I THẾT BỊ ĐỆN
95 đã chứng minh được rằng nhiệt độ ≥ 1.200 P
3.2.2.2. Đánh giá khả năng công nghệ đáp ứng việc xử lý PCB tại Việt Nam
Phương pháp thiêu đốt ở nhiệt độ cao có ưu điểm là rất linh hoạt, có thể xử lý được tất cả các chất POP trong bất cứ môi trường nào, ở bất kỳ nồng độ nào và đạt hiệu suất tiêu huỷ cao (trên 99,99%). Tuy nhiên, do các thiết kế trước đây chưa đảm bảo về mặt an toàn và môi trường nên công nghệ này vẫn chưa được công chúng chấp nhận hoàn toàn. Các lò đốt hiện đại ngày nay đã có hệ thống khắc phục các nhược điểm của lò truyền thống. Lò đốt chuyên dụng đòi hỏi chi phí đầu tư xây dựng và vận hành lớn. Việt Nam có thể xem xét khả năng xuất khẩu chất thải PCB để tiêu huỷ ở các nước có công nghệ đốt tiên tiến hoặc tiến hành cải tạo, nâng cấp các lò đốt sẵn có trong nước thành các lò hiện đại đạt tiêu chuẩn.
Phương pháp đồng xử lý trong lò nung xi măng không tiêu huỷ được nhiều loại chất thải như lò đốt thông thường nhưng đòi hỏi chi phí đầu tư ít hơn do tận dụng được lò nung của các nhà máy xi măng sẵn có. Ngoài ra, phương pháp này còn rất kinh tế do tận dụng được nhiệt năng từ dầu chứa PCB để tiết kiệm nhiên liệu. Các chất cặn lắng sau quá trình đốt cũng có thể được dùng làm nguyên liệu sản xuất xi măng mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng xi măng và không gây hậu quả lâu dài nào về mặt môi trường. Việt Nam có thể áp dụng công nghệ này tại các nhà máy xi măng hiện đại (Holcim, Nghi Sơn, Tây Ninh, Hoàng Thạch, Chinfon...) nhưng hiện nay mới chỉ được thử nghiệm thành công tại công ty xi măng Holcim
100
Kiên Giang, đối với các lò xi măng khác cần đảm bảo lò nung của các nhà máy này có hệ thống xử lý khí phát thải đạt tiêu chuẩn.
Công nghệ BCD cũng có các ưu điểm như công nghệ thiêu đốt ở nhiệt độ cao (xử lý được mọi môi trường chất thải đạt hiệu suất cao) nhưng linh hoạt hơn hẳn vì có thể tiêu huỷ được PCB không kể theo khối lượng lớn hay nhỏ (từ 100 kg đến hàng chục tấn). Mặt khác, công nghệ này không tạo ra phụ phẩm độc hại (đioxin, furan) - vốn là vấn đề gây quan ngại nhất trong phương pháp đốt. BCD là công nghệ đã được kiểm chứng và có thể áp dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi vận hành yêu cầu nhân viên phải nắm rõ quy trình, có tay nghề cao và có quy trình bảo trì, bảo dưỡng tốt.
Cũng có khả năng tiêu huỷ PCB ở trong nhiều môi trường khác nhau và cho hiệu suất tiêu huỷ lớn nhưng công nghệ GPCR rất phức tạp và có chi phí cao. Mặt khác, do đây là phương pháp tiêu huỷ bằng pha khí nên yêu cầu các bước tiền xử lý hết sức phức tạp.
Tuỳ theo dạng chất thải, nồng độ chất thải và mục tiêu mong muốn đạt được sau xử lý, Việt Nam có thể xem xét các công nghệ xử lý khác như: Công nghệ ISV thích hợp để xử lý đất, nhưng chỉ nên dùng ở nơi ô nhiễm nặng và chất thải hỗn hợp. Công nghệ SWCO cần chi phí cao, vận hành phức tạp, thích hợp xử lý các chất POP có hàm lượng hữu cơ thấp (<20%). Công nghệ AOP thích hợp để xử lý nước và các dung dịch nước bị ô nhiễm nhưng vận hành phức tạp, có rủi ro phơi nhiễm đối với công nhân vận hành. Cũng là một công nghệ AOP nhưng công nghệ xúc tác quang hoá tăng cường sử dụng TiOR2R có nhiều ưu điểm hơn so với công nghệ AOP như tiêu huỷ được nhiều dạng chất thải (đất, nước, bùn, trầm tích), rủi ro cho con người và môi trường thấp. Tuy vậy, công nghệ này nên áp dụng để xử lý với quy mô nhỏ. Công nghệ khử natri cũng đạt hiệu suất tiêu huỷ cao nhưng phù hợp hơn cả để tiêu huỷ dầu khoáng máy biến áp và làm sạch các thiết bị điện.
Về chi phí xử lý, các công nghệ trên đều đã được thương mại hoá trên thế giới và có chi phí tiêu huỷ rất khác nhau ở các nước khác nhau. ví dụ, cùng một công nghệ thiêu đốt trong nhiệt độ cao ở các lò chuyên dụng nhưng chi phí tiêu huỷ dầu chứa PCB ở Phần Lan là 1.088 USD/tấn, ở Đức khoảng 476 USD/tấn, Thuỵ Sỹ 697
101
USD/tấn; hay phương pháp BCD, Plascon ở Ôtxtrâylia có chi phí khoảng 1.050 USD/tấn dầu, phương pháp GPCR ở Canada có chi phí khoảng 2.300 USD/tấn dầu.
Việt Nam có thể lựa chọn tiêu huỷ trong nước hoặc xuất khẩu ra nước ngoài. Cả hai phương án trên đều có những ưu điểm, hạn chế nhất định và đều cần tính đến chi phí tiêu huỷ (và chi phí vận chuyển), các rủi ro về bản thân công nghệ, xét từ góc độ an toàn, sức khoẻ, môi trường và rủi ro liên quan ở cả hai trường hợp.
Xuất khẩu chất thải PCB ra nước ngoài sẽ cho phép tiêu huỷ PCB ở các nước có công nghệ tiêu huỷ tiên tiến, đồng thời đảm bảo các vấn đề an toàn sức khoẻ và môi trường. Tuy nhiên, khi lựa chọn phương án này cần xét đến một số yếu tố như: Chi phí tiêu huỷ, chi phí và các rủi ro khi vận chuyển, các thủ tục xuất nhập khẩu (đặc biệt quan trọng khi xuất nhập khẩu chất thải nguy hại như PCB), điều kiện pháp lý để chất thải PCB từ Việt Nam được phép nhập khẩu sang các nước khác vì mục đích tiêu huỷ (như ký hiệp định giữa hai Chính phủ, tuân thủ các điều khoản trong Công ước Basel...).
Nếu lựa chọn tiêu huỷ trong nước, Việt Nam cần rà soát, đánh giá công nghệ nào đã có sẵn ở Việt Nam, công nghệ nào cần mua về, công nghệ nào Việt Nam có thể tự nghiên cứu ứng dụng. Tiêu huỷ trong nước sẽ tránh được các rủi ro liên quan đến vận chuyển và xuất khẩu chất thải xuyên biên giới, nhưng lại gặp một số thách thức về năng lực quản lý và vận hành công nghệ, về đảm bảo các quy trình bảo trì, bảo dưỡng, hoặc khó khăn trong đảm bảo cung cấp các điều kiện cần thiết để vận hành công nghệ một cách an toàn, hiệu quả (hoá chất, nguồn điện ổn định).
Về các công nghệ có sẵn trong nước, tuy còn hạn chế nhưng Việt Nam đã bước đầu đạt được một số thành công nhất định trong công nghệ xử lý chất thải hữu cơ khó phân huỷ nói chung. Năm 2001, Trung tâm Công nghệ Hoá học và Môi trường áp dụng quy trình ôxy hoá tiên tiến Perozone và Fenton để xử lý nước thải, kết hợp với phân huỷ sinh học để xử lý hoá chất bảo vệ thực vật tại Công ty Thuốc trừ sâu Sài Gòn, hiệu suất tiêu huỷ đạt trên 95%. Tiếp đến, năm 2003, nhóm các nhà khoa học Việt Nam phối hợp với Công ty Holcim tiến hành đốt thử nghiệm thành công thuốc trừ sâu quá hạn trong lò nung xi măng của công ty tại Hòn Chông (Kiên Giang), hiệu suất tiêu huỷ đạt trên 99,99%. Năm 2004, công nghệ Na-Tech cũng
102
được nghiên cứu và ứng dụng thử nghiệm tại Việt Nam và cho kết quả tương đối tốt khi xử lý dầu biến áp với nồng độ PCB không quá 10.000 mg/kg. Như vậy, Việt Nam có thể nghiên cứu, phát triển và khai thác các công nghệ sẵn có kể trên để xử lý lượng PCB trong nước.
Nếu lựa chọn nhập khẩu các công nghệ hiện đại để tiêu huỷ trong nước, Việt Nam cần đặt ra một số tiêu chí như: Giá cả hợp lý, tiêu huỷ được chất thải PCB ở nhiều môi trường khác nhau, phù hợp với hiện trạng ô nhiễm PCB ở Việt Nam, nhà cung cấp có trách nhiệm cao khi chuyển giao công nghệ và có các biện pháp bảo hành, bảo dưỡng kịp thời.
Mặc dù đứng giữa rất nhiều sự lựa chọn, nhưng quyết định giải pháp nào phù hợp nhất cho việc xử lý chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy là PCB nói riêng và các chất POP nói chung tại Việt Nam vừa để có thể triển khai rộng, phù hợp với điều kiện kinh tế trong nước mà vẫn giữ được yêu cầu tối quan trọng là không gây phát tán chất độc đioxin, furan hay các chất độc hại khác ra môi trường, đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Tuy nhiên các nhà khoa học cũng đã nhất trí cao rằng, cần sử dụng một bộ kết hợp nhiều công nghệ đồng thời mới có thể giải quyết được vấn đề. Điều quan trọng trước mắt là cần xác định được bộ tiêu chí lựa chọn công nghệ và có được kết quả điều tra cơ bản về số lượng cũng như sự phân bố, mức độ phân tán về POP tại các địa phương. Trên cơ sở đó, kết hợp với những nghiên cứu và đánh giá sâu về các công nghệ hiện tại và đặt trong điều kiện thực tế của nước ta khi đó mới hy vọng tìm ra được câu trả lời tối ưu về công nghệ thích hợp xử lý POP.
103