Xử lý và thải nước thải của quá trình tách nước sau xử lý.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý pcb tại việt nam, đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp (Trang 140 - 142)

Rửa đất là một trong các phương pháp phổ biến để xử lý ngoài. Phương pháp này đã được áp dụng ở Hoa Kỳ và ở Châu Âu. Công nghệ này bao gồm 2 giai đoạn chính: Tách hạt và rửa bằng nước. Các phương pháp bổ sung cho rửa bằng nước như là: Tác nhân tạo phức, axit, chất hoạt động bề mặt có thể được thêm vào để trợ giúp quá trình loại chất gây ô nhiễm, tách/phân tán hạt đất hoặc cả hai. Công nghệ này có triển vọng trong trường hợp hàm lượng cát trong đất và phù sa cao và là phương pháp hiệu quả về mặt chi phí. Tuy nhiên, có thể cần phải có sự quản lý các dòng phát thải.

Đóng rắn/cố định

Đóng rắn/cố định tại chỗ hay ngoài hiện trường có hiệu quả trong việc cố định các chất ô nhiễm và là một trong các công nghệ giải độc được sử dụng rộng rãi. Quá trình này bao gồm trộn vật liệu hoạt động với đất ô nhiễm để cố định chất ô nhiễm. Các chất ô nhiễm được liên kết chặt chẽ hoặc bị bao bọc trong khối bền vững (đóng

rắn) hoặc trải qua phản ứng hoá học với các tác nhân làm bền và mất tính linh động (cố định). Sự liên kết của chất ô nhiễm với trầm tích làm giảm độ linh động của chất ô nhiễm trong quá trình thấm vào đất. Một quá trình xử lý điển hình bao gồm giai đoạn đồng thể hóa chất xử lý sau đó trộn với tác nhân lỏng hoặc rắn trong thiết bị trộn. 3 dạng cụ thể được thử nghiệm trong khảo sát này bao gồm: xi măng, vôi và giai đoạn đóng rắn/cố định.

Đóng rắn là quá trình loại nước bằng các tác nhân đã chọn. Các vât liệu được sử dụng điển hình bao gồm xi măng, bụi lò, vôi/tro bay. Các nguyên liệu được sử dụng ở Đức và Pháp là bentonit và xi măng portland. Quá trình đóng rắn có độ bền vật lý nhưng không có độ bền hoá học cần thiết. Độ bền vật lý liên quan đến đặc tính kỹ thuật như khả năng chịu tải, bền khi di chuyển, khả năng thẩm thấu. Mặc dù công nghệ đóng rắn/cố định thường không được áp dụng đối với các chất ô nhiễm hữu cơ, nhưng công nghệ cố định vật lý lại có thể cố định chất ô nhiễm vì các chất ô nhiễm có xu hướng liên kết với các hạt nhỏ và các hạt này liên kết vật lý với khung rắn. Cố định hoá học là một phương pháp chuyển hóa hoá học chất ô nhiễm chống sự ngấm vào dung dịch. Bằng các phụ gia hoá học và thông qua kiểm soát pH và độ kiềm, độ tan của kim loại giảm khi có sự tạo thành phức kim loại, liên kết chelat, hoặc kết tủa tinh thể trong lòng chất rắn. Các anion khó liên kết dưới dạng các hợp chất không tan, nhưng có thể cố định bằng cách tạo ra các bẫy hóa học hoặc vị trí bắt giữ hóa học. Phương pháp ổn định hoá học các chất hữu cơ không đáng tin cậy. Phản ứng của các chất phụ gia sử dụng với trầm tích ô nhiễm thường không thể đoán trước do sự đa dạng của các chất ô nhiễm và nồng độ các chất trong môi trường ô nhiễm. Do vậy, cần phải tiến hành kiểm tra phòng thí nghiệm cần đối với trầm tích.

Đóng rắn/ổn định bằng xi măng - Quá trình này bao gồm trộn đất/trầm tích bị ô nhiễm với xi măng portland và các phụ gia khác để tạo thành khối rắn có cấu trúc đồng nhất cao. Các nguyên liệu chứa silic như tro bay có thể được sử dụng để cố định nhiều dạng chất ô nhiễm hơn so với xi măng đơn thuần. Phương pháp này hiệu quả nhất đối với các chất ô nhiễm kim loại và vô cơ.

vôi và tro bay để tạo quá trình xi măng hoá có độ bền kém. Quá trình ổn định bằng vôi bao gồm trộn đối tượng ô nhiễm với một lượng đủ vôi để nâng pH lên 12 hoặc cao hơn. Khi nâng pH xảy ra quá trình ôxy hoá các chất hữu cơ, phân huỷ vi khuẩn và khử mùi. Ổn định bằng vôi thường được sử dụng để xử lý bùn thải và thông thường hiệu quả đối với các chất ô nhiễm hữu cơ và nguồn vi khuẩn gây bệnh.

Quá trình cố định hoá học tiên tiến - Quá trình này dựa trên cơ sở sử dụng xi măng trong đó có sử dụng phụ gia (như sét ưa hữu cơ) để hoá rắn và ổn định chất thải và tăng cường liên kết hoá học giữa các chất ô nhiễm với nền xi măng. Ngược với các kỹ thuật cố đinh/ổn định, kỹ thuật này cần quá trình đào, xử lý, đổ trả lại đất sau xử lý, quá trình này có thể được thực hiện tại chỗ.

Hiệu xuất xử lý trung bình của quá trình đóng rắn/ổn định nằm trong khoảng

75-90%. Chi phí trung bình khoảng 125$/mP

3P P

. Chất thải sinh ra của quá trình xử lý là khối vật liệu chứa môi trường ô nhiễm được cố định. Khí phát thải là dòng thải

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý pcb tại việt nam, đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp (Trang 140 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)