Kế hoạch loại bỏ PCB tại Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý pcb tại việt nam, đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp (Trang 33 - 34)

9 Chất phủ bề mặt trong sản xuất giấy.

1.2.3. Kế hoạch loại bỏ PCB tại Việt Nam

Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (POP- trong đó có PCB) được thông qua vào ngày 22 tháng 05 năm 2001 và có hiệu lực vào ngày 19 tháng 05 năm 2004. Mục đích chung của Công ước Stockholm là bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường khỏi nguy cơ do chất POP gây ra. Công ước Stockholm yêu cầu xác định và quản lý an toàn các chất POP đang sử dụng và POP tồn lưu, kiểm soát phát thải và tiêu huỷ an toàn các chất thải chứa hoặc nhiễm POP. Công ước nghiêm cấm các hoạt động kinh doanh có thể dẫn đến việc tái chế và tái sử dụng POP. Liên quan đến vấn đề vận chuyển chất thải, Công ước đưa ra điều khoản phù hợp với công ước quốc tế về môi trường có liên quan khác, đặc biệt là Công ước Rotterdam về Thủ tục cho phép thông báo ưu tiên đối với các chất hoá học và chất bảo vệ thực vật độc hại xác định (Công ước Rotterdam), và Công ước Basel về Kiểm soát chất thải xuyên biên giới và việc tiêu hủy chúng.

Việt Nam phê chuẩn Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) vào ngày 22 tháng 07 năm 2002 và trở thành quốc gia thành viên thứ 14 của Công ước. Tính đến tháng 10 năm 2011, 151 quốc gia và các vùng lãnh thổ đã phê chuẩn Công ước Stockholm. Đến nay, Công ước Stockholm đã đưa vào danh sách quản lý 22 hóa chất/nhóm hóa chất POP.

20

Nhằm đạt được các mục tiêu quốc gia về bảo vệ môi trường cũng như triển khai Kế hoạch thực hiện Công ước Stockholm của Việt Nam theo Quyết định 184/2006/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng chính phủ, Tổng cục Môi trường (TCMT), Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT) đang nỗ lực tăng cường hợp tác với các bên, đặc biệt là Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp (Cục ATMT) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Bộ Công thương (Bộ CT), thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch “Giảm thiểu phát thải PCB vào môi trường, loại bỏ việc sử dụng PCB trong các thiết bị, máy móc từ nay đến năm 2020 và tiêu hủy an toàn PCB đến năm 2028”.

1.3. CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ VỀ QUẢN LÝ PCB Ở VIỆT NAM

Ngoài thực trạng quản lý PCB tại các doanh nghiệp, tác giả còn sử dụng văn bản pháp lý làm cơ sở khoa học cho việc phân tích đánh giá tình hình quản lý PCB tại Việt Nam thông qua 06 nhóm chính bao gồm:

- Pháp lý đánh giá trong quản lý xuất nhập khẩu hóa chất, vật liệu, chất thải. - Pháp lý đánh giá trong quản lý lưu giữ hóa chất, vật liệu, chất thải.

- Pháp lý đánh giá trong sử dụng hóa chất, vật liệu, chất thải. - Pháp lý đánh giá trong vận chuyển hóa chất, vật liệu, chất thải. - Pháp lý đánh giá trong xử lý và tiêu hủy chất thải.

- Pháp lý đánh giá trong phòng ngừa và ứng phó sự cố.

Trong đó, các văn bản pháp lý được trình bày trong luận văn thể hiện theo năm ban hành của văn bản nhằm giúp người đọc hình dung rõ hơn về tính mới và tính thống nhất giữa các văn bản pháp lý hiện hành, đặc biệt giúp các nhà quản lý có các định hướng về vòng đời của văn bản pháp lý kịp thời sửa chữa các văn bản pháp lý không phù hợp so với điều kiện thực tiễn. Các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý PCB được trình bày chi tiết dưới đây:

1.3.1. Cơ sở pháp lý đánh giá trong quản lý xuất nhập khẩu hóa chất, vật liệu, chất thải liên quan đến PCB tại việt nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý pcb tại việt nam, đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)