KHUNG PHÁP LUẬT TRONG THANH TRA QUẢN LÝ HÓA CHẤT (BAO GỒM PCB)

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý pcb tại việt nam, đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp (Trang 54 - 57)

35 TT Ký hiệu mẫu

KHUNG PHÁP LUẬT TRONG THANH TRA QUẢN LÝ HÓA CHẤT (BAO GỒM PCB)

HÓA CHẤT (BAO GỒM PCB)

Khung pháp luật

thanh tra trong xuất,

nhập khẩu

Khung pháp luật trong thanh tra

lưu giữ

Khung pháp luật trong thanh tra

sử dụng

Quy định về hóa chất

Khung pháp luật trong thanh tra

vận chuyển

Khung pháp luật trong

thanh tra xử lý

Quy định về vật

liệu Quy định về chất thải

41

thủ công ước Bazel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng theo quy định tại phụ lục 5 của Công ước. Phụ lục 5 gồm 2 phần, phần A quy định đăng ký xuất khẩu CTNH, phần B quy định nội dung hồ sơ vận chuyển xuyên biên giới.

- Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28/06/2010 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP lại chỉ quy định đối với Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp. Như vậy, đối với PCB thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh không áp dụng quy định riêng về điều kiện và thủ tục nhập khẩu theo Thông tư này.

Trong khi Bộ TN&MT chưa có các quy định hướng dẫn riêng về quản lý đối với PCB để thực hiện Nghị định 108/2008/NĐ-CP, thì điều kiện nhập khẩu PCB và quy trình thủ tục nhập khẩu PCB vẫn tuân theo các quy định chung như sau:

+ Đối với việc nhập khẩu PCB dưới dạng hóa chất và hợp chất chứa PCB.

Thông tư số 01/2006/TT-BCN ngày 11/4/2006 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn việc quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất độc hại và sản phẩm có hóa chất độc hại, tiền chất ma tuý, hóa chất theo tiêu chuẩn kỹ thuật thuộc dạng quản lý chuyên ngành của Bộ Công nghiệp (sau đây gọi tắt là Thông tư số 01/2006/TT- BCN), quy định rõ tại Phụ lục số 3 của Thông tư, Danh mục hóa chất độc hại và sản phẩm hóa chất độc hại bao gồm PCB (Polychlorin hóa biphenyl) và các hợp chất chứa PCB. Theo văn bản này thì thương nhân người nhập khẩu hóa chất độc hại để kinh doanh phải có Chứng nhận đảm bảo điều kiện an toàn về môi trường trong kinh doanh hóa chất ban hành bởi Sở TN&MT theo quy định của Bộ TN&MT.

Thông tư số 01/2006/TT-BCN đã bị thay thế bởi Thông tư số 10/2006/TT- BCN ngày 01/12/2006 sửa đổi Khoản 3 Mục II Thông tư số 01/2006/TT- BCN, theo đó “Thương nhân nhập khẩu hóa chất độc hại và sản phẩm có hóa chất độc hại thuộc danh mục nhập khẩu có điều kiện trong Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này, để kinh doanh, phải thường xuyên bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện”.

42

Quyết định số 05/2006/QĐ-BCN ngày 07/4/2006 của Bộ Công nghiệp về việc công bố Danh mục hóa chất cấm xuất khẩu (sau đây gọi tắt là Quyết định số 05/2006/QĐ-BCN) và Quyết định số 40/2006/QĐ-BCN ngày 01/12/2006 của Bộ Công nghiệp bổ sung Danh mục hóa chất cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 05/2006/QĐ - BCN, trong đó PCB không được nhắc đến trong các quyết định này.

b. Xử lý vi phạm trong nhập khẩu hóa chất liên quan đến PCB

Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/02/2009 sửa đổi bổ sung một số Điều Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ có quy định về việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan: “Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đủ điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật”. Bên cạnh việc bị phạt tiền, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung hoặc biện pháp khắc phục hậu quả là buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam tại cửa khẩu nhập hoặc đình chỉ xuất khẩu.

Điều 15 khoản 6 Nghị định số 31/2007/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) quy định "Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất nguy hiểm khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép xuất, nhập khẩu". Trong khi đó tại Điều 9 khoản 4 Nghị định số 90/2009/NĐ-CP (đang còn hiệu lực) thì lại quy định "Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển quá cảnh hóa chất nguy hiểm khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép xuất, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển quá cảnh".

Nhận xét: Rõ ràng là với cùng một hành vi vi phạm pháp luật mà chế tài xử phạt được quy định vào năm 2009 lại có mức thấp hơn so với chế tài xử phạt được quy định vào năm 2007 cho thấy tính răn đe đối với vi phạm pháp luật về xuất nhập khẩu hóa chất nguy hiểm nói chung, PCB nói riêng giảm đi rõ rệt. Điều này được cho là sẽ gây hiệu ứng tâm lý không tốt đối với cả đối tượng nhập khẩu hóa chất nguy hiểm và người thừa hành pháp luật trong lĩnh vực này vì cho rằng ngay trong các quy định của pháp luật đã ngày càng xem nhẹ việc hóa chất nguy hiểm nhập vào Việt Nam.

43

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý pcb tại việt nam, đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp (Trang 54 - 57)