hành lấy mẫu phân tích bằng phương pháp test nhanh có kết quả là 11,3ppm và 15,7ppm vượt ngưỡng TCVN 7629-2007 từ 1,3ppm đến 5,7ppm nhưng vẫn tiến hành giao hàng cho 02 đơn vị thu mua là Công ty TNHH Văn Đạo thôn Bảo Phương xã Biên Giang thị xã Hà Đông, Hà Nội là 43.286 lít và Công ty TNHH TM và Dịch vụ Hưng Mỹ Long có địa chỉ tại 346/83 Phan Văn Trị, Phường 11 Quận Bình Thạnh là 15.264 lít (không có chức năng vận chuyển và xử lý chất thải có chứa PCB và liên quan đến PCB) hoặc Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh chỉ lấy 01 mẫu phân tích hàm lượng PCB trong tổng số hơn 119.000 lít dầu được lưu giữ trong các phi và bồn chứa gửi Trung tâm thí nghiệm điện 2 để tiến hành phân tích. Ngoài ra, các đơn vị khác có kết quả dao động từ 4,25 ppm trên mẫu thử nghiệm của Công ty cổ phần cơ điện vật tư đến 8,89 ppm trên mẫu thử nghiệm của Điện lực Vĩnh Long, các kết quả thử nghiệm này đều được tiến hành phân tích bằng phương pháp test nhanh.

Một số đơn vị khác khi có dầu thải phát sinh được thu hồi và bán trôi nổi ngoài thị trường cho các lái buôn, đồng nát hoặc cho các cán bộ công nhân viên trong

32

doanh nghiệp về sử dụng vào các việc khác của gia đình. Theo số lượng thống kê chưa đầy đủ tính đến tháng 10 năm 2009 tổng số lượng dầu cách điện thải phát sinh từ năm 2006 đến tháng 10 năm 2009 trên địa bàn toàn quốc, có khoảng 849.441 lít dầu trong đó lượng dầu bán thanh lý nhiều nhất là năm 2007 là 340.664 lít, năm 2008 là 273.295 lít và tính đến tháng 9 năm 2009 lượng dầu bán trong năm là 102.626 lít. Khối lượng dầu thải bán thanh lý nhiều nhất tập trung tại các tỉnh thuộc khu vực 09 tỉnh Miền Đông Nam Bộ với tổng số lượng dầu lên tới 465.422 lít, tiếp đó là các tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng sông Hồng là 126.896,6 lít, tiếp nữa là các tỉnh thuộc khu vực Miền Tây nam Bộ là 105.189 lít. (chi tiết xem bảng 2 tại phụ lục 1).

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý pcb tại việt nam, đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)