2.2. TRÁCH NHI ỆM CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG QUẢN Lí HểA CHẤT (TRONG Để Cể PCB)
2.3.3. Công cụ pháp lý trong sử dụng hóa chất, vật liệu, chất thải liên quan PCB
2.3.3.1. Pháp lý trong Usử dụng hóa chấtUliên quan đến PCB
a. Cơ sở pháp lý hiện hành trong sử dụng hóa chất liên quan đến PCB
Theo Quyết định số 184/2006/QĐ - TTg ngày 10 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt kế hoạch quốc gia thực hiện công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, Việt Nam cam kết “Giảm lượng phát thải Polychlorinated Biphenyls (PCB) vào môi trường; loại bỏ việc sử dụng PCB trong các thiết bị, máy móc vào năm 2020 và tiêu hủy an toàn PCB vào năm 2028”.
Polychlorinated Biphenyls (PCB) là một trong những hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh được quy định tại Phụ lục II Nghị định
55
số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất (sau đây gọi tắt là Nghị định số 108/2008/NĐ-CP) và Nghị định 26/2011/NĐ-CP ngày 8/4/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định 26/20008/NĐ-CP. Theo Phụ lục, hóa chất này thuộc phạm vi quản lý của Bộ TN&MT.
Điều 7 Nghị định 108/2008/NĐ-CP Quy định cần có biện pháp quản lý, trang thiết bị an toàn, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống rò rỉ phát tán hóa chất và các sự cố hoá chất khác theo quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy, Luật Hóa chất và các quy chuẩn kỹ thuật cụ thể khác đối với từng loại hóa chất, thiết bị sử dụng trong cơ sở sản xuất, kinh doanh. Có trang thiết bị kiểm soát, thu gom và xử lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000 trước ngày 31 tháng 12 năm 2010.
Điều 12 Nghị định 108/2008/NĐ-CP chỉ quy định chung về điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh, theo đó “Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất, sản phẩm hoá chất hạn chế kinh doanh theo các ngành nghề tương ứng ngoài việc đảm bảo các điều kiện đã nêu từ Điều 7 đến Điều 11 Chương III Luật Hóa chất, còn phải đảm bảo các điều kiện về quy hoạch; điều kiện hạn chế kinh doanh; các điều kiện về an ninh, quốc phòng hay an toàn, trật tự xã hội khác quy định tại Luật Dược, Luật Phòng, chống ma túy và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan”.
- Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV của Bộ TN&MT và Bộ Nội vụ ngày 15/7/2008 về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND) trong việc quản lý nhà nước về tài nguyờn và mụi trường, trong đú cũng chỉ rừ trỏch nhiệm của Sở TN&MT ban hành Chứng nhận đủ điều kiện về BVMT đối với cơ sở kinh doanh.
b. Xử lý vi phạm trong thanh tra sử dụng hóa chất liên quan đến PCB
Theo Điều 16 Nghị định 90/2009/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất Hành vi vi phạm quy định về cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh hóa chất, mức xử lý vi phạm từ 2 triệu
56
đồng đến 40 triệu đồng, trong đó hành vi thấp nhất giao động từ 2 triệu đến 3 triệu đồng đối với việc sản xuất, kinh doanh cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm chưa bảo đảm điều kiện về khoảng cách an toàn, yêu cầu kỹ thuật an toàn trong cất giữ, bảo quản hóa chất và cao nhất là từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với tổ chức, cá nhân không có biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất hoặc kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định của Luật Hóa chất. Ngoài ra, yêu cầu khắc phục sai sót đảm bảo các yêu cầu cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh hóa chất theo quy định của Luật Hóa chất.
2.3.3.2. Pháp lý trong Usử dụng vật liệuU có liên quan đến PCB
a. Cơ sở pháp lý hiện hành trong sử dụng vật liệu liên quan đến PCB
Chưa có quy định cụ thể chi tiết cho việc sử dụng vật liệu, thiết bị có liên quan đến PCB. Tuy nhiên theo Quyết định 184/2006/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng chính phủ, Tổng cục Môi trường (TCMT), Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT) đang nỗ lực tăng cường hợp tác với các bên, đặc biệt là Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp (Cục ATMT) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Bộ Công thương (Bộ CT), thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch
“Giảm thiểu phát thải PCB vào môi trường, loại bỏ việc sử dụng PCB trong các thiết bị, máy móc từ nay đến năm 2020 và tiêu huỷ an toàn PCB đến năm 2028”.
b. Xử lý vi phạm trong thanh tra sử dụng vật liệu liên quan đến PCB
Chưa có các văn bản pháp lý riêng áp dụng trong việc thanh tra về sử dụng vật liệu liên quan đến PCB. Do đó việc sử dụng các loại vật liệu (máy biến thế, điện chứa dầu,..) tại các doanh nghiệp vẫn do ngành quản lý. Ví dụ Tập đoàn Điện lực Việt Nam tự quản lý các máy móc thiết bị, vật liệu trong quá trình sử dụng.
Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sử dụng vẫn được áp dụng theo Nghị định số 117/2009/NĐ-CP, cụ thể là:
Xử lý vi phạm khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được áp dụng theo Điều 3 của Nghị định này hoặc áp dụng theo Điều 4 đối với các đối tượng gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong quá trình hoạt động. Trên cơ sở căn cứ vào Điều 6 của
57
Nghị định để xác định hành vi vi phạm hành chính, mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
2.3.3.3. Pháp lý trong Usử dụng chất thảiUliên quan đến PCB
a. Cơ sở pháp lý hiện hành trong sử dụng chất thải liên quan đến PCB
Theo Khoản 2 Điều 66 của Luật Bảo vệ môi trường quy định chất thải phải được xác định nguồn thải, khối lượng, tính chất để có phương pháp và quy trình xử lý thích hợp với từng loại chất thải. Theo đó quy định tại QCVN 07/2009 về ngưỡng giới hạn quy định nồng độ PCB > 5mg/kg được xem như là chất thải nguy hại. và được xử lý theo quy định tại thông tư 12 đối với các mã cấp phép về xử lý chất thải nguy hại.
Khoản 3 Phụ lục 7 Thông tư 12/2011/TT-BTNMT quy định: 3.6. Chất thải lỏng có PCB, các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ thải thuộc đối tượng quản lý của Công ước Stockholm và các thành phần nguy hại hữu cơ halogen khác (vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT) phải được chứa trong các bao bì cứng hoặc thiết bị lưu chứa đặt trên các tấm nâng và không xếp chồng lên nhau.
Khoản 3.3 Phụ lục 8 Thông tư 12/2011/TT-BTNMT quy định Thiết bị điện, điện tử (ví dụ máy biến thế, tụ điện...) thải: Chỉ được phân loại, áp mã theo loại CTNH có PCB khi có hàm lượng tuyệt đối của PCB trong ít nhất một chất thải thành phần (bộ phận hoặc vật liệu cấu thành, ví dụ dầu cách điện) vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT. Và khoản 3.4. Dầu, hoá chất hoặc dung môi thải: Chỉ được phân loại, áp mã theo loại CTNH có gốc halogen hữu cơ hoặc có thành phần halogen hữu cơ (đặc biệt là cơ clo như PCB) nếu hàm lượng tuyệt đối của ít nhất một thành phần halogen hữu cơ vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT.
Bảng 2.2: Các mã chất thải có chứa PCB được quy định cấp phép xử lý
Mã Loại chất thải
11 08 02 Các chất thải xây dựng và phá dỡ có PCB (ví dụ chất bịt kín có PCB, chất rải sàn gốc nhựa có PCB, tụ điện có PCB)
58
15 01 04 Phương tiện giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường không hết hạn sử dụng (bao gồm cả các thiết bị ven đường) và chất thải từ quá trình phá dỡ, bảo dưỡng phương tiện giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường không: Các thiết bị, bộ phận đã qua sử dụng có PCB
15 02 04 Phương tiện giao thông vận tải đường thuỷ hết hạn sử dụng và chất thải từ quá trình phá dỡ, bảo dưỡng phương tiện giao thông vận tải đường thuỷ: Các thiết bị, bộ phận đã qua sử dụng có PCB 17 01 01 Dầu thuỷ lực thải có PCB
17 03 01 Dầu truyền nhiệt và cách điện thải có PCB 19 02 01 Máy biến thế và tụ điện thải có PCB
19 02 02 Các thiết bị điện thải khác có hoặc nhiễm PCB
Do đó, đối với các loại chất thải (dầu thải, thiết bị chứa dầu,…) khi được xác định về nồng độ PCB ở ngưỡng < 5mg/kg sẽ được áp dụng xử lý/tái chế theo quy định tại thông tư 12/2011/TT-BTNMT về quy định quản lý chất thải nguy hại.
b. Xử lý vi phạm trong thanh tra sử dụng vật liệu là chất thải liên quan đến PCB.
Theo Nghị định số 117/2009/NĐ-CP quy định vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định tại Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Trong đó có: Các hành vi gây ô nhiễm môi trường; Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải; Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường và các hành vi vi phạm các quy định khác về bảo vệ môi trường. Theo đó, đối với các hành vi bán/thanh lý các thiết bị vật liệu không xác định về nồng độ chất thải theo yêu cầu tại Khoản 2 điều 66 của Luật bảo vệ Môi trường, sẽ được căn cứ xác định xử lý vi phạm theo Điều 3 Nghị định 117/2009/NĐ-CP về vi phạm hành chính do cố ý hoặc vô tình, các mức xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường từ cảnh cáo đến phạt tiền lên tới 500 triệu đồng tùy vào từng mức độ vi phạm có thể
59
áp dụng các hình thức như Tước quyền sử dụng đối với Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, Giấy phép hành nghề vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại, Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề có nội dung liên quan về bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là giấy phép, chứng chỉ hành nghề) và buộc phải khắc phục hậu quả do mình gây ra.
Trên đây là các quy định chung về xử lý vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường, riên đối với xử lý vi phạm trong thanh tra sử dụng vật liệu là chất thải có PCB hiện chưa có quy định chi tiết cụ thể cho vấn đề này.
2.3.4. Công cụ pháp lý trong vận chuyển hóa chất, vật liệu, chất thải liên quan