Khuyến nghị với Tổng Cục Hải Quan:

Một phần của tài liệu Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở việt nam (Trang 182 - 187)

Chương 4Chương

4.4.3Khuyến nghị với Tổng Cục Hải Quan:

Đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa trong lĩnh vực hải quan.

Trong bối cảnh triển khai công cuộc cải cách thủ tục hành chính hiện nay, Tổng cục Hải quan xác định cải cách, hiện đại hóa Hải quan là một đòi hỏi tất yếu từ thực tiễn phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập của đất nước, đồng thời xuất phát từ thực trạng, nguồn lực quản lý của ngành Hải quan. Trọng tâm là cải cách thủ tục hải quan dựa trên phương pháp quản lý hải quan hiện đại theo hướng tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ và cam kết quốc tế, ứng

dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin. Để thực hiện tốt cải cách thủ tục hành

chính, hiện đại hóa hải quan cần:

- Tập trung đầu tư, hiện đại hóa các trụ sở làm việc, đầu tư các trang thiết bị kỹ thuật, công cụ hỗ trợ; hạ tầng truyền thông và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho các mặt hoạt động cơ quan hải quan.

- Đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương nhằm chia sẻ kinh nghiệm về cải cách, hiện đại hóa, phương pháp, kỹ thuật quản lý hiện đại hóa hải quan.

- Tìm kiếm, vận động các dự án hỗ trợ kỹ thuật, viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế và các nước phục vụ cho quá trình cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành.

- Bên cạnh đó, cần có chiến lược tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hiệu quả. Yếu tố con người là một trong những tiền đề quan trong cho sự thành công của cải cách, hiện đại hóa lĩnh vực hải quan. Muốn vậy, bên cạnh đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, Tổng cũng hải quan cũng cần có những chính sách, cơ chế đãi ngộ khen thưởng cho lực lượng KTSTQ về TGHQ. Nên thành lập các quỹ hỗ trợ KTSTQ để nhằm mục đích phục vụ cho công tác KTSTQ nói chung và KTSTQ về TGHQ nói riêng như: mua tin phục vụ cho công tác KTSTQ về TGHQ, mua các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác KTSTQ về TGHQ, thưởng các cá nhân trong và ngoài Ngành có thành tích trong việc phối hợp KTSTQ về TGHQ… Đồng thời với quy định chế độ ưu đãi, khen thưởng cụ thể, Tổng Cục hải quan phải có những quy định kỷ luật nghiêm khắc đối với những cán bộ hải quan làm công tác KTSTQ về TGHQ có hành vi trái pháp luật, gây tổn hại cho doanh nghiệp hoặc có hành vi tiêu cực cấu kết với doanh nghiệp để làm sai lệch kết quả KTSTQ về TGHQ.

Xây dựng chuẩn mực kiểm tra sau thông quan.

Tổng cục Hải quan cần nhanh chóng xây dựng chuẩn mực kiểm tra sau thông quan. Điều đó đòi hỏi quá trình thực hiện KTSTQ của cơ quan hải quan được tiến hành dựa trên cơ sở các chuẩn mực, với phương pháp tiếp cận khoa học, đảm bảo tính chính xác, trung thực và khách quan. Hệ thống chuẩn mực kiểm tra sau thông quan là cơ sở cần thiết để các bên có liên quan có nghĩa vụ phải thực hiện. Việc tuân thủ các chuẩn mực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ KTSTQ đảm bảo cho quá trình này được tiến hành khách quan, khoa học, tuân thủ các quy định của pháp luật, đảm bảo cho kết quả KTSTQ có độ chính xác cao, có cơ sở pháp lý tin cậy, phục vụ cho việc đánh giá tính tuân thủ, đảm bảo hệ thống thanh tra, kiểm tra của cơ quan hải quan và cơ quan Nhà nước khác có thẩm quyền thực thi có hiệu quả, tránh chồng chéo gây cản trở cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

Tăng cường đào tạo kỹ năng KTSTQ về TGHQ, trong đó chú trọng kỹ năng về kế toán, kiểm toán, phát hiện gian lận thương mại.

Nếu các doanh nghiệp có hành vi gian lận trị giá hải quan qua chứng từ thương mại và chứng từ ngân hàng thì chắc chắn họ sẽ chỉnh sửa chứng từ kế toán để tạo ra nguồn tiền mặt thanh toán không chính thức cho bên mua. Vì thế phải có am hiểu về chứng từ trên mới có thể phát hiện ra được những hành vi gian lận của doanh nghiệp, do dó, nâng cao các kỹ năng kiểm tra chứng từ trong đó kỹ năng về kế toán, kiểm toán luôn phải được quan tâm đào tạo cho cán bộ thực hiện KTSTQ về TGHQ.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục kiểm tra phát hiện những hình thức vi phạm gian lận thương mại trong lĩnh vực khai báo trị giá hải quan, trong đó bao gồm cả hành vi chuyển giá. Ở Việt Nam, các hành vi chuyển giá diễn ra khá đa dạng và tương đối phức tạp. Hoạt động này được các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư sử dụng để giảm nghĩa vụ nộp thuế, gia tăng lợi ích cục bộ. Xét tổng thể, chuyển giá không những tạo ra rủi ro cho doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh, ảnh hưởng đến chính sách quản lý và điều hành nền kinh tế của Chính phủ. Vì thế, chuyển giá là hoạt động cần phải được ngăn chặn. Chính vì vậy, cơ quan Hải quan phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với trị giá tài sản góp vốn là máy móc, thiết bị nhập khẩu để ngăn ngừa tình trạng chuyển tiền qua việc khai tăng trị giá vốn góp là các hàng hoá nhập khẩu như hiện nay. Trên cơ sở thông tin dữ liệu hiện có của ngành thuế, cần khẩn trương rà soát lại các doanh nghiệp FDI, các tập đoàn kinh tế kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực để xác định các đầu mối doanh nghiệp là các bên liên kết, làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch, xác định rõ phạm vi cần tiến hành các cuộc kiểm tra, thanh tra đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm theo nội dung yêu cầu của chuyên đề chống chuyển giá. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động chuyển giá, trong đó chú trọng công tác kiểm tra sau thông quan.

4.3.4.2. Hoàn chỉnh chế độ và áp dụng thành công quản lý Doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt.

Khái niệm doanh nghiệp ưu tiên và chương trình doanh nghiệp ưu tiên gắn liền với khung tiêu chuẩn về an ninh, tạo thuận lợi cho thương mại toàn cầu trên đã được WCO thông qua năm 2005. Một trong những mục tiêu của Khung tiêu chuẩn WCO là tăng cường sự hợp tác giữa Hải quan – Doanh nghiệp. Đồng thời, một trong bốn nhân tố chính của Khung tiêu chuẩn là chỉ ra những ưu đãi Hải quan dành cho các doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu tối thiểu của an ninh dây chuyền cung ứng và chấp hành tốt pháp luật hải quan. Theo đó, doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt (AEO - Authorized Economic Operator) được định nghĩa là một bên tham gia vào hoạt động lưu chuyển hàng hóa quốc tế, được cơ quan Hải quan công nhận tuân theo những tiêu chuẩn của WCO hoặc những tiêu chuẩn an ninh dây chuyền cung ứng tương đương.

Triển khai AEO hiện nay đang là một chương trình hàng đầu của hải quan nhiều nước. Hoàn chỉnh chế độ và áp dụng thành công chương trình” Doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt” sẽ nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về Hải quan, tạo thuận lợi thương mại và khuyến khích doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật mối quan hệ đối tác giữa Hải quan và doanh nghiệp càng ngày càng được coi trọng và phát triển.

Xác định đây là công việc lâu dài, có tầm quan trọng trong công tác kiểm tra sau thông quan về trị giá Hải quan, Tổng Cục Hải quan cần có những giải pháp và định hướng cụ thể để tiếp tục triển khai chương trình AEO phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và điều kiện đặc thù của Việt nam. Qua đó, có chế độ đối xử phù hợp như tạo điều kiện cho doanh nghiệp chấp hành tốt, tập trung được nguồn lực kiểm tra đối với những đối tượng có nhiều rủi ro cao có khả năng vi phạm, gian lận, trốn thuế… Bên cạnh đó, cần có bộ phận chuyên trách đảm nhiệm vận hành chương trình này, không làm một cách tạm thời

như hiện nay. Tổng cục Hải quan cần bố trí các bộ phận chuyên trách cấp phòng, ở địa phương, tùy theo số lượng và quy mô các AEO để thành lập cấp đội hoặc tổ trực thuộc chi cục KTSTQ. Nghiên cứu cụ thể việc xây dựng tổ chức bộ máy triển khai, thực hiện chế độ này. Nghiên cứu chương trình AEO của các nước để từ đó tìm ra những bài học kinh nghiệm áp dụng cho Hải quan Việt Nam…

Một phần của tài liệu Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở việt nam (Trang 182 - 187)